Khi Thái Lan "sợ" nhất bảng
Việt Nam nhì bảng B đấu đội nhất bảng A là Thái Lan. Cặp đấu còn lại diễn ra giữa Singapore và Indonesia. 23 năm đã trôi qua kể từ khi Tiger Cup 98 khép lại, nhưng dư âm về nó vẫn còn ám ảnh hàng triệu người hâm mộ bóng đá. Với Việt Nam, họ vẫn chưa thể quên trận thua ngay trên sân nhà, khi tấm lưng hậu vệ Sasi Kumar mang về bàn thắng duy nhất cho Singapore ở chung kết. Còn trong mắt CĐV bóng đá trung lập, họ đã phải chứng kiến một trong những trận đấu hài hước nhất lịch sử.
Sân Thống Nhất, ngày 31/8/1998, bảng A Tiger Cup 98. Myanmar giành chiến thắng 5-2 trước Philippines, nhưng họ vẫn phải chờ kết quả trận đấu còn lại giữa Indonesia và Thái Lan để biết liệu mình có giành vé lọt vào trận bán kết hay không. Cục diện bảng B đã ngã ngũ 1 ngày trước đó khi Singapore giành ngôi nhất bảng, còn chủ nhà Việt Nam đứng nhì bảng.
Trước khi bước vào trận đấu với Indonesia, Thái Lan đang có 4 điểm, bằng với Myanmar. Nếu thua Indonesia, họ sẽ sớm phải về nước; bù lại một kết quả hòa cũng đủ giúp cho đội tuyển xứ chùa tháp lọt vào vòng bán kết, còn 3 điểm lấy từ tay Indonesia sẽ giúp họ đứng nhất bảng. Ở chiều ngược lại, Indonesia đã có vé vào vòng loại trực tiếp sau 2 trận toàn thắng, và họ chỉ cần hòa là đứng nhất bảng.
Nhưng điều quan trọng là cả Thái Lan lẫn Indonesia lại... không muốn đứng nhất bảng. Lý do đằng sau việc không ai muốn đứng nhất là một câu chuyện dở khóc dở cười. Tại Tiger Cup 98, bảng A đá tại sân Thống Nhất (TPHCM), còn bảng B đá ở sân Hàng Đẫy (Hà Nội). Việc đội tuyển Việt Nam đứng nhì bảng B giúp thầy trò HLV Alfred Riedl tiếp tục đá trận bán kết với đội nhất bảng A tại Hà Nội. Trong khi đó, Singapore phải hành quân vào Nam đá bán kết với đội nhì bảng A.
Video trận đấu giữa Indonesia và Thái Lan
Nói cách khác, Indonesia và Thái Lan chỉ muốn đi tiếp với tư cách nhì bảng để không phải sớm ra Hà Nội thi đấu, đồng thời tránh chạm trán sớm với đội chủ nhà. Đó là nguyên nhân khiến Thái Lan vào sân với mục tiêu chỉ lấy 1 điểm, còn Indonesia sẵn sàng đón nhận một trận thua! Mục tiêu kỳ quặc của 2 đội đã biến trận đấu diễn ra trên sân Thống Nhất trở thành màn trình diễn hài hước có một không hai trong lịch sử bóng đá thế giới.
Trò hề của Thái Lan và Indonesia
Nếu lên YouTube gõ tìm kiếm video tóm tắt trận đấu giữa Indonesia và Thái Lan tại Tiger Cup 98, chúng ta sẽ tìm lại được một bản tin của đài BBC (Anh) với bình luận "Farce" (trò hề). Đó là một trong những dịp hiếm hoi bóng đá Đông Nam Á được lên sóng truyền hình quốc tế ở thập niên 90. Thái Lan giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 3-2, nhưng cái cách họ có 3 điểm để đứng ngôi nhất bảng thực sự là một kịch bản cười ra nước mắt.
Chương trình Football Focus của đài BBC vào ngày 5/9/1998 thảo luận về trận đấu khét tiếng phi thể thao diễn ra vào ngày 31/8/1998 giữa hai đội tuyển Indonesia và Thái Lan. Tại đó, những thước phim ghi lại cho thấy cả 2 đội tuyển đã tìm mọi cách để... thua trong trận đấu quyết định ngôi đầu bảng A. Như đã nói ở trên, họ làm vậy để không phải sớm hành quân ra Hà Nội đối đầu đội chủ nhà Việt Nam.
Bình luận viên BBC gọi trận đấu là trò hề
Ở 45 phút đầu tiên của trận đấu, cả Indonesia và Thái Lan thậm chí còn chẳng buồn xông lên tấn công khung thành đối phương mỗi khi một trong 2 đội có bóng. 5000 khán giả trên sân Thống Nhất ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra trong toan tính của 2 cường quốc bóng đá Đông Nam Á. Họ chỉ chuyền qua chuyền lại, thậm chí... cố ý đá bóng sang cho đối phương, rồi chờ tiếng còi kết thúc hiệp 1 vang lên.
