Bi kịch bóng đá Indonesia: Cầu thủ bán hàng rong, 17 tháng tạm hoãn vì COVID-19
Với những quốc gia đang phát triển đất rộng người đông như Indonesia, dịch bệnh COVID-19 đã thực sự khiến cho nền bóng đá của nước này lâm vào cảnh khốn cùng.
Lương giảm "kịch khung"
Ngay sau khi ban tổ chức giải vô địch quốc gia Indonesia thông báo tạm hoãn vô thời hạn vì dịch COVID-19, nhiều cầu thủ xứ vạn đảo lâm vào cảnh thất nghiệp. Những người vốn quen với cảnh xách giày ra sân tập luyện, nay phải tìm kế sinh nhai qua ngày. Có người tập làm đồ ăn để bán rong trên phố, người khác nhận làm bảo vệ
Nhiều giải vô địch quốc gia trên khắp thế giới đã trở lại thi đấu hồi năm ngoái. Cảnh tượng sân bóng không khán giả là điều quen mắt với người xem truyền hình suốt 1 năm qua, nhưng ít ra có còn hơn không. Về phần Indonesia, bóng đá xứ vạn đảo đã rơi vào tình trạng đóng băng trong 17 tháng liên tiếp vì dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Các HLV và cầu thủ phải chấp nhận giảm mức lương "kịch khung" lên đến 75%. Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) từng kêu gọi kế hoạch tổ chức theo kiểu "bong bóng" nhưng không được chấp thuận. "Không thể mở một giải đấu thể thao khi mỗi ngày có hàng chục ngàn ca nhiễm mới". Đó là thông điệp Chính phủ Indonesia gửi đến liên đoàn bóng đá nước này.
Là đội trưởng của CLB PSS Sleman, Bagus Nirwanto từng quen chơi bóng trước hàng ngàn cổ động viên mỗi dịp cuối tuần. Nhưng rồi COVID-19 ập tới, lương của anh giảm còn một nửa. Từ cảnh sống khá giả bằng thu nhập của một cầu thủ, anh trở thành kẻ phụ thuộc trong gia đình. Giờ đây Nirwanto phụ giúp vợ làm bánh để có thêm đồng ra đồng vào.
"Tôi rất thất vọng vì các giải đấu phải tạm hoãn vô thời hạn", Nirwanto chia sẻ với vẻ ngao ngán. Anh và nhiều cầu thủ khác gặp khó khăn vì phải liên tục ở trong nhà suốt nhiều ngày. Thể trạng của họ không còn như trước, nhiều người tăng cân trông thấy. Một vài người còn trầm cảm với suy nghĩ không biết bao giờ mới được trở lại thi đấu.
Là những cầu thủ chuyên nghiệp, Nirwanto và đồng đội luôn cố gắng dành nhiều thời gian tập luyện nhất có thể cho ngày trở lại với bóng đá. Nhưng làm cách nào để biết được thời điểm ra sân? Họ từng được bảo chuỗi ngày tạm hoãn chỉ kéo dài 3 tháng, rồi thành 5 tháng, 9 tháng... Cuối cùng sau gần 1 năm rưỡi tạm hoãn, giải VĐQG Indonesia mới chính thức trở lại.
Một đống hỗn độn
Nỗ lực khôi phục giải VĐQG Indonesia từng được PSSI cố gắng thực hiện hồi tháng 10 năm ngoái. Họ chuẩn bị làm mọi thứ mà không có một kế hoạch cụ thể nào. Lý do chủ yếu xuất phát từ áp lực các CLB đưa ra liên quan đến chuyện tình hình tài chính khó khăn. Djadjang Nurdjaman, HLV đội PS Barito Putera còn buột miệng nói về nỗi khổ của họ khi mong giải sớm trở lại.
"Mọi thứ đang chìm trong một đống hỗn độn. Tất cả những kế hoạch chúng tôi đề ra cho mùa giải 2020 đều bị phá hủy trong khoảng thời gian hoãn giải. Chúng tôi không biết giải đấu sẽ đi đâu về đâu nữa", Nurdjaman nói. CLB của ông tọa lạc trên đảo Borneo, một trong những nơi là tâm dịch. Nhiều cầu thủ còn không có điều kiện như Nirwanto và lâm vào cảnh khốn cùng.
