Vì sao Hà Lan được mệnh danh là ‘Cơn lốc màu da cam’: Cuốn phăng mọi đối thủ nhưng mãi là kẻ về nhì

Chung kết World Cup 1974 giữa Tây Đức và Hà Lan, Hà Lan là đội được giao bóng trước. Và ngay sau khi tiếng còi khai cuộc vang lên, cuộc chơi đã trở thành màn trình diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ áo cam...

Chỉ trong vòng 30 giây, gần như toàn bộ đội hình Hà Lan đã tràn sang phần sân đối phương. Họ chuyền tới, chuyền lui, đan bóng đến tận vòng cấm đối phương, mặc cho những bóng áo trắng vật vờ đuổi theo một cách tuyệt vọng.

Chỉ đến khi Johan Cruyff bị phạm lỗi, màn thêu hoa dệt gấm của Hà Lan mới chấm dứt, với kết quả là bàn mở tỷ số trên chấm phạt đền của Johan Neeskens ngay phút thứ 2. Đến lúc này, đội tuyển Tây Đức mới có vinh dự được chạm vào bóng nhờ công của thủ môn Sepp Maier, người phải vào lưới nhặt nó ra cho các đồng đội đưa trở về vòng tròn giữa sân.

Vì sao Hà Lan được mệnh danh là ‘Cơn lốc màu da cam’: Cuốn phăng mọi đối thủ nhưng mãi là kẻ về nhì - Ảnh 1
Johan Cruyff ở trận chung kết World Cup 1974 với Tây Đức

Đó chính là thời khắc Hà Lan thể hiện trọn vẹn hình ảnh "Cơn lốc màu da cam", một trong những biệt danh mang tính biểu tượng nhất của bóng đá thế giới. Nhắc đến “Cơn lốc màu da cam”, những fan trái bóng tròn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của đội tuyển xứ sở hoa tulip, của lối chơi “tấn công và phòng thủ tổng lực” danh bất hư truyền đã làm điên đảo làng túc cầu vào những năm 1970.

Trước khoảng thời gian đó, nền bóng đá Hà Lan vẫn bị đánh giá là xanh và non trên đấu trường quốc tế. Họ yếu kém đến mức phải trải qua 36 năm không được dự World Cup, thua kém cả những quốc gia như Xứ Wales, Bắc Ireland hay Scotland. Nhưng mọi thứ đã thay đổi sau khi CLB Ajax sản sinh ra Thế hệ vàng, với sự xuất hiện của một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử, Johan Cruyff.

Ba chức vô địch cúp C1 Châu Âu liên tiếp của Ajax trong giai đoạn 1971-1973 đã giúp bóng đá Hà Lan thay da đổi thịt. Nhờ những tài năng như Johan Cruyff, Neeskens, Wim Jansen, Ruud Krol Rob Ressenbrink..., đội tuyển Hà Lan đã giành quyền tham dự VCK World Cup 1974 tại Tây Đức. Và khi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh khởi tranh, cả thế giới hoàn toàn bị choáng ngợp trước thứ bóng đá tổng lực, mạnh mẽ và dữ dội như một cơn lốc xoáy, cuốn phăng mọi thứ trên con đường tiến tới trận chung kết.

Lối chơi tổng lực là một sáng kiến vượt tầm thời đại, được áp dụng ở cả Ajax lẫn đội tuyển Hà Lan bởi cùng một HLV, Rinus Michels. Cơn lốc cam của năm 1974 quá may mắn sở hữu một đội ngũ siêu nhân, đủ sức biến lý thuyết của ông Michels thành hiện thực.

Vì sao Hà Lan được mệnh danh là ‘Cơn lốc màu da cam’: Cuốn phăng mọi đối thủ nhưng mãi là kẻ về nhì - Ảnh 2
ĐT Hà Lan ở World Cup 1974 của năm 1974  sở hữu một đội ngũ "siêu nhân"

Ở Hà Lan năm 1974, Johan Cruyff và những người bạn đều có thể hoán chuyển vị trí cho nhau. Tất cả cầu thủ đều tấn công và tất cả cầu thủ đều phòng thủ. Rinus Michels truyền đạt ý tưởng cho các cầu thủ của mình rằng tính tập thể sẽ đưa họ đến những thành tựu to lớn. Bằng cách này, ông ấy cũng tận dụng được những kỹ năng cá nhân tuyệt vời mà các cầu thủ của mình có.

