“Thần cước” võ Việt: Võ thuật luôn dịch chuyển mỗi ngày
“Thần cước” võ Việt Lê Thanh Tùng cho rằng Võ thuật luôn dịch chuyển mỗi ngày do đó mỗi người học võ cần không ngừng chuyên tâm, nghiên cứu học tập và rèn luyện.
Võ sư Lê Thanh Tùng (SN 1950) bắt đầu học võ từ năm lên 6 tuổi, do cha ông là cố Đại võ sư Lê Đại Hoan ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) truyền dạy. Võ sư Lê Thanh Tùng một thời được mệnh danh "độc cô cầu bại", đệ nhất cao thủ ở miền Nam trước năm 1975, ông luôn hạ đối phương trong vòng 1 đến 2 hiệp bằng đòn chân nên được mệnh danh là “Thần cước”.
Võ sư Tùng từng một thời bách chiến bách thắng trên các võ đài từ Sài Gòn cho đến các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và đã được Tổng cuộc Quyền thuật phong tặng danh hiệu “võ sĩ trẻ triển vọng nhất”.
Theo ông, muốn có thành tựu trong võ thuật thì phải khổ luyện, không thể giỏi bằng lý thuyết. Trước hết, người học võ phải xác định được khả năng, sở thích của mình để chọn môn võ và thầy hướng dẫn cho phù hợp. Võ sư Lê Thanh Tùng viết về võ thuật trên trang cá nhân của mình:
“Võ thuật luôn dịch chuyển mỗi ngày trên nấc thang tập luyện và không bao giờ dừng lại thành tích cho bất cứ ai kể cả vai trò VĐV, huấn luyện, bậc thầy nhất là vai trò lãnh đạo.
"Sự thay đổi kỹ thuật, tư duy cần được coi là chìa khoá thành công. Cần chuyên tâm, không ngừng nghiên cứu học tập nếu muốn được thăng tiến thực sự. Thông qua sự học và thực tập mỗi ngày sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp chuyển biến võ thuật của thời đại, của sức ép tiến bộ không ngừng trên các võ đài, các giải thi đấu võ thuật toàn cầu luôn diễn ra."
"Để trở thành một người thầy được ngưỡng phục không phải tự nhiên có mà cần phải liên tục trau dồi kiến thức và rèn luyện trí tuệ. Tâm trong sáng trong hành xử thể hiện phẩm cách lớn. Rèn luyện nhân cách mỗi ngày của con nhà võ chân chính là không thể thiếu.”
Hiện tại, “Thần cước” võ Việt Lê Thanh Tùng đang sinh sống ở làng biển Phú Dương, vui thú điền viên và chuyên tâm vào nghiên cứu võ học, nhưng vẫn sẵn sàng góp mặt vào các sự kiện võ thuật vổ truyền với mục tiêu phát triển nền võ thuật Việt Nam. Ông vẫn quan niệm rằng võ thuật nói chung có một sự cơ bản nhất định, am tường nó thì mới đạt được đỉnh cao.
Chatri Sityodtong: CEO võ thuật đi lên từ hai bàn tay trắng
CEO ONE Championship Chatri Sityotong có con đường khởi nghiệp khá gian truân trước khi trở thành "ông trùm" của làng võ thuật Châu Á.
Hàng loạt sự kiện võ thuật đình đám trong nước bị tạm hoãn do COVID-19 trở lại
Việc dịch COVID-19 tái bùng phát trong thời gian gần đây đã khiến nhiều sự kiện võ thuật lỡ hẹn với người hâm mộ.
Top 10 các võ sĩ Việt kiều nổi tiếng thế giới hiện nay
Cùng với những võ sĩ trong nước, võ thuật Việt Nam trong những năm gần đây được biết đến nhiều hơn nhờ các võ sĩ gốc Việt. Hãy cùng điểm qua 10 võ sĩ Việt kiều đã và đang tung hoành tại khắp các sàn đấu võ thuật trên thế giới hiện nay.