Trung Quốc nếm trái đắng vì nhập tịch vô tội vạ: Bóng đá 'ăn xổi' phá nát giấc mơ World Cup

“Hoazil” – từ ghép giữa Trung Hoa và Brazil - là cách nói châm biếm của cư dân mạng Việt Nam khi nhắc đến chính sách nhập tịch ngoại binh của đội tuyển Trung Quốc. Nhưng với những thất bại trên đấu trường quốc tế trong thời gian qua, chính sách này bỗng biến nền bóng đá Đại lục trở thành trò cười của cả châu Á.

Trước thềm vòng loại World Cup 2022, Trung Quốc cố gắng đi tắt đón đầu với nền bóng đá thế giới, với việc mở cửa cho phép các cầu thủ ngoại được nhập tịch và khoác áo đội tuyển quốc gia. Quyết định này ban đầu không được lòng giới mộ điệu. Song, tất cả cũng chỉ để Trung Quốc bắt kịp với kỳ vọng to lớn của chính phủ cũng như người dân nước này, đó là hiện thực hóa mục tiêu góp mặt ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Được “bật đèn xanh”, Trung Quốc triệu tập hàng loạt các anh Tây để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại World Cup 2022. Có thể kể đến những cầu thủ gốc Brazil như Elkeson, Alan, Fernandinho, Ricardo Goulart, Luo Guofu cùng 2 cầu thủ sinh ra ở Anh quốc, Tyias Browning và Nico Yennaris.

Trung Quốc nếm trái đắng vì nhập tịch vô tội vạ: Bóng đá 'ăn xổi' phá nát giấc mơ World Cup - Ảnh 1
Trung Quốc nhập tịch ồ ạt trước thềm vòng loại World Cup 2022

Nhóm ngoại binh đã mang lại những làn gió mới cho ĐT Trung Quốc. Họ không gặp nhiều khó khăn để lọt vào vòng thứ 3 World Cup 2022. Nhưng từ đây, những lỗ hổng của chính sách nhập tịch bắt đầu lộ ra.

Trái với vòng loại thứ 2, ĐT Trung Quốc thể hiện một bộ mặt bạc nhược, kém cỏi ở vòng loại cuối. Họ đứng áp chót ở bảng đấu của mình, chỉ giành được 6 điểm/10 trận. Trong đó, xấu hổ nhất là thất bại 1-3 trước đội tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình vào tối mùng 1 tết âm lịch năm 2022.

Đây được coi là thành tích tệ hại nhất của bóng đá Trung Quốc trong lịch sử những lần góp mặt ở vòng loại thứ 3 World Cup. Các chuyên gia bóng đá nước này nhận định, chất lượng tệ hại của cầu thủ nội buộc đội tuyển Trung Quốc phải sống dựa vào nhóm cầu thủ nhập tịch. Khi các ngoại binh thi đấu dưới kỳ vọng, thành tích đội tuyển dĩ nhiên đi xuống.

Luo Guofu là cầu thủ nhập tịch duy nhất ghi bàn cho Trung Quốc ở vòng loại 3 World Cup 2022. Trong khi đó, người được kỳ vọng nhất là Elkeson không có nổi bàn thắng hay pha kiến tạo nào. Alan cũng không một lần lập công, nhưng đỡ hơn khi có một pha kiến tạo thành bàn. Tổng cộng 4 cầu thủ nhập tịch trên hàng công chỉ mang về cho đội tuyển Trung Quốc 1 bàn thắng và 1 kiến tạo.

Phía dưới, Browning được coi là trụ cột hàng thủ. Thế nhưng, trong 8 trận mà cầu thủ này thi đấu, Trung Quốc thủng lưới tới 16 bàn. Việc dùng cầu thủ nhập tịch không những không thể cứu được Trung Quốc, mà dần dần còn biến nền bóng đá nước này trở thành trò cười trong mắt bạn bè quốc tế.

