Shane Van Boening, cơ thủ khiếm thính và biểu tượng của billiards pool hiện đại

Nhắc tới billiards pool hiện đại, người ta nhắc ngay tới Shane Van Boening. Anh được tờ Billiards Digest bầu chọn là cơ thủ pool vĩ đại nhất thập kỷ 2010-2020. Với hơn 100 danh hiệu khác nhau, trong đó có hơn 50 danh hiệu lớn và 5 chức vô địch US Open, Shane Van Boening đã đứng trên đỉnh cao của thế giới trong hàng chục năm, dù nay anh mới ở tuổi 40.

Bệnh khiếm thính đưa Shane Van Boening tới billiards

Shane Van Boening sinh ra trong một gia đình có truyền thống về chơi billiards. Ông ngoại của anh là Gary Bloomberg, một nghệ sĩ biểu diễn billiards có tiếng vào thời trước. Bà của anh là nhà vô địch quốc gia, trong khi mẹ và chị gái cũng đứng đầu nước Mỹ trong thời gian của mình. Vì thế, Shane Van Boening biết tới billiards từ rất nhỏ. Năm 2005, khi 22 tuổi, Shane Van Boening trở thành VĐV chuyên nghiệp khi thi đấu các giải quốc tế. Nhưng từ trước đó, cơ thủ này đã ‘đánh đông, dẹp bắc’ khắp nước Mỹ.

Shane Van Boening, cơ thủ khiếm thính và biểu tượng của billiards pool hiện đại - Ảnh 1
Shane Van Boening khi còn là 1 cậu bé

Ít ai biết, Shane rất quan tâm tới billiards một phần vì căn bệnh anh mắc phải, đó là bệnh khiếm thính. Từ khi sinh ra, cơ thủ này gần như đã bị điếc hoàn toàn. Anh gần như không nghe thấy âm thanh gì cho tới khi 18 tháng tuổi, khi được đeo thiết bị trợ thính đầu tiên. Kể từ đó, đây là vật bất ly thân để chàng trai sinh năm 1983 tiếp tục cuộc sống của mình. Điều này khiến anh trải qua tuổi thơ không mấy êm đẹp.

"Trẻ con lấy khiếm khuyết của tôi làm trò đùa,” – Shane chia sẻ. “Bọn họ ném đá, bỏ kẹo cao su lên tóc tôi. Tôi chỉ biết chạy về nhà với mẹ và khóc. Mẹ tôi an ủi bằng việc hỏi rằng tôi muốn đưa đến phòng billiards không? Tôi được mẹ dẫn tới đó và cảm thấy rằng tất cả mọi người đều rất vui vẻ”.

Khi lớn lên, Shane không còn bị bắt nạt bởi khiếm khuyết của mình nữa, và anh cũng có thêm một sở thích để luyện tập mỗi ngày, đó là billiards. Cậu bé liên tục tập luyện, thi đấu hàng giờ mỗi ngày bên bàn billiards. Anh say sưa với những con bi, điều sau này trở thành niềm hứng thú và công việc hàng ngày của cơ thủ sinh năm 1983.

Việc bị khiếm thính không ảnh hưởng mấy tới cuộc sống và cách giao tiếp của anh với người khác, bởi công nghệ hiện đại giúp anh có thể nghe người khác nói gì chỉ bằng một thiết bị hỗ trợ nhỏ gọn. Thậm chí, Shane còn khẳng định, anh có thể tập trung hơn khi không phải nghe những tiếng ồn xung quanh.

"Thực tế, khiếm thính là lợi thế của tôi", cơ thủ nước Mỹ cho biết. "Tôi không phải nghe tiếng ồn ở xung quanh nếu muốn tập trung vào thi đấu. Có lần, tôi đã tắt thiết bị trợ thính đi, và thực sự tập trung để thi đấu. Điều đó thực sự có tác dụng”.

