Nam Á chính thức có khu vực riêng: Đối thủ đáng gờm của Valorant Việt Nam?
Riot Games cuối cùng cũng để Nam Á thành lập khu vực riêng và đây được xem là đối thủ nặng ký cho các đội Việt Nam lẫn khu vực Đông Nam Á.
Kết thúc Valorant Masters 2, trình độ chuyên môn giữa các khu vực đã phần nào được phân bổ. Bắc Mỹ với màn trình diễn ấn tượng của Sentinels và Version1 đang được xem là khu vực số một của Valorant. Xếp ngay sau là châu Âu với sự xuất hiện của Team Liquid và Fnatic. Ở vị trí số 3 không ai khác chính là các chàng trai Hàn Quốc NUTURN Gaming hoặc Vision Strikers, Damwon KIA.
Trong diễn biến mới nhất, Riot Games đã chính thức thông báo Nam Á có được khu vực riêng với sự tham gia của các đội đến từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives và thậm chí là trường hợp của Bhutan. Cụ thể, Nam Á sẽ không tham gia Valorant Masters mà thay vào đó sẽ tìm kiếm cơ hội đến với CKTG nhờ sự kiện Asia Last Chance Qualifiers.
Đúng với tên gọi của mình, đó sẽ là cơ hội cuối cùng để các đội giành vé đến CKTG khi không có được số điểm tích lũy cần thiết. Và đến lúc này, câu hỏi được đặt ra rằng liệu Việt Nam đã có một đối thủ đáng gờm nữa ở Valorant? Ngược về quá khứ, nơi các đại diện của Việt Nam trải qua một giải đấu kinh hoàng ở VCT: SEA Stage 2 Challengers Finals hồi cuối tháng 4/2021 vừa qua.
Nhận được rất nhiều kỳ vọng, thế nhưng những Cerberus Esports và FearUS đã cho thấy sự yếu thế rõ nét so với BOOM Esports, Brian Esports, Team Nxl hay cả trường hợp của 6045Pirates đến từ Philippines. Hay nói cách khác, ở khu vực Đông Nam Á, những đội tuyển của Việt Nam vẫn chưa thể xem là một ông lớn, nếu không muốn nhận định Việt Nam chỉ là các đội diện trung bình khá.
Giờ đây, với sự xuất hiện của Nam Á, Việt Nam sẽ lại có thêm một mối lo ngại bên cạnh các đối thủ ở cùng khu vực Đông Nam Á. Nói về Esports, khán giả có thể còn không biết được quá nhiều về các quốc gia như Maldives, Bhutan hay Bangladesh. Tuy nhiên, riêng Ấn Độ có thể xem là một đối thủ nặng ký cho Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Tựa game PUBG Mobile ở Ấn Độ nhận được rất nhiều sự quan tâm từ giới game thủ, đồng thời đã có những đội tuyển như Orange Rock góp mặt ở PUBG Mobile World League 2020 và thậm chí còn cán đích ở vị trí thứ hai. Điều đó chứng tỏ, thế mạnh của Ấn Độ chính là những tựa game FPS và Valorant có lẽ cũng không phải ngoại lệ.
Mặt khác, cả Pakistan và Afghanistan cũng đã tiếp xúc với các bộ môn Esports, đặc biệt là LMHT. Việc để Nam Á thành lập khu vực riêng của Valorant đủ để thấy rằng, số lượng người chơi ở khu vực này không hề kém cạnh Đông Nam Á. Quyết định cuối cùng của Riot Games đã được đưa ra và hãy chờ xem, South Asia sẽ thể hiện ra sao ở những giải đấu sắp tới.
SEN chính thức chiêu mộ TenZ: SKT của Valorant xuất hiện?
Đội tuyển hàng đầu của bộ môn Valorant đang muốn bành trướng sức mạnh của mình với bản hợp đồng lịch sử TenZ.
Valorant vượt mốc 14 triệu người chơi trên PC
Nhà phát triển và phát hành trò chơi điện tử Riot Games mới đây đã công bố rằng: Trung bình mỗi tháng, có hơn 14 triệu người chơi VALORANT trên khắp thế giới – cột mốc đáng ghi nhận dành cho tựa game FPS miễn phí phát hành riêng cho nền tảng PC cách đây chỉ mới 1 năm, vào ngày 2/6/2020.
Bomman: 'Valorant ở Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn hơn CSGO'
Mai Nam Hải, hay còn gọi là Bomman, đã làm nên tên tuổi với bộ môn thể thao điện tử CSGO (Counter-Strike: Global Offensive), từ vị trí tuyển thủ bán chuyên, giành Top 8 châu Á đến chuyển sang làm caster.