Trung Quốc nếm trái đắng vì nhập tịch vô tội vạ: Bóng đá 'ăn xổi' phá nát giấc mơ World Cup - Ảnh 2
Fernando Henrique từ chối lên tuyển để ở lại Brazil "ăn chơi"

Đơn cử như scandal cầu thủ người Brazil, Fernando Henrique từ chối lên tuyển để ở lại quê nhà tận hưởng cuộc sống xa hoa vào tháng 3 năm 2022. Cũng trong khoảng thời gian đó, Ricardo Goulart lại đòi trả quốc tịch, tuyên bố dứt tình với bóng đá Trung Quốc.

Không chỉ vậy, sóng ngầm còn nổi lên trong nội bộ của “đội tuyển Rồng”. Sau khi tuyển Trung Quốc lọt vào vòng loại thứ ba, nhóm cầu thủ nhập tịch dần bị các nội binh cô lập. Không có cơ hội để hoà nhập vào hệ thống của toàn đội, việc các ngôi sao Brazil đá kém là điều hiển nhiên.

Nhập tịch những cầu thủ nước ngoài không còn là chuyện hiếm của bóng đá thế giới. Các quốc gia châu  u làm vậy rất nhiều, và thành công cũng đến với họ không ít. Tuy nhiên, những thành công đó đều đến từ một hệ thống tuyển dụng, chọn lọc nhân tài có quy củ.

Trung Quốc thì tham vọng vươn tầm thế giới bằng cách “ăn xổi”. Từ cấp CLB cho đến đội tuyển, họ chỉ biết vung tiền mua sao ngoại, nhập tịch ồ ạt để đánh bóng tên tuổi. Trong khi đó, việc đào tạo trẻ bị bỏ bê khiến cho nền bóng đá nước này ngày càng thiếu nhân tài.

Hệ quả chung cho việc "ăn xổi" của bóng đá Trung Quốc là mang lại sự ảo tưởng to lớn về trình độ của mình. Một hệ thống đào tạo trẻ thất bại, một đội tuyển quốc gia già nua không có lứa kế cận, sống phụ thuộc vào những ngoại binh.

Chứng kiến nỗi thất vọng mà các cầu thủ nhập tịch mang đến ở loạt trận vòng loại World Cup 2022, những người làm bóng đá Đại lục đã suy nghĩ lại. Họ hướng tới các cầu thủ Trung Quốc hoặc có dòng máu Trung Quốc đang "du học" tại châu Âu. Cơ chế nhập tịch cũng không còn thoáng như trước, bắt buộc cầu thủ phải mang huyết thống Trung Quốc mới trao hộ chiếu.

Trung Quốc nếm trái đắng vì nhập tịch vô tội vạ: Bóng đá 'ăn xổi' phá nát giấc mơ World Cup - Ảnh 4
Trung Quốc nếm trái đắng vì nhập tịch vô tội vạ

Ở trận giao hữu gần nhất gặp ĐT Việt Nam vào ngày 10/10 vừa qua, ĐT Trung Quốc đã loại bỏ toàn bộ các cầu thủ Brazil. Chỉ 2 ngoại binh có gốc gác Đại lục được sử dụng là Tyias Browning và Nico Yennaris. Trong đó, bà cố của Browning và mẹ Yennaris là người Trung Quốc.

Những thành công trong việc nhập tịch cầu thủ trên thế giới đã khiến bóng đá Trung Quốc quá nôn nóng đốt cháy giai đoạn. Điều đó biến mọi thứ trở thành hư không. Nếu nhìn sang người anh em láng giềng Việt Nam, Trung Quốc có thể ngay lập tức rút ra bài học về làn sóng “sính ngoại”.

Quãng thời gian 2007-2012 là giai đoạn hoàng kim của ngoại binh ở Việt Nam. Trong đó, không ít người quyết định lấy quốc tịch Việt Nam chỉ để được hưởng những lợi ích của cầu thủ nội. Có thể kể đến những cái tên như thủ môn Phan Văn Santos, Nguyễn Quốc Thiện Esele, trung vệ Hoàng Vissai, tiền vệ Phan Lê Isaac, Đoàn Văn Nirut, Đoàn Văn Sakda, tiền đạo Huỳnh Kesley, Hoàng Vũ Samson...