Shane Van Boening, cơ thủ khiếm thính và biểu tượng của billiards pool hiện đại - Ảnh 3
Việc bị điếc bẩm sinh là 1 nguyên nhân khiến anh sớm chơi billiards - Ảnh matchroom

Nhờ công nghệ, Shane Van Boening không gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với các cơ thủ khác trên bàn billiards. Dù vậy, vẫn có lúc anh phải nói chuyện bằng ngôn ngữ hình thể. Khi tham dự các giải đấu được tổ chức ở châu Á như Trung Quốc hay Philippines, cơ thủ này vẫn gặp một số tình huống không có phiên dịch, và gặp những luật lệ chỉ có ở địa phương. Khi ấy, hoặc là Shane Van Boening phải giao tiếp bằng ngôn ngữ của billiards, hoặc là anh nhờ những người bạn quốc tế của mình để trao đổi.

Giới Billiards vốn rất nhộm nhoạm. Trước đây, các cơ thủ xuất phát từ đủ mọi ngành nghề của cuộc sống, khiến văn hoá của người chơi chưa được nâng cao. Việc các VĐV billiards thường xuyên ‘độ’ với nhau ở các trận đấu bên ngoài cũng khiến hình ảnh của môn thể thao này xấu đi trong mắt công chúng. Vậy nhưng, Shane Van Boening lại mang đến một làn gió khác.

Có thể nói, Shane là một trong những VĐV đầu tiên của billiards pool thế giới hướng tới sự chuyên nghiệp. Anh cùng các đồng nghiệp tạo ra môi trường thi đấu lành mạnh, coi trọng đối thủ và tỏ ra hào hiệp. Nhờ đó, anh được công đồng tán thưởng với thái độ chuyên nghiệp của một VĐV đỉnh cao, tôn trọng mọi người và thậm chí là từ bỏ rượu bia để theo đuổi sự nghiệp.

Trước thời của Shane Van Boening, Efren Reyes và Earl Strickland là 2 lão tướng huyền thoại của billiards thế giới. Vậy nhưng, cả 2 sớm thất bại trước cậu nhóc nhỏ hơn họ tận 20-30 tuổi. Sau này, Shane Van Boening cũng áp đảo những cơ thủ trẻ như Albin Ouschan, Joshua Filler hay Fedor Gorst trong một thời gian để giữ vững vị thế số 1 trong thập niên 2010-2020. Anh là người hiếm hoi có thể kết hợp những con bi carom mang đậm nét cổ xưa tới những pha nhảy bi biểu tượng của billiards hiện đại, tạo ra một cơ thủ gần như hoàn thiện ở mọi khía cạnh của mình.

Để có được một Shane Van Boening hoàn hảo đến cả những kỹ thuật cũ và mới, không có gì khác ngoài tập luyện. Anh từng chia sẻ rằng mỗi ngày, các cơ thủ nên luyện tập ít nhất 5.000 con bi để hướng tới chuyên nghiệp. Cụ thể hơn, Shane Van Boening nói: “Tôi luyện tập tối đa 10 giờ một ngày; bắn bi nửa triệu lần mỗi năm. Tôi muốn đánh quả bi một cách hoàn hảo. Cách duy nhất để đánh hoàn hảo là luyện tập nó, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tôi dù tập nhiều vẫn chưa thể hoàn hảo”. 

Shane Van Boening, cơ thủ khiếm thính và biểu tượng của billiards pool hiện đại - Ảnh 2
Anh sớm thở thành huyền thoại của billiards đương đại

Có thể nhận thấy rõ sự khác biệt của Shane Van Boening so với thế hệ cũ của mình. Anh hướng tới việc tập luyện chuyên nghiệp hơn và loại bỏ các yếu tố không tốt đến thể thao. Từ trước đến nay, việc đánh ‘độ’ là điều gần như chắc chắn với các cơ thủ đánh billiards, nhưng anh lại không muốn điều đó tiếp diễn. Anh từng nói: “Chỉ có thể thao sạch mới thu hút được các nhà tài trợ là doanh nghiệp lớn, các thỏa thuận truyền thông lớn và phát triển billiards chuyên nghiệp. Cơ thủ không được cá cược, billiards phải là môn thể thao sạch”.

