Riot Games bị chỉ trích vì ưu ái LPL
Ban tổ chức MSI 2022 đã quyết định việc tất cả các tuyển thủ sẽ thi đấu ở độ trễ đường truyền (ping) 35ms để đảm bảo công bằng trong điều kiện đại diện tới từ LPL là Royal Never Give Up không thể tới Hàn Quốc và phải thi đấu online. Bước đi này của Riot không những khiến cộng đồng người hâm mộ nổ ra nhiều cuộc tranh cãi, mà còn khiến người ta nghi ngờ về khả năng xuất hiện của LMHT tại Olympic trong tương lai.
Độ trễ đường truyền 35ms
Riot đã thông báo các trận đấu ở MSI 2022 sẽ diễn ra với độ trễ đường truyền cố định 35ms để đảm bảo công bằng cho Royal Never Give Up, đội phải thi đấu online. Giới chuyên môn theo đó đã lên tiếng chỉ trích hành động này của Riot Games “thiên vị rõ rệt với LPL”. Ngay lập tức, cựu HLV trưởng LS của C9 đã bày tỏ bức xúc với ý kiến: “Vì sao quy định 35ms ở MSI là không thể chấp nhận được”.
Theo đó, tuyển thủ Gumayusi của T1 cũng đã thể hiện sự không hài lòng khi chi sẻ rằng: “Ping 35ms là sẽ gây ra sự khác biệt rất lớn so với bình thường. Faker sẽ cực kỳ nhạy cảm với quy định lần này”.
Đồng thời, trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, tuyển thủ Yaharong của DetonatioN FocusMe đã chia sẻ những góc nhìn tiêu cực về quy định lần này. Anh đặc biệt nhấn mạnh việc chơi ở mức ping 35ms giống như “đá bóng ở mặt sân cỏ dở tệ và chơi trượt băng ở nơi không có tuyết”.
Những quyết định của Riot Games đã tạo ra tình thế đầy tranh cãi như hiện nay. Trong khi các đội tuyển khác tập hợp ở Hàn Quốc, đại diện tới từ Trung Quốc đã cho thấy nguyện vọng thi đấu online do các vấn đề cá nhân. Nguyên nhân chính là vì những quy định cách ly để phòng chống dịch vô cùng nghiêm ngặt ở quê nhà cũng như việc thành phố Thượng Hải đang thực hiện chính sách "Zero Covid-19".
Lý do nào cho sự “thiên vị LPL”
Ngay cả khi sự khác biệt tốc độ đường truyền giữa 2 máy chủ Trung Quốc và Hàn Quốc là 150ms thì họ vẫn phải chịu đựng nó và cố gắng chiến thắng vì đây là môi trường chuyên nghiệp.
Đặc biệt là khi sự khác biệt trong tốc độ kết nối ở máy chủ Trung Quốc và Hàn Quốc rơi vào khoảng 30-50ms, thật khó để cộng đồng không nghĩ rằng mọi người đang “bắt nạt LPL”. Trong khi đó, các tuyển thủ chuyên nghiệp tại Trung Quốc đều được cấp các tài khoản thi đấu xếp hạng đơn tại máy chủ Hàn Quốc. Vậy nên, họ vốn đã quen với việc thi đấu trong điều kiện chênh lệch tốc độ đường truyền tương tự. Trong khi đó, những tuyển thủ Hàn Quốc thi đấu với mức ping thấp hơn thì lại phải chịu thêm một bất lợi trên chính sân nhà.
Giới truyền thông Trung Quốc chỉ ra rằng quy định về mức ping 35ms vốn đã tồn tại từ MSC 2020. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, chúng ta bắt buộc phải chọn hình thức thi đấu online khi tất cả các quốc gia tham dự đều không thể xuất ngoại do các quy định về phòng chống dịch bệnh. Thậm chí, quy định này chỉ được đặt ra cho các sự kiện liên quan tới 2 khu vực LCK và LPL chứ không phải các giải đấu mang tính chất thế giới.
