Quách Thị Lan là ai? Tiểu sử, sự nghiệp VĐV làm rạng danh điền kinh Việt Nam tại đấu trường châu Á
Quách Thị Lan là ai? Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp VĐV làm rạng danh điền kinh Việt Nam tại đấu trường châu Á có gì đặc biệt? Thethao.vn hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc trên từ quý vị độc giả.
Điền kinh Việt Nam có không ít vận động viên (VĐV) gặt hái được thành công tại các kỳ SEA Games. Nhưng giành huy chương, đặc biệt là Huy chương vàng tại một kỳ Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) thì không phải ai cũng có thể chinh phục. Quách Thị Lan là một trong số hiếm hoi những VĐV làm được điều ấy khi giành HCV nội dung 400m vượt rào nữ tại ASIAD 2018 (Jakarta, Indonesia).
Vậy Quách Thị Lan là ai, tiểu sử ra sao? Cuộc đời và sự nghiệp của vận động viên làm rạng danh điền kinh Việt Nam tại đấu trường châu Á có gì đặc biệt? Hãy cùng Thethao.vn tìm hiểu nhé!
1. Tiểu sử VĐV Quách Thị Lan
Quách Thị Lan sinh ngày 18/10/1995 tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa (cùng quê với thủ môn Bùi Tiến Dũng). Quách Thị Lan là em gái của Quách Công Lịch - một vận động viên nổi tiếng khác trong làng điền kinh nước nhà.
Quách Thị Lan là một nữ vận động viên điền kinh chạy nước rút và vượt rào. Nội dung sở trường của cô là 200m, 400m và 400m vượt rào.
Trong sự nghiệp của mình, Quách Thị Lan từng giành Huy chương vàng SEA Games ở cả hai nội dung: cá nhân và đồng đội. Nhưng thành công của cô gái sinh năm 1995 không dừng lại ở đấu trường khu vực.
Quách Thị Lan còn giành HCV ở Đại hội Thể thao châu Á cũng như Giải vô địch điền kinh châu Á. Nội dung giúp cô mang vinh quang về cho điền kinh Việt Nam nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung là 400m vượt rào.
Tại SEA Games vừa rồi, Quách Thị Lan trở thành vận động viên thắp sáng ngọn đuốc cho kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31. Trước đó, cô cầm cờ cho Đoàn thể thao Việt Nam trong lễ giễu hành tại Olympic Tokyo. Đây là những vinh dự mà không phải VĐV nào cũng có được.
2. Sự nghiệp của VĐV Quách Thị Lan
Quách Thị Lan bén duyên với thể thao nói chung và điền kinh nói riêng từ năm lớp 9 khi đang học trường nội trú của huyện. Năm đó, cô được chọn lên đội tuyển điền kinh năng khiếu của tỉnh Thanh Hóa.
Năm 17 tuổi, Quách Thị Lan gây sốc khi giành Huy chương vàng nội dung 400m vượt rào nữ tại Giải điền kinh vô địch quốc gia 2012. Với thành tích 57 giây 36, Quách Thị Lan đã phá kỷ lục 57 giây 79 mà Nguyễn Thanh Hoa thiết lập vào năm 2002. Không chỉ 400m vượt rào, cô còn giành HCV ở nội dung 400m.
Tới SEA Games 27 (2013), Quách Thị Lan giành 3 Huy chương bạc ở các nội dung: 400m, 400m vượt rào và 4x400m tiếp sức nữ. Đây là những thành công đầu tiên của cô gái dân tộc Mường tại đấu trường khu vực.
Tới Đại hội Thể thao châu Á 2014 diễn ra tại Incheon (Hàn Quốc), Quách Thị Lan gây bất ngờ khi giành Huy chương Bạc nội dung 400m nữ. Cô chỉ về sau Oluwakemi Adekoya (vận động viên nhập tịch của Bahrain). Adekoya trước đó từng giành huy chương tại Qatar và Na Uy - 2 giải thuộc hệ thống Diamond League của thế giới. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có vận động viên giành HCB nội dung 400m nữ trong lịch sử các kỳ ASIAD.
SEA Games 28 (2015) tại Singapore chứng kiến Quách Thị Lan có được Huy chương vàng đầu tiên trong sự nghiệp. Cô cùng ĐT điền kinh nữ Việt Nam đổi màu thành công Huy chương ở nội dung 4x400m tiếp sức nữ.
Năm 2016, Quách Thị Lan tham dự giải vô địch điền kinh trong nhà châu Á. Cô giành Huy chương Đồng nội dung 400m nữ.
2017 là năm thi đấu đặc biệt thành công của Quách Thị Lan. Cô giành 2 Huy chương vàng tại Giải vô địch điền kinh châu Á diễn ra tại Bhubaneswar (Ấn Độ). Hai nội dung mà cô gái sinh năm 1995 về đích đầu tiên là 400m và 4x400m tiếp sức nữ. Tại SEA Games 28, Quách Thị Lan cùng đồng đội bảo vệ thành công HCV nội dung 4x400m tiếp sức.