Ngoài ra, Shane cũng hướng tới việc billiards phát triển nhiều hơn với tư cách là một môn thể thao thu hút khán giả. Anh cho biết, khi nào các nhà tài trợ không liên quan tới billiards vào cuộc, môn thể thao này mới thực sự phát triển: “Tôi biết một số cơ thủ billiards hàng đầu đã kiếm được tiền. Nên nếu họ làm được, thì tôi cũng làm được. Đến nay, tôi có khoảng 6 nhà tài trợ cho gậy, bàn đánh và các sản phẩm của billiards, nhưng không có nhà tài trợ nào nằm ngoài các sản phẩm liên quan đến billiards. Tiền kiếm được chỉ từ vài chục ngàn USD với vài trăm ngàn USD mà thôi”.

Với những tư tưởng và sự hoàn thiện bản thân từng ngày, không bất ngờ khi Shane luôn được coi là một trong những cơ thủ xuất sắc và đáng chú ý nhất thế giới. Anh luôn nằm trong danh sách đầu tiên khi các giải đấu lớn muốn mời các VĐV nổi bật nhất tham gia, hay những nhà tài trợ muốn gắn liền tên tuổi. Có thể coi Shane là một trong những VĐV chuyên nghiệp đầu tiên của billiards thế giới và luôn cố gắng để giúp bản thân và cả nền billiards trở nên chuyên nghiệp hơn xuyên suốt sự nghiệp của mình.

Cơ thủ xuất sắc nhất thập niên 2010-2020

Về chuyên môn, sau 2 năm theo đuổi chuyên nghiệp, Shane Van Boening được đánh giá là cơ thủ trẻ có tiềm năng lớn nhất thế giới. Tờ Billiards Digest năm 2007 đã coi anh là ngôi sao có thể toả sáng bất cứ lúc nào, và Shane chỉ cần 5 tháng để chứng minh điều đó. Chàng trai đến từ bang Nam Dakota đã vô địch giải 10 bi quốc tế của Predator và giải US Open ngay trong năm đó, và cơ thủ này được Billiards Digest bầu chọn là Cơ thủ xuất sắc nhất năm.

Kể từ thời điểm ấy, Shane Van Boening trở thành cơ thủ xuất sắc nhất ở mọi giải đấu mà anh tham gia. VĐV đến từ Nam Dakota luôn dẫn đầu trên bảng xếp hạng thế giới, luôn là ứng viên số 1 ở mọi giải đấu lớn, nhỏ, trong và ngoài nước Mỹ. Anh ngày càng hoàn thiện bản thân, hoà làm một với billiards và sẵn sàng cho mọi thách thức.

Tứ kết World Pool Masters 2024: Ko Ping Chung vs Joshua Filler, Shane Van Boening vs Jayson Shaw - Ảnh 2
Shane giờ đã có trong tay đầy đủ những danh hiệu lớn nhất

Sau 20 năm thi đấu chuyên nghiệp, Shane Van Boening đã có bộ danh hiệu đồ sộ và đẩy đủ những chức vô địch danh giá nhất. Cơ thủ này có được vinh quang ở tất cả những nội dung thi đấu, từ 8 bi, 9 bi, 10 bi cho tới one pocket, bankshot, straight pool thậm chí là cả carom.

Hiện theo thống kê của AZ Billiards, Shane chính là cơ thủ có số tiền thưởng cao nhất mọi thời đại với hơn 2,3 triệu USD. Con số này chỉ tính tiền thưởng được công bố ở các giải chính thức, không tính các giải không chính thức, các trận đánh phía sau màn hình và số tiền có được từ quảng cáo và nhà tài trợ. Shane Van Boening dần trở thành biểu tượng của billiards pool ở Mỹ và trên toàn thế giới.

