- PV : Khi gõ cái tên “Phạm Minh Đức” lên Google, gần như mọi kết quả tìm kiếm đều trỏ về những câu chuyện liên quan sự nghiệp HLV của ông, một người được mệnh danh là “Mourinho Việt Nam”.Nhưng tôi tự hỏi liệu ngày xưa khi còn đi đá bóng, ông có mang trong mình một cá tính mạnh giống như khi lên cầm sa bàn hay không?
HLV Phạm Minh Đức: Đó là một câu chuyện dài và nhiều bước ngoặt lắm.Tôi là một thằng bé có năng khiếu bẩm sinh, thích trái bóng từ nhỏ. Nghe bố mẹ kể lại thì từ lúc bé tí tôi đã luôn ôm trái bóng thôi, suốt ngày chỉ đòi đá bóng.
Năm 8 tuổi, tôi đã biết ngồi trước TV đen trắng ở nhà cùng bố xem Michael Platini đá Euro 84, rồi 2 năm sau xem Maradona đá World Cup 86. Cứ xem thế rồi một mình một quả bóng nhựa tự sút vào tường và học kỹ thuật của các siêu sao. Mình có năng khiếu nên tập cũng rất nhanh. Đến khi đi đá ở xóm, kể cả có các anh lớn thì mình cũng là người “gánh team” ghi bàn. Bố tôi hay nói chuyện với các bác, bảo rằng thằng Đức học thì ít mà chỉ thích đi đá bóng thôi.
Thế rồi câu chuyện đó đến tai một người bác. Hè năm 1992, được bác giới thiệu,tôi đi lóc cóc một mình đạp xe từ Cổ Nhuế ra Quần Ngựa để tuyển sinh lớp năng khiếu của Sở TDTT Hà Nội. Nhưng khổ cái đến nơi lại thấy bảng ghi là tuyển cầu thủ 14-15 tuổi, trong khi mình lại 16 tuổi mất rồi.
Đang ngồi nghĩ ngợi mông lung thì thấy mấy bạn dân phủi Ngọc Hà vào trước, khai với thầy là 16 tuổi và bị cho về luôn. Thấy vậy, tôi bật ra trong đầu: Á à, chìa khóa đây rồi!
Tới lượt mình, tôi nói với thầy là mình mới 14 tuổi, nghĩ bụng đã lùi tuổi thì lùi hẳn sâu luôn. Mà lúc đấy tôi cao có 1m56, trong khi các bạn khác đều trên 1m60 cả. Thế là thầy còn bảo “thằng này 14 tuổi nhìn bé nhỉ” và ghi tên tôi vào danh sách.
- Lần khai gian tuổi đó đã tạo ra bước ngoặt như thế nào cho cuộc đời cậu thiếu niên Phạm Minh Đức?
Đó là câu chuyện mang tính bước ngoặt. Bởi nếu hôm đó, một người “nhà quê” như tôi không xếp hàng sau các bạn thành phố, không nghe được câu chuyện kia thì có lẽ giờ phút này tôi không ngồi đây để trò chuyện với các bạn được. Khai là 16 tuổi thì đi về, làm gì còn cơ hội đi đá bóng nữa.
Cả hành trình sự nghiệp của tôi đến với bóng đá từ năm 1992, là một cầu thủ 16 tuổi nhưng ăn gian 2 tuổi xuống còn 14. Đến năm 1999, tôi đá hết giải U21 thì “trả lại tên cho em”, quay về với giấy tờ cũ sinh năm 1976.
Khi tôi thành công được ở giải trẻ, thầy của tôi có nói một câu: “thằng này láo thật, mày lừa cả tao”. Tôi mới nói với thầy rằng nếu con không lừa thầy thì thầy mất đi một cầu thủ như con. Thế là thầy cười, bảo thằng này nguy hiểm phết đấy nhé. Hồi ấy tội ăn gian tuổi không ai biết đâu, ít người để ý lắm.
- Nói như vậy chứng tỏ Phạm Minh Đức là cái tên rất xuất sắc ở lứa của mình?
Lúc đầu có hơn 200 người đăng ký tuyển sinh. Sau 3 tháng hè rút gọn dần lại và tôi nằm trong số 25 người được tuyển chọn. Đến tháng 9 thì chúng tôi bắt đầu nhập trường, được ăn ở, tập luyện ở đó. Tôi hơn các bạn vì mình đá phủi nhiều, lại hơn tuổi nữa, tuy nhỏ người nhưng có tố chất nhanh, khéo léo.
