Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 2)

Sau phần 1 về những điều chỉnh mà các môn đánh đứng Striking cần thực hiện khi bước vào sàn đấu MMA, phần 2 sẽ thuộc về các môn vật và khóa siết.

Khi đề cập đến mảng “địa chiến” ở sàn đấu MMA, không ít khán giả hình dung rằng “khóa siết” với “địa chiến” chỉ là có kỹ thuật khóa siết của Brazilian Jiu Jitsu (BJJ). Hay tệ hơn là những nhận định “võ sĩ chỉ cần tập thêm BJJ thì có thể chơi địa chiến ổn”, hoặc “ôm ấp nhau làm gì, đánh đứng thôi cho đẹp mắt”. 

Lĩnh vực Grappling phức tạp hơn thế nhiều. Với các kỹ thuật vật, quật ngã - kéo ngã (takedown); võ sĩ MMA có thể học hỏi kỹ năng từ vật cổ truyền, Wrestling, Greco-Roman wrestling, Judo. Với khóa siết và các kỹ thuật kiểm soát đối thủ trên mặt sàn, Brazilian Jiu Jitsu, Wrestling, Catch wrestling và Sambo sẽ là những môn võ được điểm danh.

Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 2) - Ảnh 7
Grappling không chỉ bao gồm kỹ thuật của Brazillian Jiu Jitsu

Takedown cũng rất cần chiến thuật 

Kỹ thuật Takedown - Chống takedown đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ skill set của bất kỳ võ sĩ MMA nào. Nếu đối thủ giỏi đánh đứng, dùng takedown kéo họ xuống sàn. Nếu đối thủ giỏi grappling, không cho họ có cơ hội kéo ngã mình, bắt họ phải đánh đứng. 

Đơn giản là một võ sĩ có khả năng Takedown - Chống takedown tốt hơn đối thủ, sẽ nắm quyền chủ động quyết định xem trận đấu sẽ diễn ra ở trạng thái đánh đứng hay địa chiến. Đây cũng là lý do mà không ít các võ sĩ MMA xuất thân Wrestlers trở nên rất thành công ở đấu trường UFC trong giai đoạn những năm đầu 2000. 

Điều đó không có nghĩa là các đô vật có thể bê nguyên bộ kỹ thuật vật vào MMA. 

Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 2) - Ảnh 6
Cự ly giữa các đô vật là rất gần

Chú ý đến khoảng cách giữa mình với đối thủ sẽ là vấn đề đầu tiên với các wrestler.

Các đô vật thường tìm, lừa cơ hội takedown, bằng cách chụp bắt, kéo cánh tay, ghì cổ đối thủ (collar tie),... ở cự ly gần. Vấn đề là, cự ly gần như vậy cũng là phạm vi ra đòn rất thoải mái cho các võ sĩ đánh đứng. Nếu wrestlers cứ hở mặt di chuyển vòng quanh đối thủ, thì kể cả có phòng thủ, khả năng cao là họ sẽ ăn đấm, ăn gối vỡ mặt trước khi có cơ hội takedown. 

Nhưng cách quá xa thì làm thế nào để lừa thế, kéo ngã đối thủ xuống?

Để giải quyết vấn đề này, một số võ sĩ sẽ tìm cách cải thiện kỹ năng tấn công bằng đánh đứng. Đánh đứng tốt hơn, tương đương với việc tăng thêm cơ hội kéo gần cự ly với đối thủ. Đánh đứng tốt cũng tạo ra những tình huống có lợi, ví dụ khi đối thủ phải giơ tay che phần đầu, họ sẽ không có tay để phòng ngự một pha takedown. 

Georges St-Pierre là một trong những võ sĩ dạng này. Anh hay có màn tung đấm (kể cả đòn nhử lẫn đòn thật) vào vùng đầu của đối thủ. Sau đó, chỉ cần đối thủ bước lùi hoặc ở thế thủ để đỡ đòn, St-Pierre sẽ lao xuống bắt chân, bốc ngã đối thủ xuống đất.

Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 2) - Ảnh 1
Georges St-Pierre là một trong những võ sĩ có nền wrestling xuất sắc nhất tại UFC 

Một hướng phát triển khác là tăng cường các kỹ thuật phòng ngự - phản đòn. Khả năng đỡ đòn (block) cùng với chuyển động đầu linh hoạt (head movement) sẽ cực kỳ quan trọng để võ sĩ có thể né đòn, đến gần đối thủ mà không ăn quá nhiều đòn nặng, trước khi chớp cơ hội takedown.