Bước sang hiệp 2, những gì Indonesia và Thái Lan thể hiện còn phản thể thao tới mức khiến người xem chướng tai gai mắt. Indonesia 2 vươn lên dẫn trước, nhưng sau đó Thái Lan đều gỡ hòa rất nhanh chóng. Đội tuyển xứ chùa tháp làm được như vậy không phải vì họ nỗ lực và quyết tâm, mà vì Indonesia mở toang khung thành tạo cơ hội cho đối thủ ghi bàn.
Mỗi pha lên bóng của Thái Lan hay Indonesia đều diễn ra trong cảnh cầu thủ tấn công nhiều hơn phòng ngự. Bên phía Indonesia, thủ môn đội tuyển xứ vạn đảo còn chạy lên điều phối bóng ở vòng tròn giữa sân mà chẳng chịu chạy về. Anh ta biết làm vậy cũng không sợ thủng lưới, bởi Thái Lan không muốn ghi bàn giành chiến thắng. Nhưng đỉnh cao của trò hề được 2 đội tuyển thực hiện không dừng lại ở đó.
10 phút cuối trận, Indonesia đưa bóng về ban bật ngay trước vòng cấm. Các cầu thủ Thái Lan lập tức dâng cao dồn ép, sẵn sàng cướp bóng, nhưng họ làm thế không phải vì muốn ghi bàn lội ngược dòng. Bằng một cách nào đó, Thái Lan cảm nhận được Indonesia sẵn sàng đá phản lưới nhà để nhận một trận thua, vậy nên họ dâng lên nhằm phòng ngự hộ đối thủ.
Trong vòng cấm Indonesia luôn có 4-5 cầu thủ Thái Lan đứng sẵn ngăn Indonesia đá phản lưới nhà. Chiến thuật lạ lùng đó khiến người xem truyền hình không thể nhận biết rõ cầu môn bên phải màn ảnh nhỏ là của Indonesia hay Thái Lan nếu xem từ giữa trận đấu. Nhưng mọi nỗ lực của Thái Lan cuối cùng cũng không thể ngăn Indonesia đá phản lưới nhà thành công!
Phút 90, đội trưởng đội tuyển Indonesia là Mursyid Effendi đã lãnh trách nhiệm xấu xí nhất của toàn đội: Đá phản lưới nhà. Cú sút tung lưới đồng đội của Mursyid đã giúp đội tuyển xứ vạn đảo đạt được kết quả như ý muốn là đứng nhì bảng A. Họ tiếp tục được thi đấu trên sân Thống Nhất ở vòng bán kết, còn Thái Lan phải hành quân ra ngoài Hà Nội đụng độ chủ nhà Việt Nam.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Tại vòng bán kết Tiger Cup 98, cả Thái Lan lẫn Indonesia đều bị loại chứ không thể lọt vào trận đấu cuối cùng như mong muốn. Thái Lan thua thảm Việt Nam 0-3, còn Indonesia bị Singapore đánh bại 2-1. Họ gặp lại nhau ở trận tranh hạng 3 trên sân Thống Nhất, và lần này cả 2 mới chơi hết sức. Tỷ số hòa 3-3 đưa trận đấu vào loạt đá luân lưu, với chiến thắng 5-4 thuộc về Indonesia. Tuy nhiên, mọi chuyện không dừng lại ở đó.
Trò hề của Indonesia và Thái Lan chỉ mất vài ngày để đến tai các quan chức FIFA. Tổ chức này quyết không nương nhẹ với các hành vi phi thể thao một cách ngang nhiên như vậy trên sân cỏ, thế nên họ ra án phạt 40.000 USD cho mỗi đội tuyển. Về phần Mursyid Effendi, người chủ động đá phản lưới nhà, anh bị cấm thi đấu ở giải vô địch quốc gia Indonesia trong 1 năm, đồng thời bị cấm thi đấu ở cấp độ quốc tế đến hết đời.
23 năm đã trôi qua kể từ trận đấu đầy tai tiếng đó, Thái Lan đã khỏa lấp màn trình diễn đáng thất vọng tại Tiger Cup 98 bằng 4 chức vô địch. Trên thực tế, "Voi chiến" không nhất thiết phải thể hiện bộ mặt đáng thất vọng như vậy nếu họ mang đội hình mạnh nhất đến Tiger Cup năm ấy. Thái Lan dồn toàn lực cho kỳ ASIAD năm đó, thế nên những Kiatisuk, Dusit... không được triệu tập cho chiến dịch Đông Nam Á.
Về phần Indonesia, trận đấu cố tình thua ở Tiger Cup 98 như một lời nguyền khiến họ luôn lỡ duyên ở trận đấu cuối cùng. Garuda Team đã lọt vào 5 trận chung kết Tiger Cup và AFF Cup kể từ đó, nhưng chưa một lần bước lên ngôi cao nhất. 3/5 lần đó, đối thủ ngăn họ giành cúp vô địch chính là đội tuyển Thái Lan. Tại trận chung kết năm 2016, Indonesia thậm chí đã thắng 2-1 ở lượt đi nhưng lượt về lại thua 0-2.