Hơn nữa, nếu RNG được chấp thuận tham gia thi đấu online, chúng ta cũng phải xem xét lại tình huống trong quá khứ của đội tuyển đại diện Việt Nam (khu vực VCS). Năm 2021, GAM Esports (GAM) là đội tuyển vô địch VCS mùa Hè. Sau đó, họ đã làm việc rất vất vả để có thể hoàn tất các thủ tục và quy định về cách ly và xin VISA trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên sau đó, họ thất bại trong việc hoàn thành thủ tục và đành phải bỏ lỡ sân khấu ước mơ của mình tại cả CKTG và kỳ MSI trong năm 2021 vừa qua. Nếu họ có thể thi đấu online giống như LPL, GAM đã không phải bỏ phí thời gian của mình. Lẽ ra trận đấu đã có thể được cài đặt mức ping tương ứng với đường truyền giữa Việt Nam và Iceland.
Lịch sử lặp lại
Năm 2021, RNG từng khiến cho lịch trình trận bán kết MSI phải thay đổi theo ý muốn của họ. Tính cả năm ngoái, MSI 2022 đã là lần thứ 2 giải đấu phải bổ sung quy định để tạo điều kiện thi đấu cho họ. Báo giới Trung Quốc cho rằng việc các đội tuyển LPL góp mặt trong các giải đấu sẽ mang đến nhiều tín hiệu tích cực nhờ vào lượng người xem cao. Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài, những quy định “thiên vị LPL” này sẽ mang tới những hậu quả tiêu cực.
Mặc dù tất cả đã cố gắng nhìn LPL dưới góc nhìn tích cực, không thể phủ nhận rằng rất khó để đưa ra đánh giá chính xác về trình độ của khu vực này khi họ thường xuyên gây ra nhiều tranh cãi. Cụ thể như việc liên tục thay đổi lịch thi đấu, đề xuất nhiều quy định thay đổi quy định thi đấu ở các giải quốc tế hay thường xuyên nhận được sự đối xử thiên vị ở các giải đấu LMHT.
Đặc biệt, nếu các quy định “thiên vị LPL” như trên còn tiếp tục được áp dụng, sẽ rất khó để LMHT - bộ môn đại diện cho cả nền Esports hiện nay - có thể trở thành hạng mục thi đấu chính thức tại Olympic. Hơn nữa, trong tương lai lâu dài, nếu LMHT trở thành bộ môn Esport được đưa vào thi đấu, có thể kịch bản “che mắt mèo” từng xảy ra ở môn trượt băng tốc độ cự ly ngắn của kỳ Olympic mùa Đông vừa qua có thể sẽ lặp lại, nơi VĐV Hàn Quốc phải chịu nhiều bất công khi thi đấu cùng VĐV Trung Quốc.
Saigon Buffalo chốt đội hình dự MSI 2022
Tại MSI 2022, Saigon Buffalo là đội tuyển trẻ nhất, với việc sở hữu đội hình chính có độ tuổi trung bình 18,8 tuổi. Sau SGB lần lượt là ORDER (20 tuổi), T1 (20,2 tuổi), Evil Geniuses (21 tuổi) và RNG (21,2 tuổi).
Giải mã trang phục vô địch EDward Gaming
Trang phục Chung Kết Thế Giới 2021 của EDG được gọi là "Kỵ sĩ ngân long". Điều này được giải thích rằng có liên quan tới chức vô địch LPL là cúp Ngân Long. Lần cuối cùng EDG vô địch LPL là năm 2017. Sau đó 4 năm, EDG lại vô địch LPL đúng thời điểm cúp Ngân Long được đúc lại. Ngoài ra, EDG cũng thường xuyên quảng bá là "Tinh thần kỵ sĩ".
T1 gia hạn hợp đồng với Keria
Trên trang chủ, T1 xác nhận tuyển thủ hỗ trợ Ryu "Keria" Min-seok đặt bút ký hợp đồng mới có thời hạn 1 năm với đội tuyển.
T1 tới Busan dự MSI 2022, vẫn phải cách ly 7 ngày
Dù tham dự MSI 2022 trên sân nhà Hàn Quốc, đội hình T1 vẫn phải cách ly 7 ngày trong khách sạn giống như các đội tuyển khác.