MonteCristo: 'Nếu RNG không tham dự MSI 2022, Riot sẽ mất 90% lượng người xem'
Chia sẻ với Inven Global, bình luận viên MonteCristo đã có những nhận định thú vị về MSI 2022 và tranh cãi xung quanh câu chuyện Royal Never Give Up được Riot Games ưu ái.
- Đầu tiên, chúng tôi muốn hỏi anh đánh giá thế nào về quyết định bắt RNG phải đánh lại 3 trận lượt đi vòng bảng của Riot Games?
Tôi nghĩ đó là phương án duy nhất để giải quyết vấn đề và đó là quyết định đúng đắn của Riot Games. Bởi lẽ, với tư cách là những người quản lý, khi bạn gây ra các rắc rối về kỹ thuật và có thể không công bằng cho các đội tuyển, bạn phải để họ đánh lại. Đó là phương án hợp lý nhất và công bằng nhất.
- Nếu là anh, anh sẽ làm gì?
Đầu tiên, tôi sẽ không cho RNG tham dự MSI 2022 và giải đấu sẽ tiếp tục với chỉ 10 đội. Đây là sự kiện LAN và các đội buộc phải thi đấu ở sân khấu chính để đảm bảo công bằng và tính cạnh tranh lành mạnh. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Riot Games không trung thực với quyết định của mình và tôi hiểu tại sao họ vẫn để RNG góp mặt.
Nếu RNG không thi đấu tại MSI 2022, Riot Games sẽ mất từ 80 đến 90% lượng người xem. Điều đó sẽ gây ra không ít thiệt hại dành cho các bên, đặc biệt là về doanh thu và tài trợ. Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính của RNG cũng rất “lực” và cho phép họ tranh tài ở MSI 2022. Tuy nhiên, Riot Games không nên thiết lập những hệ thống chi tiết như mức ping chẳng hạn.
Điều đó sẽ dẫn đến việc một số khu vực được ưu ái quá mức. Vì vậy, đây chính là điểm thiếu sót. Trong trường hợp RNG tham dự, họ cứ thi đấu với mức ping mình có được và các đội khác sẽ chơi với ping thấp hơn. Chẳng có lý do gì để các đội khác phải điều chỉnh phương án cấm chọn của mình chỉ vì phải thi đấu với mức ping cao.
Có tới 90% các trận đấu tại MSI 2022 diễn ra mà không có RNG trên máy chủ. Tôi cũng hiểu lý do vì sao Riot Games thiết lập ping nhân tạo. Thực tế, quyết định đó chẳng mang tới sự công bằng, nói đúng hơn là chỉ công bằng cho RNG.
- Vậy đề xuất của anh là gì?
Ngay cả khi các đội Trung Quốc không thể tham dự, MSI 2022 vẫn rất ổn vì tính cạnh tranh của giải đấu. Tuy nhiên, lật ngược vấn đề, nếu giải đấu của bạn chỉ có 2 khu vực thực sự cạnh tranh với nhau là Trung Quốc và Hàn Quốc và một trong những đội hạt giống của khu vực đó không thể tham dự, giải đấu bỗng trở nên vô nghĩa vì thiếu cạnh tranh. Tôi nghĩ là họ nên tăng suất hạt giống tham dự của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tôi ví dụ nhé, nếu LCK có 2 đội dự MSI 2022, biết đâu bạn sẽ chứng kiến trận chung kết với sự hiện diện của GEN và T1? Tôi nghĩ rằng giải đấu sẽ không còn mang tính cạnh tranh nếu ban tổ chức không nắm đủ quyền lực. Cuối cùng, LPL và LCK vẫn quá mạnh. Bất kể đội nào của 2 khu vực đó tham dự, họ vẫn tỏ ra vượt trội và đó là vấn đề.
Thực sự rất khủng khiếp, chúng ta phải xem lại các trận đấu diễn ra với thế trận một chiều. Vì vậy, các trận đánh lại của RNG là vô nghĩa. Không một ai - bao gồm cả tôi, xem các trận đánh lại ấy giữa thời điểm này. Điều đáng nói là nếu tất cả những người có chuyên môn từ chối xem các trận đấu của MSI, đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Với cá nhân tôi, tôi thậm chí còn không thể tìm ra được những khách mời cho các chương trình của mình. Bởi lẽ, tôi không biết liệu họ có xem các trận đấu đó không. Tôi không tìm được ai cả.
