Nhật Bản trở thành cường quốc cầu lông trong 15 năm như thế nào?

Kento Momota không phải chấm sáng hiếm hoi của cầu lông Nhật Bản trên vũ đài quốc tế. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 thập niên, quốc gia này đã trở lại ngoạn mục ở cương vị một trong những cường quốc cầu lông. Đâu là bí quyết đằng sau thành công đó?

Toàn dân đánh cầu

"Tại sao cầu lông không phải môn thể thao phổ biến ở Nhật Bản". Một người dùng nặc danh đã hỏi câu đó trên mạng xã hội Quora vào tháng 10 năm ngoái, và câu trả lời khiến bất cứ ai cũng cảm thấy ngạc nhiên. Sed Chapman là tác giả của lời phúc đáp ấn tượng đó: "Chắc bạn nhầm rồi đúng không? Cầu lông thực sự rất phổ biến ở Nhật Bản đấy".

Nhật Bản trở thành cường quốc cầu lông trong 15 năm như thế nào? - Ảnh 1
Momota trưởng thành từ cầu lông phong trào của Nhật Bản.

Chứng minh cho luận điểm của mình, Sed viện dẫn đến số liệu thống kê về tỷ lệ chơi cầu lông của người dân Nhật Bản trong năm 2016 do chuyên trang Statista lưu trữ. Thống kê cho thấy 6,7% người dân Nhật Bản chơi cầu lông thường xuyên. Đó là con số rất lớn với một đất nước có 126 triệu dân như Nhật Bản, bởi điều đó tương đương với 8,4 triệu người đánh cầu mỗi ngày.

Để tiện so sánh, số người chơi cầu lông thường xuyên tại Nhật Bản còn lớn hơn cả dân số Đan Mạch (5,8 triệu người), một trong những cường quốc cầu lông của thế giới. Người Nhật quan tâm đến môn cầu lông ngay từ khâu xã hội hóa, khi trẻ em được khuyến khích tập đánh cầu ngay từ bậc tiểu học. Dù chỉ chơi cho vui hoặc hướng đến sân chơi chuyên nghiệp, họ đều có những người chung chí hướng.

Đến bậc trung học cơ sở, các học sinh Nhật Bản dần có cơ hội trải nghiệm ở những giải cầu lông cấp khu vực và quốc gia. Hầu hết các trường học ở Nhật Bản đều có đội cầu lông, và một vài trường chuyên về thể thao thậm chí còn dùng học bổng để "dụ" những tay vợt tiềm năng đến học ở trường mình. Một vài cá nhân xuất sắc nhất được tạo điều kiện trải nghiệm giải vô địch quốc gia dù họ còn rất trẻ.

Nhật Bản trở thành cường quốc cầu lông trong 15 năm như thế nào? - Ảnh 2
Yamaguchi và Momota không phải những tài năng hiếm hoi của cầu lông Nhật Bản.

Câu chuyện của "độc cô cầu bại" Kento Momota là một trong những ví dụ sinh động nhất cho thấy người Nhật luôn tạo mọi cơ hội cho một tài năng môn cầu lông thể hiện bản thân. Tay vợt Nhật Bản bắt đầu tập đánh cầu từ năm lớp 1, và 5 năm sau anh vô địch quốc gia ở giải đấu dành cho học sinh tiểu học. Đến năm 15 tuổi, Momota được đặc cách thi đấu tại giải trẻ thường chỉ có học sinh cấp 3 tham dự, rồi "lên hạng" luôn giải vô địch quốc gia.

Nếu nhìn vào bảng xếp hạng cầu lông thế giới thời điểm hiện tại, Kento Momota không phải cái tên đáng chú ý duy nhất của xứ sở mặt trời mọc. Họ còn có Tsuneyama và Nishimoto nằm trong top 20 thế giới đơn nam, Okuhara và Yamaguchi thuộc top 5 đơn nữ. Ở 3 nội dung đánh đôi, Nhật Bản có đến 6 đại diện nằm trong top 10, với cặp Yuki Fukushima/Sayaka Hirota đang là đôi VĐV nữ số 1 thế giới.

Vì lý do đó, chúng ta có thể thấy thành công của cầu lông Nhật Bản bắt nguồn từ một hệ thống được xã hội hóa, với hàng loạt đội tuyển và CLB tập luyện bài bản. Các CLB cầu lông ở trường học của Nhật không hề tập luyện theo kiểu tự phát. Họ có nhà thi đấu riêng và được HLV có chứng chỉ đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Đó là lý do giúp cầu lông Nhật Bản có chỗ đứng nhất định ở trong nước, dù không phổ biến bằng bóng chày hay bóng đá.

