Yuta Watanabe tiết lộ sốc về lý do từ chối lên tuyển cầu lông Nhật Bản

Chia sẻ trên trang cá nhân, tay vợt Yuta Watanabe khẳng định anh không bị loại khỏi đội tuyển cầu lông Nhật Bản trong đợt triệu tập năm 2025. Thực tế là Watanabe vẫn được gọi lên tuyển, nhưng anh từ chối với lý do gánh nặng tài chính bị đẩy lên VĐV.

Dưới đây là bài viết của Watanabe, được anh chia sẻ: "Cảm ơn mọi người hâm mộ, cũng như nhà tài trợ đã luôn ủng hộ tôi trong thời gian qua. Sau thông báo triệu tập thành viên đội tuyển cầu lông Nhật Bản 2025, tôi muốn chia sẻ một số điều. Dù những lời tôi nói ra lúc này đã khá muộn, nhưng thực tế là lần này tôi đã từ chối lên tuyển quốc gia.

Yuta Watanabe tiết lộ sốc về lý do từ chối lên tuyển cầu lông Nhật Bản - Ảnh 2
Yuta Watanabe giành 2 HCĐ Olympic Tokyo và Paris cùng Arisa Higashino - Ảnh JOC

Tôi sẽ giải thích tình hình bản thân ở phần sau. Đây vốn là lý do cá nhân của tôi, và tôi muốn tiếp tục hợp tác cùng Hiệp hội Cầu lông Nhật Bản (NBA) nếu biết mình có thể làm được những gì.

Trước đây, tính đến tháng 8/2024, khi đội tuyển cầu lông Nhật Bản còn tách biệt (chi phí hoạt động) với NBA, các tay vợt (hoặc CLB đại diện cho tay vợt đó) chỉ phải trả một khoản chi phí (nhỏ). Số tiền này tương đương phí đăng ký tham dự các giải cầu lông quốc tế, và được gửi đến NBA.

Khi đó, NBA là đơn vị hỗ trợ toàn bộ kinh phí đi lại, ăn ở và các khoản chi khác cho VĐV khi thi đấu trong nước. Tuy nhiên, với việc tình hình tài chính khó khăn của NBA, khi ngân sách bị cắt giảm, những khoản chi cho việc tập luyện, thi đấu được xem xét lại. Chính sách hỗ trợ VĐV tập luyện, thi đấu vì thế cũng thay đổi.

Kể từ tháng 9/2024 đến nay, các tay vợt có thứ hạng quốc tế thấp đều phải tự túc kinh phí thi đấu quốc tế, ngay cả trong trường hợp họ là thành viên đội tuyển quốc gia. Hiện nay, đội tuyển cầu lông Nhật Bản trong năm 2025 được chia thành 2 nhóm, một nhóm có NBA hỗ trợ kinh phí, và nhóm còn lại không có gì cả.

Yuta Watanabe tiết lộ sốc về lý do từ chối lên tuyển cầu lông Nhật Bản - Ảnh 3
Watanabe đã phải tự chi trả kinh phí du đấu từ tháng 9/2024 đến nay

Trong trường hợp VĐV không nằm trong nhóm được NBA hỗ trợ kinh phí, cá nhân VĐV đó hoặc CLB chủ quản phải chi trả toàn bộ chi phí du đấu nước ngoài. Ngay cả những VĐV nằm trong nhóm được NBA hỗ trợ kinh phí cũng được đánh giá, xem xét lại một vài lần trong 1 năm. Nhưng ngày giờ, cách thức đánh giá lại không được hé lộ.

Căn cứ theo tình hình hiện tại, có thể phát sinh trường hợp VĐV không tìm được phương án thay thế nào để được du đấu quốc tế. Về phần mình, khi cá nhân tôi nhận thông báo triệu tập lên đội tuyển quốc gia, NBA cũng nói tôi không nằm trong nhóm được họ hỗ trợ kinh phí thi đấu quốc tế.

Kể từ tháng 4/2022, tôi đã là vận động viên chuyên nghiệp. Vì thế, trong khi nhiều VĐV du đấu quốc tế bằng kinh phí do CLB chi trả, tôi phải tự kiếm tiền để trang trải khi du đấu. Sau khi Olympic Paris khép lại, tôi đã phải tự trả tiền túi cho nhiều giải đấu quốc tế. Nhìn vào các khoản chi vừa qua, tôi cảm thấy thật khó để tiếp tục du đấu.