Theo ban tổ chức, ASEAN Cup 2024 vừa kết thúc để lại 10 dấu ấn đậm nét nhất. Đó là những dấu ấn về cả chuyên môn lẫn khâu tổ chức và ở bản danh sách này, tuyển Việt Nam độc chiếm với 4 vị trí.
"Chức vô địch ASEAN Cup 2024 chỉ là khởi đầu của hành trình thú vị mà tôi cùng đội tuyển VN sẽ bước qua". Đây chính là phát biểu của HLV Kim Sang-sik ở cuộc họp báo ngay sau trận chung kết ASEAN Cup 2024. Đúng vậy, chức vô địch Đông Nam Á đầy hiển hách ấy không phải là điểm kết thúc của câu chuyện thần tiên, mà đó mới chỉ là sự bắt đầu cho một chặng đường chinh phục vinh quang mới của Binh đoàn Rồng Vàng.
ĐT Việt Nam đã chính thức đăng quang ngôi vô địch ASEAN Cup 2024 một cách xứng đáng. Sau giải đấu, ĐT Việt Nam đã đón chào rất nhiều phát kiến đầy thú vị. Trong đó, 5 cái tên sau đây đã được HLV Kim Sang Sik dắt tay bước ra ánh sáng và hứa hẹn sẽ có sự nghiệp đầy đột phá.
Trước thềm ASEAN Cup 2024, quyết định xuống chơi tại giải hạng Nhất đã khiến bao người không tiếc lời chỉ trích và đặt dấu hỏi về tham vọng thực sự của Hoàng Đức, khiến anh phải chịu nhiều áp lực. Song, vượt lên trên tất cả, Hoàng Đức đã có màn trình diễn siêu hạng tại giải đấu, như trả lời cho ai hoài nghi về đẳng cấp bản thân.
Nhờ những đóng góp đáng ghi nhận trong hành trình vô địch ASEAN Cup 2024 của ĐT Việt Nam, tiền vệ Ngọc Tân đã nhận được sự biểu dương và khích lệ từ tỉnh nhà.
Danh hiệu Tiền đạo xuất sắc nhất ASEAN Cup 2024 đang chứng kiến cuộc đua căng thẳng giữa Nguyễn Xuân Son của ĐT Việt Nam và Supachok Sarachat của ĐT Thái Lan.
Sau hành trình thành công tại ASEAN Cup 2024 cùng các thành viên đội tuyển Việt Nam, hậu vệ Đỗ Duy Mạnh đã trở lại Hà Nội FC, nơi anh mang theo phiên bản cúp vàng mini và được các đồng đội chào đón.
Ban tổ chức ASEAN Cup 2024 vừa công bố danh sách các ứng viên cho vị trí tiền vệ hay nhất giải đấu. Việt Nam sở hữu tới 3 đề cử, chiếm 37,5% danh sách bầu chọn.
Thủ môn Nguyễn Filip vừa thông báo một thông điệp chắc chắn không làm người hâm mộ CLB Công an Hà Nội hài lòng khi anh khẳng định muốn ra nước ngoài thi đấu.
Theo các bác sỹ, một trong những khó khăn mà tiền đạo ĐT Việt Nam - Nguyễn Xuân Son phải đối mặt trong quá trình tập hồi phục là nguy cơ tăng cân.
HLV Kim Sang Sik, người đã đưa đội tuyển quốc gia Việt Nam trở thành nhà vô địch Đông Nam Á, vừa giãi bày tâm sự với truyền thông Hàn Quốc. Trong đó, ông nhấn mạnh rằng chiếc cúp vô địch ASEAN Cup 2024 đã giúp sự nghiệp của ông được “tái sinh”.
Thay vì tấm huy chương vô địch như các đồng đội, Tiến Linh lại bị trao nhầm huy chương á quân sau khi cùng ĐT Việt Nam đăng quang tại ASEAN Cup 2024.
Để xoa dịu nỗi đau thua Việt Nam ở chung kết ASEAN Cup 2024, ĐT Thái Lan sẽ đá giao hữu với Afghanistan, đối thủ đứng dưới họ gần 60 bậc trên BXH FIFA.
Tại King’s Cup 2025, Liên đoàn bóng đá Thái Lan có ý định mời đội tuyển Việt Nam tham dự. Đây có thể là cách để họ sớm “đòi nợ” sau thất bại chung kết ASEAN Cup 2024.
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan, Madam Pang, xác nhận sau khi Masatada Ishii tới nhà và xin lỗi, bà đã bỏ qua thất bại của đội nhà tại ASEAN Cup 2024. Qua đây, bà cũng cam kết tiếp tục giữ chân vị HLV người Nhật Bản này.