Nhật Bản trở thành cường quốc cầu lông trong 15 năm như thế nào? - Ảnh 3
Okuhara nổi tiếng nhờ lối đánh bền bỉ đúng chất Nhật.

Ra biển lớn nhờ... người Hàn Quốc

Park Joo Bong có tất cả mọi thứ ở quê nhà Hàn Quốc với tư cách một VĐV cầu lông. Ông chính là huyền thoại của cầu lông xứ sở kim chi với tấm huy chương vàng Barcelona 92 (đôi nam) và huy chương bạc Atlanta 96 (đôi nam nữ), cùng 5 danh hiệu vô địch thế giới ở các nội dung đánh đôi. Nhưng thay vì yên phận ở lại Hàn Quốc sau ngày giải nghệ, Park đi khắp năm châu để giúp các quốc gia khai phá tiềm năng cầu lông của mình.

Từ Anh đến Malaysia, Park đều có những thành công nhất định trên cương vị một HLV, một nhà quản lý bộ môn cầu lông. Nhưng phải đến khi sang Nhật Bản làm việc hồi năm 2004, Park mới thực sự trở thành mảnh ghép lấp vào bức tranh còn thiếu cho kế hoạch xưng hùng của cầu lông Nhật Bản. "Các ngài có dám thay đổi không? Nếu có, chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cách làm hiện tại". Đó là thông điệp Park gửi đến Liên đoàn Cầu lông Nhật Bản.

Ở thời điểm Park vừa đặt chân tới xứ sở mặt trời mọc, nền cầu lông của quốc gia này có mọi điều kiện để phát triển. Cơ sở vật chất tốt, đội ngũ HLV bài bản, cùng một hệ thống hùng hậu những tay vợt trẻ. Chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản cầu lông Nhật Bản tiến ra thế giới khi đó là tính cục bộ trong tư duy của những người làm thể thao, những CLB sở hữu vận động viên trong đội hình.

Nhật Bản trở thành cường quốc cầu lông trong 15 năm như thế nào? - Ảnh 4
Park Joo Bong, kiến trúc sư cho thành công của cầu lông Nhật Bản.

Toàn bộ các tay vợt hàng đầu Nhật Bản (tính cả Momota ngày nay) đều thuộc biên chế của những CLB cầu lông thuộc sở hữu từ một vài tập đoàn lớn. Họ được ký hợp đồng như những nhân viên văn phòng, và cái giá phải trả là phải căng mình thi đấu giành thành tích cao ở những giải trong nước. Park muốn những ông chủ CLB, những doanh nghiệp lớn thay đổi tư duy thành tích ao làng đó. Thay vì giữ những tay vợt hàng đầu thi đấu trong nước, họ cần được tạo điều kiện để vươn tầm quốc tế.

"Các bạn có thể trở thành tay vợt đẳng cấp thế giới, vậy nên hãy ra nước ngoài thi đấu. Thay vì giành huy chương ở giải trong nước, hãy nhắm đến việc đại diện cho đội tuyển Nhật Bản giành huy chương vàng Olympic. Đó mới là thành tích giúp đất nước và cả các ông chủ CLB tự hào nhất". Tư duy vươn ra biển lớn của Park đã mở toang suy nghĩ cho các tay vợt, cũng như những CLB cầu lông của Nhật. Rõ ràng việc xuất ngoại thi đấu giúp họ có thu nhập cùng danh tiếng tốt hơn nhiều.

Đó là lý do Yamaguchi hay Momota không còn phải cày ải trong nước quá nhiều như những người đàn anh, đàn chị của họ trước kia. Họ vẫn có hợp đồng biên chế với các doanh nghiệm lớn như NTT East, Sanyo, Tonami, Yonex, nhưng lại có cả HLV riêng và tập luyện thường xuyên tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia. Đây là tiền đề để những tay vợt tiến đến sân chơi thế giới, nơi họ có thể nghĩ đến một vị trí trong top 10, top 5, thậm chí là ngôi đầu bảng xếp hạng BWF.

Nhật Bản trở thành cường quốc cầu lông trong 15 năm như thế nào? - Ảnh 5
Ở Nhật Bản, cầu lông giờ phổ biến cả ở trong phim hoạt hình.

Ma lực của nhà vô địch

"Trong quá khứ, các tay vợt Nhật Bản không thực sự tôn trọng huấn luyện viên của mình bởi chưa có ai giành được những danh hiệu lớn. Nhưng sự xuất hiện của Park Joo Bong đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của những tay vợt vốn tự cho mình là ngôi sao đó. Ông đến Nhật Bản bằng một kho tàng kinh nghiệm phong phú trên cương vị HLV trưởng. Tất cả đều phải tôn trọng ông, một nhà vô địch Olympic", Miyuki Komiya, phóng viên thể thao chuyên về cầu lông ở Tokyo lý giải.

