Những câu chuyện chưa kể về Đại võ sư Diệp Vấn
Nổi tiếng là đại võ sư của môn phái Vịnh Xuân quyền, Diệp Vấn để lại nhiều câu chuyện hay về tình nghĩa thầy trò, về sự truyền thụ võ công và về bản thân trên phim ảnh.
Cuộc đời của võ sư Diệp Vấn
Diệp Vấn là một võ sư huyền thoại người Trung Quốc, được mọi người biết đến với việc truyền bá võ thuật Vịnh Xuân quyền cho rất nhiều đệ tử ở Hồng Kông.
Ông sinh ra trong một gia đình có 4 người con gồm anh trai và hai chị em gái. Diệp Vấn là học trò cuối cùng của võ sư Trần Hoa Thuận, nhưng chỉ theo học được 3 năm thì sư phụ qua đời. Để làm tròn tâm nguyện cuối cùng của Trần Hoa Thuận, sư huynh Ngô Trọng Tố (đệ tử thứ hai) tiếp tục truyền dạy công phu của phía Vịnh Xuân cho Diệp Vấn.
Các giai thoại về những đệ tử của Diệp Vấn
Lý Tiểu Long và dự đoán về người đệ tử đoản mệnh
Lý Tiểu Long được xem là đệ tử xuất sắc nhất của võ sư Diệp Vấn. Sinh thời có tính cách ngổ ngáo, hay gây sự, nhưng sư phụ Diệp Vấn đã giúp ông cải tà quy chính, trở thành một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, trên màn ảnh nhỏ được cả thế giới biết đến.
Có một giai thoại kể rằng, một buổi sáng, khi nhìn Lý tập luyện, sư phụ Diệp Vấn thở dài: "Hai chân Tiểu Long bẩm sinh có khiếm khuyết nhỏ, khi đi lại hơi nhún nhảy lên xuống. Người bình thường không nhất định nhìn thấy điểm khiếm khuyết này, khi đi lại gót chân Tiểu Long không chạm đất, đây chính là tướng đoản mệnh".
Không lâu sau đó, lời tiên đoán của sư phụ Diệp Vấn trở thành sự thật, Lý Tiểu Long qua đời khi mới vừa 33 tuổi, đang trên đỉnh cao của sự nghiệp, khiến nhiều người tiếc nuối.
Sam Lau Kung-shing và cơ hội hoàn lương
Sam Lau Kung-shing là một chàng trai trẻ đang cắt tóc tại một cửa tiệm ở khu Vượng Giác, tình cờ có cơ hội được gặp võ sư Diệp Vấn và rất muốn “bái sư học đạo”. Tuy nhiên, Diệp Vấn nhận thấy vẻ tham lam trong mắt của Sam nên ông đã từ chối.
Vốn là một thiếu niên nổi loạn thích gây gổ đánh nhau trên đường phố, Lau tham gia một cuộc thi võ thuật tại khu Vượng Giác, và khiến đối thủ tối tăm mặt mũi và chảy máu rất nhiều ngay khi tiếng còi hiệu vang lên. Lúc đó, Diệp Vấn vô cùng kinh ngạc trước màn so tài của Lau.
Ngay sau ngày hôm đó, Lau nhận được cuộc điện thoại của trưởng môn phái Vịnh Xuân quyền lúc bấy giờ, và chính thức trở thành đồ đệ tiếp theo của sư phụ Diệp Vấn. Với sự giúp đỡ từ sư phụ, từ một chàng trai hư hỏng, Lau đã dần dần ghi dấu ấn trong giới võ thuật. Ông từng là Chủ tịch của Hiệp hội thể thao võ thuật Yip Man.
Diệp Vấn trên màn ảnh nhỏ
Khác xa với Diệp Vấn ngoài đời thực bị nghiện thuốc phiện rất nặng và chưa từng thách đấu với các cao thủ ở Nhật Bản hay Âu Châu. Diệp Vấn trên điện ảnh hoàng nhoáng, bóng bẩy, cao cường hơn qua sự hoá thân của Châu Tử Đan.
Tờ Cunman viết ở phần mở đầu: "Mọi người đã biết tới hình tượng Diệp Vấn thông qua các tập phim do Chân Tử Đan thủ vai. Tất cả gồm 4 phần. Cụm từ "Tôi muốn đấu với 10 người" hẳn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người. Diệp Vấn cũng chính là loạt phim giúp Chân Tử Đan trở nên nổi tiếng hơn nhiều. Nhưng bạn có biết không? Sự thật thì Diệp Vấn không phải những gì chúng ta thấy trong phim. Bộ phim này quá khác biệt so với thực tế."
"Trong phim, Chân Tử Đan biến Diệp Vấn trở thành người hùng bất khả chiến bại trên toàn thế giới. Nhưng thực tế khi truy vấn thông tin, chúng ta không tìm thấy bất kỳ một hồ sơ liên quan nào về trận đấu giữa Diệp Vấn với một cao thủ Nhật Bản hay bất kì một nhà vô địch quyền Anh nào. Tất cả đều được hư cấu. Bản thân con trai của ông là Diệp Chuẩn cũng thừa nhận điều này".
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, vai diễn của Châu Tử Đàn đã đưa tên tuổi của võ sư Diệp Vấn đến gần hơn với khán giả thế giới qua loạt seri phim “Diệp Vấn” do Vương Gia Vệ làm đạo diễn. Bản chất của môn nghệ thuật thứ 7 là hư cấu, cho nên khán giả cũng thông cảm cho những chi tiết trên phim có phần đã làm sai sự thật lịch sử về võ sư Diệp Vấn. Chung quy lại, Diệp Vấn trên phim và ngoài đời thực tuy khác nhau, song đều là nhân vật đã có công làm nên sự thành công của phái Vịnh Xuân quyền tại Trung Hoa thời bấy giờ.
Nhất Long sắp có trận đấu MMA đầu tiên với... võ sư Thái Cực Quyền?
Đối thủ tiếp theo của Nhất Long có thể sẽ là Vương Chiêm Hải, một cái tên nổi tiếng trong phái Thái Cực Quyền.
Vì sao Võ tăng Nhất Long trở thành 'hàng giả' trong mắt dân mạng Trung Quốc?
Nhất Long, hay quen thuộc hơn với khán giả Việt bằng cái tên Yi Long, vẫn tự gọi mình là "đệ tử chân truyền Thiếu Lâm". Nhưng giờ thì cái mác ấy chẳng còn bao nhiêu giá trị.
Những tích chuyện thật giả về Ngũ Mai sư thái - người sáng lập Vịnh Xuân Quyền
Ngũ Mai sư thái được xem là người đã sáng lập ra phái Vịnh Xuân quyền tại Trung Quốc. Có rất nhiều giai thoại lịch sử nói về bà.