- Dựa vào cơ sở và những gì anh vừa nói, đó có phải là quyết định thực sự khôn ngoan không? Chúng ta có những trận đấu giải trí nhiều hơn, tuy nhiên vấn đề người xem và tài trợ vẫn tồn đọng?
Rất có thể. Nhưng có lượng lớn người hâm mộ LPL vẫn theo dõi LCK. Vì vậy, ngay cả khi bạn có trận chung kết toàn Hàn Quốc ở đây, lượng khán giả Trung Quốc theo dõi vẫn ổn. Tôi không biết nữa, Riot Games không công bố nhưng số lượng người xem từ Trung Quốc cực kỳ khó tin và có thể là giả.
Chúng tôi được biết những thông tin đó thông qua mối liên kết với khu vực Trung Quốc. Vì vậy, thật khó để nhận định. Có khả năng lượng người xem vẫn giảm, tuy nhiên chắc chắn sẽ không nhiều nếu RNG không góp mặt tại MSI 2022.
- Các đội còn lại có đủ khả năng để chống lại quyết định của Riot Games không?
Tất nhiên rồi. Có 10 đội tuyển đến từ 10 khu vực khác nhau và họ từ chối thi đấu dưới điều kiện được Riot Games đưa ra. Đơn giản thôi, như kiểu: “Chúng tôi sẽ không làm thế. RNG chơi với mức ping cao, chúng tôi thì không”. Câu chuyện chấm dứt ở đây.
- Ý kiến cá nhân của anh về câu chuyện này?
Tôi nghĩ Riot Games cần cân nhắc kỹ lưỡng về cả MSI lẫn CKTG và thay đổi hệ thống thi đấu. Rõ ràng, họ hiểu thể thức tốt hơn chính là nhánh thắng - nhánh thua sau những gì đã làm với Valorant. Vì vậy, không có lý do gì để không thể thay đổi cả. Thật xấu hổ vì họ cứ bám vào thể thức như hiện tại. Cho nên, tính cạnh tranh bị “hy sinh” vì sự bảo thủ.
Không chỉ có vậy, điều đó còn bị ảnh hưởng bởi ASIAD. Cuối cùng, ASIAD bị hủy và các đội chẳng thu lại được gì. Riot Games cần phải nhanh chóng xác định, LMHT chỉ là tựa game giúp họ quảng bá thương hiệu hay sẽ như bao môn thể thao hoặc Esports khác.
- Anh nghĩ vì sao Riot Games cố chấp đến vậy?
Tôi thực sự không thể nghĩ ra lý do nào. Tôi không biết rằng liệu họ có sở hữu những thông kế cho thấy, các khu vực nhỏ giúp các giải đấu tăng lượt xem lên đáng kể hay không. Khi ORD góp mặt tại MSI 2022, doanh thu tại Australia cũng tăng lên.
Họ biết điều đó. Tuy nhiên, tôi không quan tâm rằng Riot Games thu lại bao nhiêu tiền và bán được bao nhiêu trang phục ở Australia hay Việt Nam. Thứ tôi quan tâm là những trận đấu hấp dẫn của LMHT và nó không xuất hiện ở MSI 2022.
Tốc Chiến nữ Việt Nam trắng tay tại SEA Games 31
Mắc nhiều sai lầm trong khâu di chuyển và kiểm soát mục tiêu, Việt Nam đã chịu thất bại 1-3 trước Thái Lan ở trận tranh Huy chương đồng, qua đó trắng tay rời SEA Games 31.
'Búp bê' Tốc Chiến SEA Games 31 Elizent: 'Giao thông ở Việt Nam khá là… đáng sợ'
Đội tuyển Tốc Chiến nữ Thái Lan vừa giành tấm HCĐ tại SEA Games 31 tối hôm 18/5. Xạ thủ Elizent - người được cộng đồng ưu ái gọi là “búp bê” nhờ vẻ ngoài xinh xắn đã có cuộc phỏng vấn cùng Thethao.vn
Philippines hủy diệt Singapore, giành Huy chương vàng Tốc Chiến nữ SEA Games 31
Thi đấu thăng hoa và không phạm phải bất kỳ sai lầm nào, Philippines đã đánh bại Singapore 3-0 để giành tấm Huy chương vàng SEA Games 31 nội dung Tốc Chiến đồng đội nữ.