Phần lớn các cầu thủ thi đấu tại giải VĐQG Indonesia được nhận mức lương khoảng 2000 USD/tháng. Trong bối cảnh dịch bệnh, họ vẫn phải ăn uống, chi tiêu với lương không bằng một lao động phổ thông. Chủ tịch PSSI thừa nhận tình cảnh nguy cấp của nền bóng đá xứ vạn đảo, đồng thời không loại trừ khả năng về một cuộc đổ vỡ dây chuyền của giải VĐQG Indonesia.
"Giải đấu không được tổ chức nên CLB không có doanh thu mà vẫn phải trả lương cho các cầu thủ. Chúng tôi biết giảm lương sẽ khiến nhiều người khó khăn, nhưng CLB cũng gặp khó vì họ không thể trả lương 100% như thời kỳ giải đấu diễn ra bình thường", Chủ tịch Mochamad Iriawan lý giải. Những người chuyển nghề tạm thời như Nirwanto không phải quá hiếm.
Andri Muliadi, một cầu thủ thuộc Borneo FC thì mang một cái nhìn lạc quan hơn trong thời buổi khó khăn. Giải đấu tạm hoãn giúp anh có thời gian về nhà ở đảo Sumatra, qua đó hỗ trợ gia đình kinh doanh đồ uống trực tuyến. Những lúc rảnh anh lại chơi bóng với hàng xóm để vơi bớt nỗi nhớ sân bóng đầy ắp khán giả ngày nào.
Cuộc sống từng diễn ra với tốc độ chóng mặt xung quanh cuộc đời Andri Muliadi, nhưng giờ đây mọi thứ ngày một chậm lại. Không còn cảnh ồn ào hay đám đông tụ tập như xưa nữa. Bóng đá không phải thứ duy nhất bị cấm ở Indonesia vì dịch bệnh. Giới chức trách đã cấm tổ chức cả đám cưới, khiến nhiều cặp đôi chỉ biết đưa nhau về nhà trong lặng lẽ.
Trở lại trong hỗn loạn
Giải vô địch quốc gia Indonesia dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 27/8/2021, nhưng tin không vui đã ập tới ngay trước thềm giải đấu. Cơ quan y tế nước này thông báo chỉ tính riêng trong ngày 20/8, xứ vạn đảo đã ghi nhận 20.004 ca nhiễm mới và 1.348 người chất vì COVID-19. Indonesia vẫn là tâm dịch lớn nhất Đông Nam Á với gần 4 triệu người mắc bệnh và 124.000 người chết.
Phó chủ tịch VFF: 'Vòng loại thứ 3 là cơ hội để bóng đá Việt Nam hướng đến những mục tiêu xa hơn'
Lần đầu tiên góp mặt tại vòng loại cuối cùng của một kỳ World Cup, bóng đá Việt Nam có một bước vươn mình đáng kể và điều ấy khiến Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cảm thấy đây là cơ hội tốt để bóng đá nước nhà hướng đến những mục tiêu xa hơn.
VFF đề xuất: V.League 2021 tổ chức nốt vào năm 2022, đá cuốn chiếu trong 30 ngày
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã gửi thông báo đến các đơn vị, tổ chức thành viên về việc tiếp tục tổ chức phần còn lại của các giải đấu của năm 2021, bao gồm V.League.
VFF chốt lịch thi đấu V.League 2021, phải có 1 đội xuống hạng
Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) vừa có công văn thông báo chính thức về kế hoạch tổ chức giải các chuyên nghiệp trong nước năm 2021, bao gồm V.League, giải Hạng Nhất và cúp Quốc gia.
VFF họp bất thường, bàn về tương lai V.League 2021
Kế hoạch tổ chức V.League 2021 và các giải đấu trong nước khác hoàn toàn có thể bị thay đổi sau buổi họp bất thường của Ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chiều 21/8.