Việc thi đấu 'song đài' có ưu, nhược điểm gì với Boxing Việt Nam?
Như iThethao.vn đã đưa tin, Boxing Việt Nam nhiều khả năng sẽ áp dụng lịch thi đấu 'song đài' (tổ chức đấu trên 2 sàn đài cùng lúc) từ năm 2024. Việc này mang lại không ít thuận lợi, nhưng cũng gây khó khăn cho nhân sự tham dự giải.
Việc thi đấu trên 2, thậm chí nhiều sàn đài cùng lúc là điều khá phổ biến với các giải võ thuật cấp độ quốc gia và quốc tế. Nhiều môn võ như Karate, Taekwondo đã áp dụng việc thi đấu đa sàn đài từ lâu. Tuy nhiên, đây lại là khái niệm rất mới đối với Boxing Việt Nam.
Trước đây, các giải Boxing cấp độ quốc gia chỉ tổ chức trên 1 sàn đài duy nhất. Việc này đã kéo dài đến năm 2023, khi số lượng VĐV tăng đột biến làm giải đấu phải kéo dài nhiều ngày hơn dự kiến. Với việc áp dụng "song đài", Boxing Việt Nam sẽ chứng kiến rất nhiều thay đổi so với trước kia.
Về mặt tích cực, việc thi đấu "song đài" giúp các đơn vị tham dự rút ngắn được thời gian lưu trú. Kinh phí thi đấu, vì thế, cũng được giảm bớt phần nào. Đây là điểm quan trọng với nhiều đơn vị nhỏ. VĐV cũng có trải nghiệm mới lạ, khi họ tiệm cận hơn với mô hình thi đấu của các giải quốc tế.
Tuy nhiên, việc thi đấu "song đài" khiến khối lượng công việc nhiều bộ phận tăng lên gấp đôi. Lực lượng trọng tài dày lên, bởi số lượng bị phân mỏng. Số giám sát trận đấu cũng phải tăng lên 6 người, thay vì 3 như trước. Kinh phí dự trù của ban tổ chức cho lực lượng trọng tài cũng tăng lên.
Các đơn vị tham dự giải cũng có thể phải mang nhiều HLV hơn trong khi thi đấu. Bởi, sẽ có thời điểm, những VĐV của 1 địa phương cùng thi đấu trên cả 2 sàn đài. Khi đó, các em cần có huấn luyện viên trong khu kỹ thuật để hướng dẫn, chỉ đạo sát sao nhằm hướng đến chiến thắng trong trận đấu.
Võ sĩ chắc chắn sẽ gặp khó hơn ai hết với thể thức mới lạ này. Chia sẻ cùng iThethao.vn, một huấn luyện viên từng thi đấu quốc tế thời còn là VĐV cho biết, những võ sĩ chưa thi đấu "song đài" có thể bị giảm sự tập trung với trận đấu.
"Khác với việc thi đấu 1 đài, đấu song đài khiến nhà thi đấu có tiếng ồn lớn hơn. Bản thân tôi khi còn thi đấu cũng có lúc cảm thấy phân tâm khi phải nghe tiếng hò hét, cổ vũ, cũng như chỉ đạo từ HLV ở sàn đài bên cạnh. Nhưng điều làm cho VĐV phân tâm nhiều nhất là tiếng kẻng báo bắt đầu và kết thúc hiệp đấu", HLV này cho biết.
Chia sẻ thêm về việc phân tâm bởi tiếng kẻng, HLV này nói: "Thông thường, VĐV sẽ lập tức dừng lại sau khi nghe tiếng kẻng báo hiệu kết thúc hiệp đấu. Nhưng nếu thi đấu song đài, tiếng kẻng đó có thể xuất phát từ sàn bên cạnh. Nhiều VĐV mới thi đấu song đài thậm chí dừng lại ngay khi nghe kẻng từ sàn bên cạnh, khiến họ bị đối phương tấn công ngược".
Boxing Việt Nam cử 6 VĐV tham dự vòng loại 1 Olympic Paris
Để chuẩn bị cho vòng loại thứ nhất Olympic Paris môn Boxing, đội tuyển Boxing Việt Nam đã thành lập danh sách tham dự với 6 vận động viên, 3 huấn luyện viên và 1 lãnh đội.
Việt Nam không cử VĐV Boxing nam dự vòng loại 1 Olympic
Theo danh sách đội tuyển quốc gia tham dự vòng loại thứ nhất Olympic Paris môn Boxing, Việt Nam quyết định cử 6 VĐV nữ tham dự, và không có võ sĩ nam nào được tranh tài.
Boxing nữ Việt Nam tập xuyên Tết để hướng đến vòng loại Olympic
Để hiện thực hóa giấc mơ tiếp tục có vận động viên tham dự Olympic Paris, nhóm đội tuyển Boxing nữ Việt Nam tập trung tại Hà Nội đã duy trì tập luyện trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Hé lộ công thức '1 cô 1 trò' của đội Boxing nữ Hà Nội
Để liên tục giữ vị thế của đơn vị có đội Boxing nữ mạnh nhất Việt Nam, Hà Nội đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều giáo án để rèn luyện các vận động viên trẻ sớm trở thành nhà vô địch ngay khi bước qua lứa tuổi U18.
Boxing Việt Nam lần đầu thi đấu 2 sàn đài cùng lúc trong năm 2024
Theo ghi nhận của iThethao.vn, năm 2024 sẽ chứng kiến Boxing Việt Nam lần đầu áp dụng việc thi đấu song song 2 sàn đài cùng một lúc tại các giải vô địch quốc gia.