Ví dụ đơn giản là khi đối thủ tung đòn đấm móc (hook), họ sẽ phải xoay hông cùng hướng với cú đấm - đấy là cách cú đấm móc có được lực và quỹ đạo cần thiết. Chiều xoay cơ thể lúc đó khiến cơ thể họ không còn vững vàng, và một pha takedown đúng lúc sẽ không cần bao nhiêu lực để quật bay đối thủ xuống sàn đấu.

Hướng phát triển cuối cùng, cũng yêu cầu “hack não” nhiều nhất, là “lùa”, “bẫy” đối thủ di chuyển theo đúng khoảng cách mình mong muốn. Di chuyển quanh đối thủ, đi lùi để họ theo tới, tiếp cận để họ thấy bị đe dọa, kéo giãn khoảng cách ra. 

Thật ra các võ sĩ đỉnh cao nhất của trò chơi khoảng cách này không hẳn là các đô vật, mà là các võ sĩ xuất thân Karate, ví dụ như Stephen Thompson. Thompson khiến các đối thủ cực kỳ khó chịu khi cứ áp sát chớp nhoáng, ra đòn, xong lại lủi ra ngoài tầm với của họ, buộc đối thủ phải chạy đuổi theo. 

Các đô vật có thể áp dụng chiến lược chạy - đuổi tương tự, nhưng sẽ ứng dụng nó theo một cách khác. Ví dụ nếu đối thủ cắn câu, chạy đuổi theo trong khi mình di chuyển lùi, thì mình có thể bất ngờ hạ thấp trọng tâm, đón bắt và để quán tính rướn người của đối thủ giúp mình hoàn thành pha takedown. 

Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 2) - Ảnh 2
Có rất nhiều kỹ thuật takedown của Judo / Sambo dựa trên việc nắm Gi

Với các võ sĩ xuất thân Judo hoặc Sambo, thì ngoài những vấn đề kể trên, sẽ còn một vấn đề khác họ cần hiệu chỉnh - đó là khả năng nắm (grip) để quăng ngã đối thủ, khi mà các đối thủ trước mặt họ không còn mặc bộ võ phục Gi quen thuộc. 

Có rất nhiều kỹ thuật takedown của Judo / Sambo dựa trên việc nắm Gi. Vậy nên, khi thi đấu MMA, các võ sĩ sẽ cần quên chúng đi, đặt nhiều công sức cho các kỹ thuật underhook (một tay đặt dưới nách đối thủ, một tay kiểm soát thân trên) và overhook (cánh tay đặt bên trên cánh tay đối thủ, cẳng tay khóa lấy tay / thân trên đối thủ) để thực hiện quăng ngã hay ôm khóa clinch.

Grappling kiểu MMA

Nếu các võ sĩ Judo / Sambo “gặp khó” về vấn đề bộ Gi thì các võ sĩ có nền Brazilian Jiu Jitsu (BJJ) cũng vậy. Khóa siết trong BJJ có không ít kỹ thuật khóa cổ, khóa khớp cần sự giúp đỡ từ bộ Gi. 

Cũng may, Brazilian Jiu Jitsu có một nhánh khác là No-Gi, tức là thực hiện kỹ thuật BJJ trong trang phục quần áo bó sát. Các kỹ thuật khóa siết của BJJ No-Gi như armbar, rear-naked choke, triangle choke, arm triangle, kneebar, ankle lock, guillotine choke, gần như có thể bê nguyên vào sàn đấu MMA mà không có vấn đề gì quá lớn.

Tuy nhiên, trong khi thi đấu Brazilian Jiu Jitsu, các võ sĩ không lo bị đấm, đá, chỏ, gối; còn trong MMA thì có. Vì thế, cách các võ sĩ xử lý tư thế cơ bản guard - một võ sĩ nằm dưới, một võ sĩ cố gắng kiểm soát từ bên trên; giữa MMA và BJJ có sự khác biệt rất lớn. 

Ở BJJ, đôi khi võ sĩ nằm dưới là người chiếm nhiều lợi thế. Có nhiều đòn kết liễu bằng khóa siết submission từ tư thế nằm dưới hơn là tư thế ngồi trên. Các kỹ thuật “quét ngã”, thay đổi trạng thái nằm - ngồi (sweeps and reversals) cũng thực hiện từ võ sĩ nằm dưới.

Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 2) - Ảnh 4
Cách các võ sĩ xử lý tư thế cơ bản guard  giữa MMA và BJJ có sự khác biệt rất lớn

Trong khi đó, ở sàn đấu MMA, võ sĩ chiếm quyền kiểm soát bên trên mới là người ăn điểm. Người ở bên trên có thể giã đòn Ground and pound, có thể ra chỏ; đồng thời được chấm điểm lợi thế so với đối thủ trên bảng điểm của các giám định.