Cùng thời điểm đó, một lần nữa, tôi cảm thấy biết ơn vì mình được hỗ trợ từ NBA, các đồng đội, nhà tài trợ và nhiều người khác nữa. Những hoạt động thi đấu quốc tế với tư cách tuyển thủ quốc gia có nhiều hạn chế trong hoạt động tài trợ quảng cáo, như việc mặc đồng phục hoặc sử dụng trang thiết bị đi kèm.

Yuta Watanabe tiết lộ sốc về lý do từ chối lên tuyển cầu lông Nhật Bản - Ảnh 4
Tay vợt sinh năm 1997 có thể trở thành VĐV độc lập để thi đấu quốc tế trong thời gian tới

Nếu tôi cứ thế chấp nhận những quy định hạn chế trên mà không có mục tiêu nào rõ ràng, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu làm khác đó. Khi đó, tôi có thể dự những hoạt động truyền thông, tài trợ, quảng cáo, cũng như các giải trong nước và quốc tế. Khi đó, tôi sẽ dễ kiếm tiền để tự chi trả cho kinh phí du đấu nước ngoài, nên tôi từ chối lên tuyển.

Trong bối cảnh lý tưởng nhất, thế hệ kế cận, những VĐV trẻ của cầu lông Nhật Bản nên được trao cơ hội bình đẳng (giống các lứa VĐV anh chị). Nhưng tôi cũng thấy quyết định này là cơ hội tốt cho mình nâng cao giá trị bản thân, tăng cơ hội lựa chọn với tư cách VĐV cầu lông. Tôi tin mình có thể tiếp tục phát triển, và tôi khao khát điều đó hàng ngày. Mong mọi người sẽ trân trọng, tiếp tục hướng dẫn và cổ vũ tôi".

Với chia sẻ của Watanabe, nhiều khả năng anh sẽ tiếp tục thi đấu quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, tay vợt này sẽ chơi với tư cách VĐV đại diện cho một CLB, hoặc VĐV độc lập như Viktor Axelsen. Đáng chú ý là tuyên bố của Watanabe được khá nhiều VĐV mới nghỉ thi đấu bấm "like", như Wakana Nagahara và Sayaka Hirota.

TIN LIÊN QUAN
An Se Young phủ nhận tin làm lành với tuyển cầu lông Hàn Quốc

An Se Young phủ nhận tin làm lành với tuyển cầu lông Hàn Quốc

Khi được hỏi về mối quan hệ hiện tại với đội tuyển cầu lông Hàn Quốc và Hiệp hội Cầu lông nước này, An Se Young khẳng định cô không muốn nhắc đến, và những vấn đề cô đề cập đến trong thời gian qua vẫn chưa được giải quyết.

Bảng tử thần xuất hiện tại giải cầu lông đồng đội hỗn hợp châu Á 2025

Bảng tử thần xuất hiện tại giải cầu lông đồng đội hỗn hợp châu Á 2025

Trong ngày 17/1, Liên đoàn Cầu lông châu Á đã tổ chức bốc thăm chia bảng giải vô địch cầu lông đồng đội hỗn hợp nam nữ châu Á 2025, và nhiều đội tuyển mạnh đã nằm chung bảng.

Philippines rút khỏi giải vô địch cầu lông đồng đội châu Á 2025

Philippines rút khỏi giải vô địch cầu lông đồng đội châu Á 2025

Ít ngày trước khi giải vô địch cầu lông đồng đội châu Á 2025 chính thức diễn ra, đội tuyển Philippines đã quyết định rút lui, không cử đội tham dự giải như kế hoạch ban đầu.

Cầu lông Nhật Bản chốt danh sách đội tuyển năm 2025, cắt giảm số đôi nam nữ

Cầu lông Nhật Bản chốt danh sách đội tuyển năm 2025, cắt giảm số đôi nam nữ

Không lâu sau khi thay thế HLV trưởng đội tuyển quốc gia lần đầu tiên sau 20 năm, cầu lông Nhật Bản bắt đầu có sự thay đổi trong cách thức tuyển chọn VĐV đội tuyển, với nhiều bước điều chỉnh đáng chú ý.

Tay vợt 2 lần vô địch Olympic làm Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Hàn Quốc

Tay vợt 2 lần vô địch Olympic làm Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Hàn Quốc

Ông Kim Dong Moon, tay vợt huyền thoại từng 2 lần giành HCV cầu lông tại các kỳ Olympic, đã trở thành tân Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Hàn Quốc (BKA) trong cuộc bỏ phiếu mới nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thùy Linh vươn lên hạng 18 thế giới, vị trí tốt nhất sự nghiệp

Thùy Linh vươn lên hạng 18 thế giới, vị trí tốt nhất sự nghiệp

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh chuẩn bị có cột mốc mới trong sự nghiệp thi đấu, khi cô sẽ bước lên hạng 18 đơn nữ thế giới vào ngày 22/7, khi bảng xếp hạng cần lông quốc tế cập nhật.