Đáng tiếc là không phải cầu thủ nhập tịch nào cũng nghiêm túc suy nghĩ đến chuyện định cư và cống hiến cho mảnh đất hình chữ S. Họ chỉ coi tấm hộ chiếu Việt Nam như một công cụ kiếm tiền và "cúp đuôi" ngay sau khi không còn cơ hội nhận thu nhập cao nữa.

Những Đinh Hoàng La, Hoàng Vissai nhiều lần khiến CLB của mình điêu đứng vì dở chiêu trò vòi lương cao. Một trường hợp khác ít khi gây chuyện như 2 cái tên trên nhưng đã để lại câu chuyện tai tiếng nhất trong số những ngoại binh nhập tịch từng chơi bóng ở Việt Nam, đó là Phan Văn Santos.

Trung Quốc nếm trái đắng vì nhập tịch vô tội vạ: Bóng đá 'ăn xổi' phá nát giấc mơ World Cup - Ảnh 3
Thủ môn Phan Văn Santos trong màu áo ĐT Việt Nam

Hồi năm 2008, Santos là 1 trong số ít cầu thủ nhập tịch được triệu tập lên ĐT Việt Nam. Ấy vậy mà trong trận giao hữu với U23 Brazil năm đó, anh vô tư đưa tay lên ngực hát... quốc ca Brazil dù đang khoác áo cờ đỏ sao vàng. Đó cũng là khoảnh khắc chấm hết cho cơ hội lên tuyển của những cầu thủ nhập tịch, và trào lưu "cấp hộ chiếu Việt Nam cho Tây" cũng dần biến mất.

Sau này, bóng đá Việt Nam dần đi lên khi bắt đầu chú trọng vào việc phát triển các tài năng trẻ. Ngược lại, Trung Quốc những năm qua chỉ biết dậm chân tại chỗ hoặc thụt lùi. Bài học nhãn tiền cho tất cả các nước về sự phát triển của một nền bóng đá rằng: đẳng cấp thực sự không dành cho những nền bóng đá "ăn xổi". Muốn thành công phải đi từ phần gốc tới phần ngọn.

TIN LIÊN QUAN
Chấm điểm ĐT Việt Nam vs ĐT Trung Quốc: Điểm sáng Tuấn Anh, Việt Hưng

Chấm điểm ĐT Việt Nam vs ĐT Trung Quốc: Điểm sáng Tuấn Anh, Việt Hưng

Cho dù ĐT Việt Nam thua trắng ĐT Trung Quốc 0-2, tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh và Triệu Việt Hưng vẫn gây ấn tượng tốt.

HLV Troussier: ĐT Việt Nam đã đạt được mục tiêu trước ĐT Trung Quốc

HLV Troussier: ĐT Việt Nam đã đạt được mục tiêu trước ĐT Trung Quốc

HLV Philippe Troussier cho biết ông không bất ngờ khi ĐT Việt Nam thua ĐT Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh đội bóng của ông đã đạt được mục tiêu đề ra.

Báo Trung Quốc: 'Trả thù' thành công, nhưng chúng ta vẫn thua xa ĐT Việt Nam

Báo Trung Quốc: 'Trả thù' thành công, nhưng chúng ta vẫn thua xa ĐT Việt Nam

Dù Trung Quốc vừa thắng Việt Nam với tỷ số 2-0, nhưng báo chí nước này lại không hề hài lòng với màn trình diễn của đội nhà. Tờ Sohu vừa chỉ ra hàng loạt các điểm còn hạn chế của đội bóng này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HLV Malaysia tự tin sẽ chặn đứng dớp toàn thua trước Việt Nam

HLV Malaysia tự tin sẽ chặn đứng dớp toàn thua trước Việt Nam

Dù xem Việt Nam là đội bóng số 1 Đông Nam Á nhưng HLV Peter Cklamovski tự tin sẽ cùng Malaysia tạo ra bất ngờ trước “Những chiến binh sao vàng”.

LĐBĐ Thái Lan không chỉ bán áo, còn tính làm nhạc kịch để xoay tiền trả nợ

LĐBĐ Thái Lan không chỉ bán áo, còn tính làm nhạc kịch để xoay tiền trả nợ

LĐBĐ Thái Lan đang lên kế hoạch tổ chức công chiếu vở nhạc kịch “Anthaphan 2499 The Musical” như một phần trong chiến dịch gây quỹ trả nợ cho Siam Sports.

