Đan Mạch vô địch EURO 1992: Tấm vé vớt bay thẳng đến ngôi vương
Trước khi EURO 1992 diễn ra, HLV Franz Beckenbauer từng nói rằng: “Còn ai có thể thắng được đội tuyển Đức, khi họ đang giữ ngôi vô địch World Cup, lại còn được bổ sung các cầu thủ hay nhất từ Đông Đức?”. Vậy mà, điều tưởng chừng như bất khả thi đó lại trở thành sự thật. Không những thế, đội tuyển Đan Mạch - những con người đã tạo nên `câu chuyện cổ tích tuyệt diệu không kém Hans Christian Andersen của thế giới bóng đá, lại chỉ đến với ngày hội bóng đá lớn nhất châu u bằng tấm vé vớt khi không t
Đúng là đội tuyển Đan Mạch tại EURO năm 1992 không qua nổi vòng loại. Tuy nhiên, có một chi tiết mà ta cần phải chú ý đến đó là, từ năm 1992 trở về trước, vòng chung kết EURO chỉ có 8 đội, chứ không phải là 16 như giai đoạn 1996 đến 2012, hoặc có đến 24 đội như từ EURO năm 2016 đến nay. 8 đội này bao gồm 7 đội đứng nhất 7 bảng vòng loại, cùng đội chủ nhà của vòng chung kết là Thụy Điển. Khi ấy, nhiều người cho còn cho rằng giành vé dự vòng chung kết EURO còn khó hơn dự vòng chung kết World Cup.
Đan Mạch ở vòng loại EURO 1992 diễn ra vào hai năm 1990 và 1991 không phải là đội yếu, nếu không muốn nói họ khá mạnh. Những thùng thuốc súng sở hữu Michael và Brian Laudrup, tiền đạo Bent Christensen, hay anh thủ môn Peter Schmeichel.
Dù mạnh nhưng đội bóng Bắc Âu đã không gặp may khi nằm chung bảng 4 tại vòng loại với đội tuyển Nam Tư cũ, với nòng cốt là các cầu thủ của Sao Đỏ Belgrade vừa vô địch cúp C1 châu u. Trước đó một năm, đội tuyển Nam Tư đã vào đến tứ kết World Cup 1990 trên đất Italia, và chỉ chịu thua Argentina của Diego Maradona ở loạt sút luân lưu. Kết thúc vòng loại EURO 1992, Nam Tư có 14 điểm, Đan Mạch có 13 điểm.
Nhưng vào phút chót, Đan Mạch bất ngờ được trao tấm vé dự EURO 1992 sau khi Nam Tư bị loại khỏi giải do cấm vận bởi Liên Hiệp Quốc. Theo lời kể của Peter Schmeichel, thời điểm ấy, anh và nhiều đồng đội đã phải hủy bỏ kỳ nghỉ mát để trở về theo lệnh tập trung bất thường. Thời điểm 10 ngày trước EURO 1992, Đan Mạch mới được trao vé vớt dự giải đấu này. Đây là lúc câu chuyện thần kỳ của Đan Mạch chính thức bắt đầu.
Họ lọt vào bảng tử thần với những đối thủ Anh, Pháp và chủ nhà Thụy Điển. Tuyển Pháp, dưới sự dẫn dắt của Michel Platini, là ứng cử viên lớn nhất cho danh hiệu vô địch. Dù nằm cùng bảng 1 vòng loại với Tiệp Khắc và Tây Ban Nha, nhưng Pháp giành chiến thắng cả 8 trận, ghi được 20 bàn thắng.
Anh là đội duy nhất trong giai đoạn chuẩn bị cho EURO 1992 đánh bại Pháp 2-0 trên sân nhà Wembley. Ở trận này, tiền đạo Alain Shearer khi ấy mới 21 tuổi đã ghi bàn ngay trong lần đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia. Mặc dù thi đấu không quá ấn tượng ở vòng loại, Tam Sư đã không để thua trận nào. Trong đội hình họ khi đó còn có sự góp mặt của những hảo thủ như David Platt hay vua phá lưới World Cup 1986 Gary Linerker.
Đan Mạch không được kỳ vọng nhiều vì đã mất đi ngôi sao hàng đầu thế giới ở thời điểm ấy là Michael Laudrup. Vì những bất đồng sâu sắc nên cầu thủ này không nhìn mặt HLV Moeller Nielsen. Đã vậy, Đan Mạch làm sao có thể chống đỡ nổi Anh, Pháp hay chủ nhà Thụy Điển ở cùng bảng đấu, khi họ có chưa đầy 2 tuần chuẩn bị? Và lối chơi phòng thủ “đổ bê tông” là cách đơn giản nhất. Moeller Nielsen đã chọn cách ấy, dù ông vẫn có Brian Laudrup để thay thế người anh ruột Michael.
Đan Mạch gặp nhiều khó khăn sau khi cầm hòa đội tuyển Anh không bàn thắng ở trận đấu đầu tiên, và thua chủ nhà Thụy Điển 1-2 trong trận thứ hai. Nếu không giành được chiến thắng trong trận đấu cuối cùng với Pháp, Đan Mạch sẽ bị loại. Thế nhưng bất ngờ đầu tiên đã xảy ra khi Đan Mạch giành chiến thắng 2-1 trước Gà trống Gaulois. Hai bàn thắng liên tiếp trong vòng 12 phút cuối trận đưa Đan Mạch qua vòng bảng, vì xếp trên Pháp nhờ hơn chỉ số phụ.