Chuyên gia của đội tuyển cầu lông Việt Nam lập gia đình

Chuyên gia của đội tuyển cầu lông Việt Nam lập gia đình

Ông HLV Hariawan Hong, chuyên gia của đội tuyển cầu lông Việt Nam đã lên xe hoa cùng bạn gái lâu năm, và sẽ sớm trở lại Việt Nam làm việc trong thời gian tới.

Lin Dan xác nhận Momota rút khỏi King Cup

Lin Dan xác nhận Momota rút khỏi King Cup

Chia sẻ qua trang cá nhân, Lin Dan xác nhận Momota Kento sẽ không thể thi đấu King Cup 2025, giải đấu do Lin Dan tổ chức và đã gặt hái nhiều thành công lớn trong năm đầu tiên diễn ra.

Momota phẫu thuật, điều trị dứt điểm chấn thương sau 1 năm nghỉ thi đấu quốc tế

Momota phẫu thuật, điều trị dứt điểm chấn thương sau 1 năm nghỉ thi đấu quốc tế

Cựu số 1 thế giới Momota Kento đã nghỉ thi đấu quốc tế hơn 1 năm qua, nhưng đến thời điểm hiện tại, anh mới quyết định phẫu thuật điều trị dứt điểm chấn thương lưng, vốn đã ngăn cản anh trở lại phong độ đỉnh cao.

Hải Đăng lỗ 100 triệu đồng trong 2 tuần du đấu Bắc Mỹ

Hải Đăng lỗ 100 triệu đồng trong 2 tuần du đấu Bắc Mỹ

Mới đây, tay vợt Nguyễn Hải Đăng đã chia sẻ về chuyến đi tốn kém đến Bắc Mỹ vừa qua. Trong 2 tuần, anh đã thi đấu 2 giải Super 300 là Mỹ Mở rộng và Canada Mở rộng. Đây là hành trình đầy tốn kém với Hải Đăng, Đức Phát và cả Thùy Linh, dù họ hiếm khi nào lên tiếng về việc này.

Hoa khôi cầu lông Nhật Bản mất băng đội trưởng trước ngày tách cặp

Hoa khôi cầu lông Nhật Bản mất băng đội trưởng trước ngày tách cặp

Những câu chuyện bí ẩn về nội tình cầu lông Nhật Bản một lần nữa xuất hiện, khi tay vợt Shida Chiharu cho biết, cô đã mất băng đội trưởng CLB cầu lông Kumamoto Saishunkan không lâu trước khi chính thức thông báo tách cặp với đồng đội Matsuyama Nami.

Đôi nữ số 1 Nhật Bản tách cặp sau giải vô địch cầu lông thế giới 2025

Đôi nữ số 1 Nhật Bản tách cặp sau giải vô địch cầu lông thế giới 2025

Matsuyama Nami và Shida Chiharu, đôi nữ số 1 Nhật Bản và hiện xếp hạng 2 thế giới, xác nhận họ sẽ tách cặp trong thời gian tới, nơi thời điểm cả hai tách cặp được ấn định là sau giải vô địch cầu lông thế giới 2025.

Đôi nữ số 1 Malaysia gia hạn hợp đồng với BAM

Đôi nữ số 1 Malaysia gia hạn hợp đồng với BAM

Pearly Tan và Thinaah Muralitharan đã chấm dứt tin đồn ly khai khỏi Hiệp hội Cầu lông Malaysia (BAM), khi họ quyết định gia hạn hợp đồng với BAM trong 3 năm tới.

Thùy Linh trở lại top 20 thế giới

Thùy Linh trở lại top 20 thế giới

Thành công trong tour đấu Bắc Mỹ, đặc biệt là ngôi Á quân Canada Mở rộng, đã giúp tay vợt Nguyễn Thùy Linh trở lại top 20 thế giới, thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp của cô từ trước đến nay.

Ban tổ chức Canada Mở rộng 2025 ghi nhầm số liệu, nhà vô địch 'mất' 10cm chiều cao

Ban tổ chức Canada Mở rộng 2025 ghi nhầm số liệu, nhà vô địch 'mất' 10cm chiều cao

Chuyện hy hữu đã xảy ra với Suizu Manami, tay vợt vô địch đơn nữ Canada Mở rộng 2025, khi thông số chiều cao của cô bị ban tổ chức ghi nhầm, khiến cô bị ngộ nhận thấp hơn 10cm so với thực tế.

Tin nổi bật