"Chăm chỉ hơn bất cứ ai" và "Không bao giờ từ bỏ" là khẩu hiệu quen thuộc của những tay vợt Nhật Bản trước khi lâm trận. Yamaguchi vừa giành ngôi vô địch đơn nữ Denmark Open trong bối cảnh phải lội ngược dòng giành chiến thắng đến 3 trận đấu, bao gồm cả chung kết. Sự bền bỉ của người Nhật trên sân cầu lông khiến mọi đối thủ đều nể phục, khi họ có thể chơi liên tục 2 giờ đồng hồ mà không hề xuống sức.

Chứng kiến một thế hệ những tay vợt tài năng trăm hoa nở rộ là nguyên nhân giúp cho cầu lông Nhật Bản không hề nương tay trước những kẻ phá luật. Trong quá khứ, Kento Momota từng bị cấm thi đấu 1 năm vì bị phát hiện đến một sòng bạc "chui" để đánh bài. Số tiền Momota đã tiêu vào sới bạc không nhiều, chủ yếu mang tính chất đánh cho vui, nhưng bị xem là sai lầm nghiêm trọng tới mức khiến cả quốc gia hổ thẹn.

Nhật Bản trở thành cường quốc cầu lông trong 15 năm như thế nào? - Ảnh 6
Nhật Bản rất mạnh ở các nội dung đánh đôi.

"Tôi chân thành xin lỗi mọi người vì những điều mình đã làm", Momota khóc nức nở trước truyền thông vào ngày thú nhận mình đã đến sòng bạc 6 lần, tiêu nửa triệu yên (khoảng 100 triệu VNĐ) vào trò đỏ đen. Mái tóc vàng bóng mượt của anh được nhuộm đen để tránh gây phản cảm trước công chúng. Từ chỗ có nguy cơ bị cấm thi đấu suốt đời, Momota chỉ phải treo vợt 1 năm, nhưng người đàn anh Kenichi Tago của anh lại không may mắn được giơ cao đánh khẽ.

Liên đoàn Cầu lông Nhật Bản nhận định Tago mới là thủ phạm chính rủ rê Momota vào con đường đỏ đen, khi tay vợt này đã đến các sòng bạc tới 60 lần và đốt khoảng 10 triệu yên. Ngay sau khi vụ việc bị phát giác, Tago mất vị trí ở đội tuyển quốc gia Nhật Bản. CLB chủ quản NTT East cũng sa thải anh không lâu sau đó. Hơn bao giờ hết, những tay vợt Nhật Bản nhận thức họ đang mang trong mình phẩm giá của quốc gia, và những việc làm sai trái không có cơ hội được tha thứ. Đó là tôn chỉ Park gửi đến mọi tay vợt.

Gần 2 thập niên gắn bó cùng cầu lông Nhật Bản, Park nhận không ít lời mời từ những đội tuyển mạnh khác, nhưng ông vẫn quyết gắn bó với xứ sở mặt trời mọc. Người Nhật ví ông như ông Bụt mang đến phép màu cho cầu lông Nhật Bản, nhưng Park thú nhận mình chẳng có năng lực kỳ diệu đến thế. Tất cả những gì ông làm là động viên các tay vợt khổ luyện hàng ngày, vượt qua giới hạn của bản thân để hướng tới thành công.

TIN LIÊN QUAN
Kento Momota sa sút phong độ hay Lee Zii Jia quá xuất sắc?

Kento Momota sa sút phong độ hay Lee Zii Jia quá xuất sắc?

Tại tứ kết Toàn Anh mở rộng, Lee Zii Jia đã có chiến thắng 2-0 đầy bất ngờ trước Kento Momota.

Tiết lộ danh tính bạn gái của Momota: Hơn 2 tuổi, là tay vợt nữ số một thế giới

Tiết lộ danh tính bạn gái của Momota: Hơn 2 tuổi, là tay vợt nữ số một thế giới

Nam tay vợt số một toàn cầu Kento Momota sắp công khai tình cảm với Yuki Fukushima, người hơn anh 2 tuổi và đứng ở trên đỉnh thế giới nội dung đôi nữ.