Tại VCK World Cup 1974, sức mạnh vô đối của Hà Lan là không thể phủ nhận. Từ một đội bóng tầm thường không chút số má nào, đoàn quân của HLV Michels trở thành nỗi khiếp sợ đối với mọi đối thủ. Hình ảnh 10 cái bóng áo cam cùng nhau pressing, gây sức ép mãnh liệt rồi cùng nhau ồ ạt tràn lên phần sân đối phương đã khiến không ít những người Argentina, Uruguay hay Brazil gặp sang chấn tâm lý. Ngay cả khi chủ nhà Tây Đức đăng quang ngôi vô địch, nhiều người cho rằng Hà Lan mới là đội bóng mạnh nhất kỳ World Cup năm đó.

Hơn ai hết, chính tuyển Đức với thủ lĩnh là Hoàng đế Franz Beckenbauer đã được trực tiếp cảm nhận thời điểm Hà Lan bộc phát sức mạnh của "Cơn lốc màu da cam". Ngay khi bóng được giao, trận chung kết lập tức trở thành màn trình diễn nghệ thuật nhồi bóng từ những đường chuyền đầu tiên, làm cho người xem thật sự kinh ngạc.

Wim Jansen rồi đến Cruyff, đến Neeskens, rồi lại sang Krol... Họ cứ chuyền tới, chuyền lui, chuyền ngang, liên tục và nhuần nhuyễn. Còn các tuyển thủ Đức, họ chỉ tham gia cuộc chơi như những vai phụ bất đắc dĩ, để làm cho phần trình diễn của vai chính thêm đẹp đẽ, rực rỡ của các vị khách áo cam.

Vì sao Hà Lan được mệnh danh là ‘Cơn lốc màu da cam’: Cuốn phăng mọi đối thủ nhưng mãi là kẻ về nhì - Ảnh 3
Biệt danh ‘Cơn lốc màu da cam’ của ĐT Hà Lan xuất hiện từ World Cup 1974

Sau 120 giây bất lực nhìn Hà Lan thực hiện 25 đường chuyền, cơn ác mộng của người Đức mới chấm dứt bởi cú đá phạt đền của Neeskens. Lịch sử chung kết World Cup chưa từng có đội nào mở màn trận đấu bằng cách nghiền áp đối thủ như Cruyff và những người bạn.

Lối chơi tổng lực ấy độc đáo tới mức kể từ sau thế hệ của Cruyff, đất nước của cối xay gió chưa từng có đội tuyển nào tái hiện được hình ảnh cơn lốc. Thậm chí, đội tuyển Hà Lan với tam giác quỷ Frank Rijkaard, Ruud Gullit và Marco van Basten cũng không tạo nổi cơn lốc. Họ chỉ xứng đáng được ví như "những người Hà Lan bay".

Bóng đá Hà Lan rất hay, rất đẹp. Vì đấy là sản phẩm của những ý tưởng tuyệt vời. Song, đá hay đá đẹp cũng chưa chắc có thể vô địch. Đó dường như là lời nguyền đã đeo bám đội tuyển Hà Lan trong một khoảng thời gian dài. Họ được mệnh danh là "Vua chưa đăng quang" của World Cup khi có tới 3 lần về nhì vào các năm 1974, 1978 và 2010. Danh hiệu lớn duy nhất của đội tuyển xứ sở hoa tulip là chức vô địch châu Âu năm 1988 nhờ bộ ba huyền thoại Rijkaard, Gullit và Van Basten.

Ngày nay, đội tuyển Hà Lan thậm chí còn không giữ được chất hào hoa, phóng khoáng, chất hay, chất đẹp của các tiền bối năm xưa. Thay vì lối đá sexy, Hà Lan thực dụng hơn, tập trung vào hiệu quả nhiều hơn. Chẳng có cơn lốc nào, thay vào đó là những cơn gió nhẹ, nhưng đủ độc để khiến đối thủ gục ngã.

Vì sao Hà Lan được mệnh danh là ‘Cơn lốc màu da cam’: Cuốn phăng mọi đối thủ nhưng mãi là kẻ về nhì - Ảnh 4
 ĐT Hà Lan hiện tại không còn giữ được chất hào hoa, phóng khoáng của các tiền bối năm xưa

Những người Hà Lan hiểu rằng, lối đá bay bổng không còn giúp họ đến gần với đỉnh cao. Yếu tố con người cũng buộc họ phải thay đổi. Không còn những nghệ sĩ đa tài như Cruyff, như Neeskens, như Krol, như Gullit hay Van Basten thì nổi lốc sao được. Thực dụng mới là thứ giúp thế hệ tiếp theo của Van Persie, Robben, Sneijder giành ngôi á quân như các tiền bối vào năm 2010.

Tuy nhiên, sự thực dụng đến mức nhàm chán này lại khiến những người yêu mến Cơn lốc cam cảm thấy tiếc nuối. Họ nhớ bóng đá tổng lực đẹp, bóng đá tổng lực đam mê, bóng đá tổng lực gợi cảm, nhớ cơn lốc đã cuốn bay Selecao năm nào.