Tới ASIAD 2018, Quách Thị Lan thực sự giúp điền kinh Việt Nam bước ra ‘ánh sáng’. Cô giành Huy chương vàng nội dung 400m vượt rào nữ với thành tích 55 giây 30. Trên thực tế, Quách Thị Lan chỉ sở hữu thành tích tốt thứ 2, sau Kemi Adekoya (Bahrain): 55 giây 30. Tuy nhiên, Adekoya bị phát hiện dương tính với doping nên bị tước kết quả và HCV được trao cho Quách Thị Lan.
Năm 2019, Quách Thị Lan tranh tài tại Giải vô địch điền kinh châu Á diễn ra tại Qatar. Cô về nhất nội dung 400m vượt rào nữ. Đây là Huy chương vàng thứ 3 của Quách Thị Lan tại các Giải vô địch điền kinh cấp độ châu lục.
Tháng 8/2021, Quách Thị Lan lập nên kỳ tích khi trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành quyền vào bán kết một nội dung thi đấu của bộ môn điền kinh tại Thế vận hội. Cô kết thúc vòng loại nội dung 400m vượt rào nữ với thành tích 55 giây 71. Ở vòng bán kết, Quách Thị Lan thi đấu không thành công khi chỉ có được thành tích 56 giây 78.
Tới SEA Games 31, Quách Thị Lan cuối cùng giành cho mình Huy chương vàng cá nhân tại một kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Cô về nhất nội dung 400m vượt rào nữ với thành tích 56 giây 32. Xếp thứ hai nội dung này là Nguyễn Thị Huyền: 56 giây 41. Ở nội dung 400m nữ, Quách Thị Lan chỉ giành HCĐ, sau Nguyễn Thị Huyền và vận động viên của Thái Lan.
Tháng 7/2022, Quách Thị Lan tham dự Giải vô địch điền kinh thế giới 2022 tại Oregon (Hoa Kỳ). Tuy nhiên, đây là giải đấu quá tầm với cô gái xứ Thanh. Cô hoàn thành nội dung 400m vượt rào với thành tích 58 giây 84, xếp thứ 35/36 vận động viên có kết quả và không thể vượt qua vòng loại. Thành tích của Quách Thị Lan tại giải thế giới còn kém cả khi cô giành HCV SEA Games 31.
Chuẩn bị bước sang tuổi 26, Quách Thị Lan còn nhiều thời gian để cống hiến và tiếp tục làm rạng danh điền kinh Việt Nam tại đấu trường khu vực cũng như châu lục.
3. DANH HIỆU (tính đến ngày 10/10/2022)
- Nhiều lần giành Huy chương vàng Giải điền kinh vô địch quốc gia
- Huy chương vàng SEA Games 2015 nội dung 4x400m tiếp sức nữ
- Huy chương vàng SEA Games 2017 nội dung 4x400m tiếp sức nữ
- 2 Huy chương vàng Giải điền kinh châu Á 2017: 400m và 4x400m tiếp sức nữ
- Huy chương vàng ASIAD 2018 nội dung 400m vượt rào
- Huy chương vàng Giải điền kinh châu Á 2019: 400m vượt rào nữ
- Huy chương vàng SEA Games 31 nội dung 400m vượt rào nữ
Hoàng Thị Duyên là ai? Tiểu sử, sự nghiệp cô gái Vàng trong làng cử tạ Việt Nam
Hoàng Thị Duyên là ai? Tiểu sử, sự nghiệp cô gái Vàng trong làng cử tạ Việt Nam có gì đặc biệt? Thethao.vn hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc ấy từ quý vị độc giả.
Hồ Văn Ý là ai? Tiểu sử, sự nghiệp thủ môn xuất sắc nhất futsal Việt Nam
Hồ Văn Ý là ai? Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp thủ môn xuất sắc nhất futsal Việt Nam hiện thi đấu cho CLB Thái Sơn Nam có gì đặc biệt? Thethao.vn hy vọng giải đáp phần nào thắc mắc ấy từ quý vị độc giả.
Lý Hoàng Nam là ai? Tiểu sử, sự nghiệp tay vợt số 1 tennis Việt Nam
Lý Hoàng Nam là ai? Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp tay vợt số 1tennis Việt Nam ở thời điểm hiện tại có gì đặc biệt? Thethao.vn hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc ấy từ quý vị độc giả.
Puripol Boonson là ai? Tiểu sử, sự nghiệp đầy hứa hẹn của kỷ lục gia SEA Games - Usain Bolt châu Á
Puripol Boonson là ai? Tiểu sử, sự nghiệp đầy hứa hẹn của kỷ lục gia SEA Games người Thái Lan và được mệnh danh Usain Bolt châu Á có gì đặc biệt? Thethao.vn hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc ấy.