Axelsen lội ngược dòng, đánh bại Momota để vô địch Đan Mạch mở rộng

Axelsen lội ngược dòng, đánh bại Momota để vô địch Đan Mạch mở rộng

Phải đối đầu với một Viktor Axelsen đang có phong độ rất cao, lại còn sở hữu lợi thế thi đấu ngay trên sân nhà, Kento Momota đã phải nhận thất bại chung cuộc dù thắng set đầu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Hot girl cầu lông Nhật Bản chia sẻ về quy định trang phục tại các giải quốc tế

Hot girl cầu lông Nhật Bản chia sẻ về quy định trang phục tại các giải quốc tế

Chiharu Shida, tay vợt Nhật Bản có hơn 1 triệu người theo dõi trên Instagram, đã bật mí về quy định trang phục của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) dành cho VĐV tại các giải đấu quốc tế.

Tay vợt Hàn Quốc làm HLV cho chị gái sinh đôi tại Vietnam International II

Tay vợt Hàn Quốc làm HLV cho chị gái sinh đôi tại Vietnam International II

Tay vợt trẻ người Hàn Quốc Kim Min Sun, người được biết đến nhờ vượt qua Nguyễn Thùy Linh tại Korea Masters 2024, đã kiêm nhiệm vị trí HLV cho chị gái sinh đôi tại 2 giải cầu lông quốc tế tổ chức ở Việt Nam.

Tay vợt Nhật Bản 29 tuổi vào bán kết Vietnam International II dù không có thứ hạng quốc tế

Tay vợt Nhật Bản 29 tuổi vào bán kết Vietnam International II dù không có thứ hạng quốc tế

Kana Furukawa đã tạo ra một trong những bất ngờ thú vị nhất của Vietnam International Series II 2024, khi tay vợt Nhật Bản trở lại thi đấu quốc tế sau 5 năm gián đoạn và liên tiếp thắng những đối thủ mạnh.

Miyazaki chạm trán An Se Young tại bán kết China Masters 2024

Miyazaki chạm trán An Se Young tại bán kết China Masters 2024

Sau khi vượt qua vòng tứ kết China Masters 2024, hai tay vợt Tomoka Miyazaki và An Se Young sẽ gặp nhau ở vòng bán kết, nơi cả hai đều có mục tiêu của riêng mình.

Shi Yu Qi áp đảo Kunlavut Vitidsarn, vào bán kết China Masters

Shi Yu Qi áp đảo Kunlavut Vitidsarn, vào bán kết China Masters

Trong ngày tái ngộ Kunlavut Vitidsarn, Shi Yu Qi đã trả lại món nợ từ Olympic Paris, khi anh đánh bại tay vợt Thái Lan chỉ trong 2 set đấu kéo dài 42 phút.

Vũ Thị Trang dừng bước tại Vietnam International Series II

Vũ Thị Trang dừng bước tại Vietnam International Series II

Trước một tay vợt trẻ đang lên của Indonesia là Ni Kadek Dhinda Amartya Pratiwi, Vũ Thị Trang đã nhận thất bại sau 56 phút tranh tài căng thẳng.

Phương Thúy lọt vào bán kết đơn nữ Vietnam International Series II

Phương Thúy lọt vào bán kết đơn nữ Vietnam International Series II

Trần Thị Phương Thúy, tay vợt nữ số 2 Việt Nam thời điểm hiện tại, đã trở thành đại diện chủ nhà tiếp theo lọt vào vòng bán kết giải cầu lông quốc tế Vietnam International Series II.

Phạm Văn Hải - Thân Vân Anh vào bán kết Vietnam International Series II

Phạm Văn Hải - Thân Vân Anh vào bán kết Vietnam International Series II

Đẳng cấp của một trong những bộ đôi hàng đầu Việt Nam được Phạm Văn Hải và Thân Vân Anh thể hiện trong trận tứ kết đôi nam nữ Vietnam International Series II, khi họ nhanh chóng đánh bại cặp VĐV New Zealand.

Phương Thúy thắng ngược hạt giống số 6, vào tứ kết Vietnam International Series II

Phương Thúy thắng ngược hạt giống số 6, vào tứ kết Vietnam International Series II

Bên cạnh Vũ Thị Trang, cầu lông Việt Nam còn có 1 đại diện khác lọt vào tứ kết Vietnam International Series II nội dung đơn nữ. Đó là Trần Thị Phương Thúy, tay vợt thuộc đơn vị Bắc Giang, thành viên đội tuyển cầu lông Việt Nam.

Viktor Axelsen 'chạy sô' quảng cáo ở Trung Quốc bên lề China Masters 2024

Viktor Axelsen 'chạy sô' quảng cáo ở Trung Quốc bên lề China Masters 2024

Bên cạnh việc thi đấu, tay vợt Viktor Axelsen cũng không quên tham gia các hoạt động giao lưu, gặp gỡ người hâm mộ, cũng như hoàn thành nghĩa vụ cùng nhà tài trợ trong thời gian dự giải cầu lông China Masters 2024.

Tin nổi bật