Không phải chịu bất cứ áp lực nào, các tuyển thủ Đan Mạch càng chơi càng hay. “Những chú lính chì” bước vào trận bán kết gặp đương kim vô địch Hà Lan. Sau 120 phút thi đấu, Đan Mạch đã xuất sắc cầm chân Hà Lan với tỷ số 2-2. Cuối cùng, họ đã giành chiến thắng với tỷ số 5-4 ở loạt sút luân lưu cân não.
Sau chiến thắng này, Peter Schmeichel và các đồng đội lại tiếp tục đụng độ đương kim vô địch thế giới đội tuyển Đức ở trận chung kết. Với những người yêu chuyện thần tiên, không còn một cái kết nào đẹp hơn việc gã tí hon Đan Mạch quật ngã người khổng lồ Đức. Nhưng với cổ động viên Đức, đây là một trong những thất bại khó tiêu hóa nhất. Trong 15 phút đầu, đội bóng của HLV Berti Vogts tỏ ra rất tự tin, sẵn sàng nghiền nát đối thủ bằng những cú nã pháo liên tục của Riedle, Stefan Reuter và Guido Buchwald.
Nhưng Đan Mạch mới là đội có được bàn thắng trước ở phút 18. Kim Vilfort cướp được bóng, đánh gót lại cho Flemming Polvsen. Bóng được nhả lại cho John Jensen và cú sút từ mép vạch 16m50 đã không cho thủ thành Bodo Illgner cơ hội cản phá. Đây mới là bàn thắng thứ hai của Jensen trong 48 lần khoác áo Đan Mạch.
Đến phút 78, Vilfort để bóng chạm tay trước khi dứt điểm chính xác vào bên trái Illgner. Nhưng trọng tài vẫn công nhận bàn thắng và Đan Mạch giành chức vô địch với chiến thắng 2-0. Dường như số mệnh đã hoàn toàn nghiêng về phía Đan Mạch. Vilfort vừa mới trở lại đội tuyển một ngày trước đó, sau khi vội vã bay đi thăm cô con gái nhỏ phải nằm viện vì bệnh máu trắng.
Câu chuyện cổ tích của Đan Mạch càng trở nên ly kỳ hơn với những chi tiết được đưa lên mặt báo những ngày sau đó sau đó. Ví dụ như HLV đội tuyển Đan Mạch Moeller Nielsen nhận được thông tin có suất dự giải vô địch châu u năm 1992, khi ông đang sửa lại gian bếp cho vợ. Ông đã vội vàng vứt đồ nghề qua một bên, tức tốc phóng xe lên thủ đô Copenhagen báo tin cho toàn đội.
Câu chuyện khác, cũng có thật, đó là đội tuyển Đan Mạch chỉ có đúng 10 ngày chuẩn bị cho EURO 1992, từ gom quân, tập luyện cho đến di chuyển.
Rồi cũng do quá gấp rút, "các nhà tài trợ không kịp chuẩn bị cho chúng tôi. Vì vậy, các cầu thủ Đan Mạch phải mặc trang phục của đội U21. Nếu khán giả tinh ý có thể nhận thấy trong trận đấu đầu tiên ở vòng bảng với tuyển Anh, các cầu thủ Đan Mạch mặc đồ hơi chật so với kích cỡ" - thủ môn nổi tiếng Peter Schmeichel kể lại trong một lần hồi tưởng về kỳ EURO huyền diệu cách nay gần 30 năm.
Từ vị trí kẻ ngoài cuộc, Đan Mạch đã lên ngôi vô địch Euro 1992 sau khi đánh bại cả đương kim vô địch châu u và thế giới. Cậu em nhà Laudrup và thủ môn Peter Schmeichel đã đóng góp quan trọng để lập nên kỳ tích cho đất nước của chuyện cổ tích Andersen. Cũng từ Euro 1992, thủ môn Peter Schmeichel đã tiếp tục vươn mình để trở thành một trong những thủ môn hay nhất thế giới trong suốt thập niên 1990 và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.
Với chiến thắng lịch sử này, đội tuyển Đan Mạch đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, môn thể thao vua có sức hấp dẫn đến thế nào chính nhờ sự bất ngờ và những giây phút hạnh phúc khó tin.
Toni Kroos cân nhắc tái xuất, cứu vớt ĐT Đức ở EURO 2024
Theo báo giới Đức, tiền vệ Toni Kroos đang nghiêm túc cân nhắc khả năng trở lại khoác áo đội tuyển quốc gia nước này tại EURO 2024 trên sân nhà.
Courtois xác nhận không đự EURO 2024 cùng đội tuyển Bỉ
Thủ môn số 1 Real Madrid và đội tuyển Bỉ, Thibaut Courtois xác nhận anh sẽ không tham dự EURO 2024 khi phải hồi phục chấn thương đứt dây chằng chéo trước (ACL).
Balotelli hóa rồng ở EURO 2012: Cởi trần ngạo nghễ bắn nát Cỗ xe tăng Đức
Phút thứ 36 trận bán kết EURO 2012 giữa ĐT Italy và ĐT Đức, từ đường chuyền dài vượt tuyến hoàn hảo của Riccardo Montolivo, Mario Balotelli nhận bóng đối mặt với thủ môn Manuel Neuer trong thế vô cùng trống trải. Siêu quậy người Ý không chần chừ tung ngay 1 cú vô lê sấm sét từ ngoài vòng cấm, đưa bóng bay thẳng vào góc cao khiến Neuer bất lực chôn chân. Và Balotelli, với cá tính của mình, đã tạo ra một trong những màn ăn mừng kinh điển nhất giới bóng đá: khuôn mặt không cảm xúc, cởi trần, tay nắ