TIN LIÊN QUAN
World Pool Championship 2024: Thắng nghẹt thở Eklent Kaci, Fedor Gorst lên ngôi vô địch

World Pool Championship 2024: Thắng nghẹt thở Eklent Kaci, Fedor Gorst lên ngôi vô địch

Vượt qua Eklent Kaci trong ván hill - hill nghẹt thở ở trận chung kết, Fedor Gorst đã trở thành nhà vô địch cực kỳ xứng đáng tại World Pool Championship 2024.

Fedor Gorst cảm ơn người hâm mộ Việt Nam sau chức vô địch World Pool Championship 2024

Fedor Gorst cảm ơn người hâm mộ Việt Nam sau chức vô địch World Pool Championship 2024

Trên trang cá nhân, Fedor Gorst thừa nhận mọi khoảnh khắc ở giải vô địch 9 bi thế giới 2024 đều thử thách giới hạn của mình. Bên cạnh đó, anh cũng gửi lời cảm ơn tới người hâm mộ của tôi trên khắp thế giới, đặc biệt là từ Mỹ, Việt Nam, Philippines và Nga.

Francisco Sánchez Ruíz: Từ gã phụ bếp tới nhà vô địch tuyệt đối của billiards thế giới

Francisco Sánchez Ruíz: Từ gã phụ bếp tới nhà vô địch tuyệt đối của billiards thế giới

Chưa đầy mười năm trước, Francisco Sanchez Ruiz đang làm việc trong CLB billiards của cha mình - giờ đây anh là số 1 thế giới trong môn thể thao của mình và luôn là ứng viên hàng đầu cho những giải đấu cấp độ thế giới.

Carlo Biado – Từ cậu bé làm việc ở sân golf tới nhà vô địch billiards thế giới

Carlo Biado – Từ cậu bé làm việc ở sân golf tới nhà vô địch billiards thế giới

Carlo Biado chắc chắn là một trong những cơ thủ đáng xem nhất thế giới. Thế nhưng, ít ai biết về quá khứ cơ cực và những câu chuyện phía sau của VĐV sinh năm 1983.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Qatar World Cup 10 bi 2024: Nguyễn Hoàng Minh Tài dừng bước đáng tiếc ở vòng 1/16

Qatar World Cup 10 bi 2024: Nguyễn Hoàng Minh Tài dừng bước đáng tiếc ở vòng 1/16

Để thua đáng tiếc trước cơ thủ người Hungary Oliver Szolnoki, Nguyễn Hoàng Minh Tài đã nói lời chia tay Qatar World Cup 10 bi 2024 ở vòng 1/32, khép lại hành trình bằng 3 trận thắng.

Qatar World Cup 10 bi 2024: Minh Tài thắng thuyết phục Sanjin Pehlivanovic, vào Top 32

Qatar World Cup 10 bi 2024: Minh Tài thắng thuyết phục Sanjin Pehlivanovic, vào Top 32

Chiến thắng cực kỳ thuyết phục với tỉ số 9-7 trước Sanjin Pehlivanovic đã đưa Nguyễn Hoàng Minh Tài vào Top 32 cơ thủ xuất sắc nhất Qatar World Cup 10 bi 2024.

Qatar World Cup 10 bi 2024: Minh Tài vào vòng loại trực tiếp

Qatar World Cup 10 bi 2024: Minh Tài vào vòng loại trực tiếp

Trong trận đấu tại vòng cuối nhánh thắng, đại diện của Việt Nam - Nguyễn Hoàng Minh Tài đã gặp đôi chút khó khăn nhưng vẫn vượt qua cơ thủ người Mexico - Ruben Batista với tỷ số 9-6, qua đó giành vé vào vòng 64 giải Qatar World Cup 10 bi 2024.

