Chỉ một thôi là đủ

Chỉ một thôi là đủ

Khi đã dần lắng xuống những lời ngợi ca dành cho cuộc rượt đuổi tỷ số kịch tính nhất kể từ đầu giải, và cho dấu ấn sáng chói mà Denzel Dumfries đặt xuống để khép lại màn trình diễn tưng bừng ấy, có lẽ, cũng đã đến lúc nhắc một chút tới mặt trái của sự kỳ vĩ điên rồ.

Xứ Wales vs Thụy Sĩ: Kỳ EURO cô đơn...

Xứ Wales vs Thụy Sĩ: Kỳ EURO cô đơn...

Xứ Wales chuẩn bị cho EURO 2020 như thế nào? Đội trưởng Gareth Bale không ghi bàn cho ĐTQG kể từ 2019, HLV Ryan Giggs phải ra tòa ở Anh và bị tước quyền dẫn dắt do những rắc rối bên ngoài. Nếu không có phong trào "Wales away", đây sẽ là kỳ EURO cô đơn nhất của "Những chú rồng".

Thổ Nhĩ Kỳ vs Italia: Biến số gặp hằng số

Thổ Nhĩ Kỳ vs Italia: Biến số gặp hằng số

Trận đấu mở màn EURO 2021 sẽ là cuộc chiến của hai hình thái tương phản, giữa một bên là đỉnh cao của sự ổn định Italia và một bên là chú "ngựa ô" khó lường nhất của giải đấu Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể chuyện EURO 1996: Màu chàm ám ảnh khi bóng đá về nhà

Kể chuyện EURO 1996: Màu chàm ám ảnh khi bóng đá về nhà

EURO 1996 tổ chức tại Anh, nước chủ nhà thả nhẹ câu slogan "Khi bóng đá về nhà". Nhưng bóng đá năm đó giống như một đứa con ngỗ ngược, trở về nhà trong vài tuần, coi nơi này không khác gì một khách sạn và sau đó nhận lời mời tốt hơn từ người Đức.

Kể chuyện EURO 1992: Chức vô địch của kẻ bị loại

Kể chuyện EURO 1992: Chức vô địch của kẻ bị loại

Trước 1992, người ta chỉ biết tới cổ tích của Đan Mạch trên những bút tích của Hans Christian Andersen, nhưng sau 1992, thế giới bóng đá đã được nhìn thấy một câu chuyện cổ tích thật sự trên sân cỏ. Bằng một cách nào đó, vô vàn những thứ không thể đã tập hợp lại với nhau để viết nên một kỳ quan sống của làng túc cầu.

Kể chuyện EURO 1988: Cú volley nghịch logic kéo sập một huyền thoại

Kể chuyện EURO 1988: Cú volley nghịch logic kéo sập một huyền thoại

Nhắc về EURO 1988 thì trong tâm trí người hâm mộ nhuộm một sắc cam chói lọi. Hà Lan rốt cuộc cũng đã có được chức vô địch một giải đấu lớn đầu tiên và duy nhất trong lịch sử. Nhưng chiến thắng của họ lại tương phản với dấu chấm hết của Liên Xô.

Kể chuyện EURO 1984: Thời của những người hùng bị lãng quên

Kể chuyện EURO 1984: Thời của những người hùng bị lãng quên

Thâm thù giữa Anh và Pháp tiến thêm một nấc thang mới khi Pháp giành mất quyền đăng cai EURO 1984. Trong khi đó, Anh thậm chí không vượt qua được vòng loại và vắng mặt ở vòng chung kết. Đáp lại, truyền thông Anh trả đũa bằng việc chỉ chiếu đúng... 2 trận trong cả giải đấu, qua đó khiến những người hùng như Jean-François Domergue càng rơi vào vùng lãng quên trong miền ký ức của người hâm mộ.

Kể chuyện EURO 1980: Mùa hè ác mộng của người Anh

Kể chuyện EURO 1980: Mùa hè ác mộng của người Anh

Khi phải liệt kê ra những khoảnh khắc đáng quên nhất trong lịch sử bóng đá Anh, kỳ EURO 1980 sẽ nắm quanh quẩn ở tốp đầu. Đoàn quân của HLV Ron Greenwood hội tụ mọi yếu tố để thành công nhưng rốt cuộc đã thất bại thảm hại ngay sau vòng bảng và hậu quả của nó còn kéo dài tới mãi sau này.

Kể chuyện EURO 1976: Panenka làm thơ bằng bóng

Kể chuyện EURO 1976: Panenka làm thơ bằng bóng

Có rất nhiều thứ vĩ đại chỉ bởi nó là lần đầu tiên. Ở lần đầu, nó có thể không hoàn mỹ nhưng là sự thăng hoa tột cùng của một ý tưởng chưa từng có. Bấm bóng, từ chấm phạt đền, ở loạt luân lưu cuối cùng trong trận chung kết EURO? 40 năm sau, người ta vẫn phải nhìn Antonín Panenka bằng con mắt kinh ngạc.

Kể chuyện EURO 1972: Ma mới chơi thứ bóng đá thế kỷ

Kể chuyện EURO 1972: Ma mới chơi thứ bóng đá thế kỷ

Tin được không, trước khi bị gắn mác xù xì là Cỗ xe tăng, ĐT Đức từng là một chiếc xe hoa, với toàn những nhà thơ lãng mạn ngồi phía trên. EURO 1972 là ngày hội châu lục đầu tiên mà Đức tham gia, và cũng là nơi họ trình bày thứ bóng đá Ramba-Zamba-Fußball vô tiền khoáng hậu.

Kể chuyện EURO 1968: Nạn bạo lực quật ngã nhà vô địch thế giới

Kể chuyện EURO 1968: Nạn bạo lực quật ngã nhà vô địch thế giới

Người Anh từng sung sướng vì năm 1966 chưa có công nghệ Goal-line nên "bàn thắng ma" của Geoff Hurst trong trận chung kết World Cup với người Đức mới được công nhận. Nhưng sau đó 2 năm, lại chính Tam sư hiểu được cảm giác của một nạn nhân trong thời kỳ mông muội của bóng đá.

Kể chuyện EURO 1964: Chức vô địch của đoàn kết và sự... lãng quên

Kể chuyện EURO 1964: Chức vô địch của đoàn kết và sự... lãng quên

Bóng đá Tây Ban Nha của thập kỷ 60 dưới ách cai trị của độc tài Franco trở nên méo mó và mảng ký ức đó bị lãng quên. Tìm hiểu lại quá khứ, người đời sau giật mình phát hiện một chiếc cúp bị lãng quên.

Kể chuyện EURO 1960: Nơi 'Mũi tên bạc' bị ngăn lại bởi quyền lực

Kể chuyện EURO 1960: Nơi 'Mũi tên bạc' bị ngăn lại bởi quyền lực

Khi Henri Delaunay nung nấu ý tưởng về một ngày hội bóng đá của riêng châu Âu mang tên EURO, ông muốn tôn vinh môn thể thao đầy nhân văn này, đưa nó vượt qua rào cản của sắc tộc, tôn giáo và chính trị. Bóng đá là bóng đá, thể thao là thể thao và không một thế lực nào có thể can thiệp vào sự thiêng liêng này. Nhưng đứa con tinh thần của Delaunay - kỳ EURO đầu tiên, đã bị xâm hại nghiêm trọng.