Xác định nguyên nhân thảm kịch Kanjuruhan: Cảnh sát là tác nhân chính
Việc cảnh sát ném hơi cay ở sân Kanjuruhan là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thảm kịch khiến 132 người thiệt mạng. 10 cảnh đã bị đình chỉ, 3 trong số đó bị điều tra.
Theo kết quả điều tra của Liên hiệp điều tra độc lập được gửi tới Tổng thống Indonesia Joko Widodo, lực lượng cảnh sát bị quy trách nhiệm khi để xảy ra thảm kịch ở sân Kanjuruhan, khiến 132 người thiệt mạng và 580 người bị thương.
Chủ tịch Liên hiệp điều tra độc lập Mohammad Mahfud Mahmodin thông báo kết quả điều tra: “Chúng tôi xác nhận rằng việc cảnh sát ném hơi cay ở sân Kanjuruhan là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới vụ việc này”.
Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia Indonesia là đơn vị trực tiếp giám định lượng hơi cay và chất độc có trong bình xịt và lựu đạn của cảnh sát. “Dù kết quả có như thế nào, chắc chắn việc cảnh sát sử dụng hơi cay đã gây ra thảm kịch,” - ông Mahfud, người cũng giữ chức Bộ trưởng điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Indonesia nói tiếp.
Liên hiệp điều tra độc lập cũng phát hiện nhiều sự thật thảm khốc diễn ra bên trong sân vận động Kanjuruhan ngày 1/10. “Chúng tôi đã khôi phục 32 camera giám sát an ninh ở sân vận động. Nhiều trường hợp kinh hoàng hơn những gì được kể trên tivi,” - ông Mahfud tiết lộ. “Có 2 người nằm tay nhau để ra khỏi sân vận động và sau đó 1 người bị mắc kẹt. Người kia quay lại cứu bạn và cả 2 bị dẫm đạp. Khi một người ngừng thở, bạn cậu ấy đã hô hấp nhân tạo nhưng rồi cả hai hít phải khí hơi cay nên thiệt mạng”.
Tổng cộng 10 cảnh sát đã bị đình chỉ nhiệm vụ sau khi thảm kịch xảy ra. Những người này trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm soát bạo loạn nhưng càng khiến vụ việc trở nên trầm trọng hơn.
Có 6 người bị coi là nghi phạm gây ra thảm kịch 131 người thiệt mạng tại Kanjuruhan, 3 trong số đó là cảnh sát. Một cảnh sát này được cho là đã ra lệnh ném hơi cay về phía đám đông bạo loạn, trực tiếp gây ra việc các cổ động viên dẫm đạp lên nhau, một người chịu trách nhiệm về việc không ngăn cấm hành động của cấp dưới.
FIFA không áp dụng hình phạt nào cho bóng đá Indonesia sau khi để xảy ra thảm kịch trên sân Kanjuruhan. Tuy nhiên, chính phủ nước này sẽ hợp tác cùng LĐBĐ châu Á (AFC) và FIFA để cải thiện khâu quản lý các trận đấu bóng đá ở xứ Vạn đảo. CLB Arema nhận án phạt nặng khi không được tổ chức các trận đấu trên sân nhà tới hết năm 2022 cùng với số tiền lớn.
Chanathip Songkrasin: Bóng đá trẻ Thái Lan ngày càng sa sút dù có điều kiện hơn trước
Đội trưởng ĐT Thái Lan, Chanathip Songkrasin mới đây đã có những trải lòng sau khi chứng kiến lứa trẻ Thái Lan liên tục thất bại ở các giải đấu quốc tế.
Giải VĐQG Indonesia lên lịch ngày trở lại hậu thảm kịch 131 người chết
Sau khi phải tạm dừng vì thảm kịch bạo loạn trên sân Kanjuruhan vào ngày 1/10, giải VĐQG số 1 Indonesia (Liga 1) mùa 2022/23 nhiều khả năng sẽ trở lại vào cuối tháng 11.
LĐBĐ Indonesia thừa nhận trách nhiệm về vụ bạo loạn Kanjuruhan
Trong cuộc họp với FIFA và AFC vào hôm nay (13/10), chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI) ông Mochamad Iriawan đã thừa nhận toàn bộ trách nhiệm khi để xảy ra thảm kịch Kanjuruhan ngày 1/10.