Ngoài ra, những cú đấm, chỏ cũng có thể mở đường cho một chiến thắng bằng khóa siết submission. 

Ví dụ, khi võ sĩ tấn công không thể khóa đòn siết cổ sau rear-naked choke được vào hẳn, thì việc đấm vào vùng mặt bên của đối thủ có khả năng sẽ khiến đối thủ lỏng tay, đủ để võ sĩ tấn công thực hiện khóa. 

Một ví dụ khác, đó là khi võ sĩ tấn công đang đấm giã gạo Ground and Pound, võ sĩ nằm dưới phải giơ tay che mặt, thì võ sĩ bên trên có thể móc lấy cánh tay của đối thủ, kéo nó ra mà thực hiện đòn bẻ cánh tay armbar.

Kết

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, khái niệm “Võ tổng hợp - MMA” đang dần có sự thay đổi. 

Nếu như trước đây, “MMA” chỉ đại diện cho một thể thức thi đấu có đủ đánh đứng, khóa siết; thì giờ đây MMA đang dần phát triển thành một hệ thống với loạt kỹ thuật đặc thù. Dù có xét về Striking hay Grappling, các kỹ thuật MMA hiện tại đã bao hàm những đặc điểm rất khác biệt so với các môn võ đi trước như Quyền Anh, Muay Thái, Vật, Jiu Jitsu,... 

Trong vòng nửa thập kỷ trở lại đây, các võ sĩ MMA với một “style” riêng, đặc trưng cho một môn võ nhất định, như “karate style”, “capoeira style”, “muay thai style”,... đã càng lúc càng ít xuất hiện trên các đấu trường lớn như UFC hay ONE Championship. Thay thế cho họ, là sự xuất hiện của những võ sĩ có bộ skill set cân bằng hơn, ít nhược điểm hơn, bao quát toàn bộ các yếu tố striking - wrestling - grappling.

Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 2) - Ảnh 5
MMA trong tương lai sẽ xuất hiện của những võ sĩ có bộ skill set cân bằng hơn, ít nhược điểm hơn (Ảnh LION Championship)

Có thể một số khán giả sẽ cho rằng điều này làm giảm sự đặc sắc của các trận so tài MMA nói chung. Dù vậy, đây giống như một xu hướng chọn lọc tất nhiên, “khôn sống mống chết”, loại bỏ đi những nhân tố không phù hợp, để MMA hình thành một hệ thống đối kháng hiệu quả. 

Theo xu hướng đó, tất nhiên MMA trong tương lai sẽ càng không chỉ đơn thuần là đánh đứng đặt cạnh khóa siết. Kể cả khi đánh đứng, các võ sĩ MMA cũng sẽ thừa khả năng chuyển đổi trận đấu xuống mặt sàn, và kể cả khi sở trường đánh nằm, võ sĩ cũng sẽ có năng lực đối phó với striking. Đó có lẽ mới là hướng phát triển kỹ thuật của MMA trong những năm tới.

TIN LIÊN QUAN
Khabib từ chối dạy Elon Musk thi đấu MMA

Khabib từ chối dạy Elon Musk thi đấu MMA

Theo thông tin từ các trang web chuyên về MMA quốc tế, nhà cựu vô địch UFC Khabib Nurmagomedov đã từ chối lời mời dạy thi đấu của tỷ phú Elon Musk.

Thắng thua trong một trận đấu MMA Việt Nam được quyết định như thế nào?

Thắng thua trong một trận đấu MMA Việt Nam được quyết định như thế nào?

Để xác định thắng thua trong một trận đấu MMA Việt Nam, trọng tài và ban giám định sẽ dựa trên những cơ sở nào?

Các tiêu chí đánh giá chấm điểm trong các trận đấu MMA Việt Nam

Các tiêu chí đánh giá chấm điểm trong các trận đấu MMA Việt Nam

Với bộ skill set vô cùng đa dạng mà các võ sĩ MMA sử dụng trên sàn đấu, đâu sẽ là những tiêu chí chính để ban giám định đánh giá chấm điểm?

Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 1)

Vì sao MMA không đơn thuần chỉ là đánh đứng và khóa siết? (Phần 1)

Việc phân tích MMA thành 2 thành phần Striking (đánh đứng) và Grappling (vật - khóa siết) đôi khi dẫn đến một hiểu lầm tai hại rằng chỉ cần sở hữu kỹ thuật của một môn Striking và một môn Grappling là ta có MMA. Nhưng mọi chuyện sẽ phức tạp hơn thế…

Hai trọng tài MMA Việt Nam đầu tiên đạt cấp độ châu lục

Hai trọng tài MMA Việt Nam đầu tiên đạt cấp độ châu lục

Ngô Viết Phú và Trần Đại Triều là hai trọng tài MMA Việt Nam đầu tiên lên cấp châu lục sau khi hoàn thành chứng chỉ trọng tài MMA châu Á.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trần Ngọc Lượng giành chiến thắng tại giải MMA Trung Quốc

Trần Ngọc Lượng giành chiến thắng tại giải MMA Trung Quốc

Trước đối thủ người Trung Quốc Wubukasimu Kuerban, võ sĩ Trần Ngọc Lượng đã giành chiến thắng nhanh chóng tại giải MMA Wu Lin Feng, sân chơi MMA chuyên nghiệp uy tín ở Trung Quốc.

Lion Championship 19 bắt đầu muộn hơn 30 phút so với thông báo

Lion Championship 19 bắt đầu muộn hơn 30 phút so với thông báo

Sự kiện võ thuật tổng hợp Lion Championship 19 ban đầu được thông báo phát sóng vào lúc 19h30 ngày 16/11, nhưng sau đó phải đến 20h mới bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Vì sao Ngannou được tranh đai trong trận ra mắt PFL?

Vì sao Ngannou được tranh đai trong trận ra mắt PFL?

Gần 3 năm trôi qua kể từ trận đấu gần nhất, Francis Ngannou mới trở lại sân chơi MMA, và anh được đặc cách tranh đai siêu vô địch của giải PFL.

Quàng Văn Minh thua Nghiêm Văn Ý, lỡ cơ hội tranh đai Lion Championship

Quàng Văn Minh thua Nghiêm Văn Ý, lỡ cơ hội tranh đai Lion Championship

Trong trận đấu quyết định tranh suất thách đấu tranh đai vô địch Lion Championship hạng cân 65kg nam, võ sĩ Quàng Văn Minh đã nhận thất bại trước đối thủ Nghiêm Văn Ý.

Đinh Văn Hương làm HLV tại Lion Championship 18

Đinh Văn Hương làm HLV tại Lion Championship 18

1 năm sau khi thách đấu tranh đai vô địch với Phạm Văn Nam, võ sĩ Đinh Văn Hương chuyển sang công tác huấn luyện, nơi anh phụ trách hướng dẫn người đàn em Đinh Văn Khuyến.

Võ sĩ Hải Phòng thắng trong ngày ra mắt Lion Championship

Võ sĩ Hải Phòng thắng trong ngày ra mắt Lion Championship

Ở trận đấu đầu tiên tại Lion Championship, võ sĩ Hải Phòng Nguyễn Văn Trung (CLB Đất Cảng Tiger) đã giành chiến thắng trước đối thủ giàu kinh nghiệm hơn là Trương Quang Kiệt (PFC Phú Quốc).

Văn Nam thắng nhọc tại sự kiện MMA Trung Quốc

Văn Nam thắng nhọc tại sự kiện MMA Trung Quốc

Thay vì giành chiến thắng sớm bằng một đòn knock-out hoặc khóa siết đối thủ như dự đoán, võ sĩ Phạm Văn Nam chỉ vượt qua Wang Hao sau 3 hiệp đấu, với phần thắng bằng tính điểm từ các giám định.

Nhà vô địch Lion Championship Thanh Trúc thi đấu MMA tại Trung Quốc

Nhà vô địch Lion Championship Thanh Trúc thi đấu MMA tại Trung Quốc

Trong bối cảnh chưa thể bảo vệ đai vô địch Lion Championship hạng cân 52kg nữ, võ sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc đã nhận lời thi đấu tại một sự kiện MMA quốc tế tại Trung Quốc.

Lò Thị Tâm về nhà, không theo dõi Lion Championship 18 sau sự cố đối thủ lố cân

Lò Thị Tâm về nhà, không theo dõi Lion Championship 18 sau sự cố đối thủ lố cân

Võ sĩ Lò Thị Tâm, người không thể thi đấu tại Lion Championship 18 vì đối thủ quá đến 3,45kg cân nặng trước ngày tranh tài, đã về nhà, thay vì ở lại theo dõi sự kiện.

Nhiều hạng cân của giải MMA Lion Championship chỉ có 2, 3 võ sĩ

Nhiều hạng cân của giải MMA Lion Championship chỉ có 2, 3 võ sĩ

Tình trạng thiếu hụt võ sĩ của giải MMA Việt Nam Lion Championship không có chiều hướng cải thiện sau 2 năm giải đấu xuất hiện, khi nhiều hạng cân có quá ít gương mặt tham gia tranh tài.

Tin nổi bật