Sợ thua Việt Nam, Malaysia rút 2 trụ cột khỏi đội hình Các ngôi sao Đông Nam Á đấu MU

Sợ thua Việt Nam, Malaysia rút 2 trụ cột khỏi đội hình Các ngôi sao Đông Nam Á đấu MU

Trận giao hữu giữa đội Các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars) và MU đang gặp nhiều trắc trở về lực lượng, khi Malaysia bất ngờ rút 2 trụ cột khỏi đội hình.

Madam Pang bất ngờ nhập viện khi đang gồng gánh trả nợ cho LĐBĐ Thái Lan

Madam Pang bất ngờ nhập viện khi đang gồng gánh trả nợ cho LĐBĐ Thái Lan

Chia sẻ trên trang Instagram cá nhân, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan, bà Nualphan Lamsam (Madam Pang) đã phải nhập viện điều trị, nghi do làm việc quá sức và căng thẳng trong nhiều ngày liên tục.

Vừa phải trả nợ, Madam Pang vừa phải bỏ tiền túi để LĐBĐ Thái Lan vận hành

Vừa phải trả nợ, Madam Pang vừa phải bỏ tiền túi để LĐBĐ Thái Lan vận hành

Bên cạnh việc tự bỏ tiền túi 25 triệu baht, tương đương gần 20 tỷ đồng, để cứu LĐBĐ Thái Lan (FAT) khỏi cảnh bị siết tài sản, Madam Pang còn lấy tiền của mình để giúp FAT duy trì hoạt động.

HLV Casas tiết lộ lý do bị sa thải gây sốc, tố LĐBĐ Iraq ‘chơi bẩn’

HLV Casas tiết lộ lý do bị sa thải gây sốc, tố LĐBĐ Iraq ‘chơi bẩn’

HLV Jesus Casas, người đã bị LĐBĐ Iraq (IFA) sa thải, vừa bất ngờ tố ngược lại những nhà quản lý bóng đá quốc gia Vùng Vịnh. Jesus Casas nhấn mạnh rằng lý do khiến ông mất việc không phải vì phong độ kém mà vì các quan chức IFA giở trò.

HLV tuyển Malaysia bóng gió chê các học trò kỷ luật kém

HLV tuyển Malaysia bóng gió chê các học trò kỷ luật kém

HLV trưởng đội tuyển quốc gia Malaysia, Peter Cklamovski tin rằng các học trò của ông vẫn chưa thể hoàn thiện kỹ năng và đặc biệt là kỷ luật chơi bóng. Đó là lý do các cầu thủ bản địa của Malaysia không thể xuất ngoại.

Bóng đá nam đá theo thể thức mới, U22 Việt Nam gặp thuận lợi tại SEA Games 33

Bóng đá nam đá theo thể thức mới, U22 Việt Nam gặp thuận lợi tại SEA Games 33

BTC SEA Games 33 thông báo đã điều chỉnh thể thức thi đấu bóng đá nam - nữ. Theo đó, nội dung này sẽ có 3 bảng, giảm lịch thi đấu xuống còn 4-5 trận/đội, hy vọng sẽ giảm tình trạng mệt mỏi và chấn thương.

CLB UAE khiếu nại bất thành, đại diện Singapore vẫn được đá sân nhà ở chung kết Cúp C2 châu Á

CLB UAE khiếu nại bất thành, đại diện Singapore vẫn được đá sân nhà ở chung kết Cúp C2 châu Á

CLB Lion City Sailors vừa đón tin cực vui khi trận chung kết cúp C2 châu Á mùa giải 2024/25 sẽ vẫn được tổ chức trên đất Singapore.

Madam Pang phải tự bỏ tiền túi để cứu LĐBĐ Thái Lan

Madam Pang phải tự bỏ tiền túi để cứu LĐBĐ Thái Lan

Theo tờ Ball Thai, Madam Pang đã tự bỏ tiền túi 25 triệu baht, tương đương gần 20 tỷ đồng, để cứu LĐBĐ Thái Lan khỏi cảnh bị siết tài sản.

Tin nổi bật