Trong bóng đá thường có câu nói “Không ai nhớ đến kẻ về nhì”. Nhìn chung, cụm từ này được áp dụng trong hầu hết mọi trường hợp, ngoại trừ á quân Hà Lan năm 1974. Chỉ cần một kỳ World Cup sáng ngời, Hà Lan nghiễm nhiên trở thành cường quốc bóng đá và giữ mãi tư thế ấy cho đến tận bây giờ.

TIN LIÊN QUAN
Indonesia thắng Hà Lan ở cuộc tranh chấp sao trẻ Ngoại hạng Anh

Indonesia thắng Hà Lan ở cuộc tranh chấp sao trẻ Ngoại hạng Anh

Chủ tịch LĐBĐ Indonesia, Erick Thohir, xác nhận quá trình nhập tịch cho Justin Hubner đang được hoàn tất và cầu thủ 20 tuổi này sẽ sớm đủ điều kiện khoác áo ĐT Indonesia.

Tiền đạo gốc Hà Lan muốn đưa ĐT Indonesia dự World Cup

Tiền đạo gốc Hà Lan muốn đưa ĐT Indonesia dự World Cup

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Bola mới đây, tiền đạo gốc Hà Lan - Rafael Struick lạc quan rằng ĐT Indonesia sẽ có thể góp mặt ở World Cup vào "một ngày nào đó".

Chia bảng EURO 2024: 'Tử thần' gọi tên ĐKVĐ Italia, duyên nợ Pháp và Hà Lan

Chia bảng EURO 2024: 'Tử thần' gọi tên ĐKVĐ Italia, duyên nợ Pháp và Hà Lan

Theo kết quả bốc thăm, sẽ có tới 2 bảng đấu được coi là “tử thần” tại EURO 2024, với việc Pháp và Hà Lan sớm đụng độ, trong khi nhà đương kim vô địch Italia chạm trán Tây Ban Nha.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Nhận định Stuttgart vs Young Boys, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Stuttgart vs Young Boys, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Stuttgart vs Young Boys lúc 3h00 ngày 12/12 tại Champions League hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Stuttgart vs Young Boys.

Nhận định Juventus vs Man City, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Juventus vs Man City, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Juventus vs Man City lúc 3h00 ngày 12/12 tại Champions League hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Juventus vs Man City.

Nhận định Feyenoord vs Sparta Prague, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Feyenoord vs Sparta Prague, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Feyenoord vs Sparta Prague lúc 3h00 ngày 12/12 tại Champions League hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Feyenoord vs Sparta Prague.

Indonesia nộp đơn xin đăng cai Asian Cup 2031

Indonesia nộp đơn xin đăng cai Asian Cup 2031

Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI) Thohir xác nhận Indonesia đã nộp đơn xin đăng cai vòng chung kết Asian Cup 2031.

Nhận định Dortmund vs Barcelona, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Dortmund vs Barcelona, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Dortmund vs Barcelona lúc 3h00 ngày 12/12 tại Champions League hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Dortmund vs Barcelona.

Nhận định Benfica vs Bologna, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Benfica vs Bologna, Champions League, lực lượng, đội hình dự kiến

Nhận định Benfica vs Bologna lúc 3h00 ngày 12/12 tại Champions League hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Benfica vs Bologna.

Bình Dương chọn xong người thay HLV Hoàng Anh Tuấn

Bình Dương chọn xong người thay HLV Hoàng Anh Tuấn

2 ngày sau khi HLV Hoàng Anh Tuấn từ chức, CLB Bình Dương đã chọn xong người ngồi vào ghế HLV trưởng.

Bất ngờ với cái tên đầu tiên bị loại ở cúp C1

Bất ngờ với cái tên đầu tiên bị loại ở cúp C1

Sau lượt trận diễn ra vào đêm qua và rạng sáng nay, đội bóng đầu tiên chắc chắn không thể giành vé đi tiếp ở cúp C1 đã lộ diện.

Sporting Lisbon thua 4 trận liên tiếp thời hậu Ruben Amorim

Sporting Lisbon thua 4 trận liên tiếp thời hậu Ruben Amorim

Cơn ác mộng của Sporting Lisbon tiếp tục được nối dài bằng trận thua Club Brugge 1-2 vào rạng sáng nay. Từ chỗ toàn thắng 9 trận gần nhất, bất tại 18 trận từ đầu mùa, CLB Bồ Đào Nha đã thua liền 4 trận ngay sau khi Ruben Amorim ra đi.

Mbappe chấn thương trong ngày chạm mốc 50 bàn tại cúp C1

Mbappe chấn thương trong ngày chạm mốc 50 bàn tại cúp C1

Kylian Mbappe đã phải rời sân giữa chừng vì chấn thương trong ngày chạm cột mốc 50 bàn thắng tại cúp C1.

Tin nổi bật