Qatar World Cup 10 bi 2024: Nguyễn Hoàng Minh Tài thắng cách biệt trong trận ra quân

Qatar World Cup 10 bi 2024: Nguyễn Hoàng Minh Tài thắng cách biệt trong trận ra quân

Trong trận đấu diễn ra tối 9/12, Minh Tài không gặp nhiều khó khăn để đánh bại cơ thủ người Iraq - Ahmed Hasan Al-Taweel với tỷ số 9-4, qua đó ghi tên mình vào vòng 1 nhánh thắng Qatar World Cup 10 bi 2024.

Lịch thi đấu giải Qatar World Cup 10 bi 2024 mới nhất hôm nay

Lịch thi đấu giải Qatar World Cup 10 bi 2024 mới nhất hôm nay

Lịch thi đấu giải Qatar World Cup 10 bi 2024 mới nhất, đầy đủ nhất hôm nay được cập nhật trên iThethao.vn.

Cubic Women Open chặng 4: 'Hủy diệt' Quỳnh Như, Huế Trân bảo vệ thành công chức vô địch

Cubic Women Open chặng 4: 'Hủy diệt' Quỳnh Như, Huế Trân bảo vệ thành công chức vô địch

Vượt qua Lại Quỳnh Như với tỉ số cách biệt ở trận chung kết, Tôn Nguyễn Huế Trân đã bảo vệ thành công chức vô địch Cubic Women Open khi đăng quang tại chặng 4.

Cubic Women Open chặng 4: Ngược dòng khó tin hạ Ngọc Lệ, Quỳnh Như vào chung kết

Cubic Women Open chặng 4: Ngược dòng khó tin hạ Ngọc Lệ, Quỳnh Như vào chung kết

Bất ngờ ngược dòng đánh bại Đoàn Thị Ngọc Lệ dù bị dẫn sau, Lại Quỳnh Như đã giành quyền vào chung kết Cubic Women Open chặng 4 gặp Tôn Nguyễn Huế Trân.

Cubic Women Open chặng 4: Hạ 'ngựa ô', Huế Trân vào trận chung kết thứ hai liên tiếp

Cubic Women Open chặng 4: Hạ 'ngựa ô', Huế Trân vào trận chung kết thứ hai liên tiếp

Giải mã "hiện tượng" Thùy Trang một cách khá nhẹ nhàng, đương kim vô địch Tôn Nguyễn Huế Trân tiến vào trận chung kết Cubic Women Open thứ hai liên tiếp.

Cubic Women Open chặng 4: ĐKVĐ Huế Trân chạm trán 'ngựa ô', Ngọc Lệ đấu Quỳnh Như

Cubic Women Open chặng 4: ĐKVĐ Huế Trân chạm trán 'ngựa ô', Ngọc Lệ đấu Quỳnh Như

Top 4 Cubic Women Open chặng 4 đã lộ diện và hứa hẹn sẽ là vòng bán kết hấp dẫn, với tâm điểm thuộc về cuộc đọ sức giữa đương kim vô địch Tôn Nguyễn Huế Trân cùng "ngựa ô" Thùy Trang.

Cubic Women Open chặng 4: Thùy Trang tạo 'địa chấn', Huế Trân, Ngọc Lệ thể hiện đẳng cấp

Cubic Women Open chặng 4: Thùy Trang tạo 'địa chấn', Huế Trân, Ngọc Lệ thể hiện đẳng cấp

Tại tứ kết Cubic Women Open chặng 4, gương mặt mới Thùy Trang đã gây bất ngờ khi thắng đậm á quân chặng 3 Kim Chi, trong khi Tôn Nguyễn Huế Trân cùng Đoàn Thị Ngọc Lệ tiếp tục thể hiện đẳng cấp vượt trội.

Tin nổi bật