Khi vào tập thì tất cả những động tác cơ bản tôi đều có cả rồi vì đó là năng khiếu của mình. Đến mức thầy còn hỏi tôi rằng: “bạn này thuận chân nào?” Tức là thầy còn không nhận ra được vì tôi đá tốt cả hai chân.
Trên sân mình đóng vai trò một nhà tổ chức, đá tiền vệ trung tâm vì mình có nhãn quan và kỹ năng tốt hơn các bạn.Tôi cũng thường được thầy đưa ra để thị phạm những đường chuyền bóng.
Tôi tập từ năm 1992 thì đến năm 1994 đi đá giải trẻ U19. Đến năm 1995 thì bước ngoặt đầu tiên xảy đến.
- Điều gì đã xảy ra với ông?
Lứa của tôi được Sở TDTT Hà Nội đào tạo để sau này đôn lên đội Công an Hà Nội.Nhưng vào năm 1995, bên đội Đường sắt Việt Nam cũng đang cần một lứa trẻ và người ta nắm được rằng lứa cầu thủ chúng tôi được đào tạo mà không có hợp đồng.
Thế là bên đó họ mới đề nghị, bảo rằng giờ ở đây chỉ có chế độ ăn tập thôi, không có tiền gì cả. Nhưng nếu sang bên Đường sắt Việt Nam (lúc đó đang đá hạng Nhì), thì sẽ có tiền lương 250 nghìn đồng/tháng.
Đang ở cảnh không có tiền mà lại được đề nghị như vậy, thế là một hội 9 thằng rủ nhau đào tẩu sang Đường sắt Việt Nam. Có điều riêng một mình tôi lại đi sang CLB Quân đội.
- Vì sao ông lại đưa ra quyết định như vậy?
Đơn giản thôi. Vì CLB Quân đội lúc ấy là niềm mơ ước của tất cả. Hơn nữa ngày xưa ở CLB Quân đội chế độ cũng sướng lắm. Có một lần tôi sang chơi với Dũng “Giáp” (cựu trung vệ Nguyễn Mạnh Dũng - PV), nó dẫn vào phòng ăn, mình nhìn đồ ăn bầy ê hề, khác hẳn bên đội mình. Chúng tôi chỉ có ăn cơm đĩa, cơm phần thôi. Như thế thì ai chả muốn sang CLB Quân đội.
Ngày trước nếu tôi đi thi tuyển ở CLB Quân đội thì không bao giờ tôi được vào. Nhưng giờ đây sau 3 năm ăn tập ở đội của Sở TDTT Hà Nội, tự nhiên vị thế của mình khác đi, không phải vào đội trẻ mà được sang đội một luôn. Mà có cơ hội thì mình cứ thử sức chứ.
- Nhưng theo tôi biết, quãng đầu sự nghiệp của ông lại là những năm chơi bóng cho Đường sắt Việt Nam. Điều gì đã xảy ra với những ngày ông thử sức ở CLB Quân đội?
Tôi sang bên đó ăn tập được một tuần, chuẩn bị làm nhập ngũ thì xin đi vì cảm thấy mình không hợp. Tôi thấy môi trường quân đội sống rất phức tạp, rất khó sống. Tôi nằm trong đó và tự hỏi rằng: Tại sao ở đây lại sống kiểu này?
Nên nhớ lúc ấy CLB Quân Đội là ước mơ của bất cứ cầu thủ nào. Lúc ấy nếu tôi ở lại với đội Sở TDTT Hà Nội mà không bỏ đi thì lứa của tôi sẽ được đôn lên đội Công an Hà Nội. Nhưng tôi đã chấp nhận đánh đổi.
Tôi được bên CLB Quân Đội được đánh gia chuyên môn ổn, sắp sửa nhập ngũ rồi thì tôi không chịu được nữa. Tôi xin gặp HLV trưởng Nguyễn Trọng Giáp nói chuyện, cảm ơn sự giúp đỡ của bác nhưng cũng thẳng thắn trình bày rằng mình không muốn ở lại nữa.
Thế là bác Giáp mới hỏi lý do tại sao lại như vậy? Ở đây môi trường mà bao nhiêu người mơ ước, tại sao tôi lại muốn rời đi? Tôi chỉ bảo rằng: “Cháu thấy mình không hợp môi trường ở đây, cảm thấy rất buồn. Cháu thấy ở đây dường như mình bị cô lập, và với cháu thì không hợp với tính cách ở đây”.
- Lúc ấy tôi quyết tâm rời đi và phải nhờ bố mẹ ra nói chuyện với bác Giáp. Nhưng bỏ CLB Quân đội thì đi đâu bây giờ?
Tôi đã bỏ đội Hà Nội thì không thể về Công an Hà Nội vào thời điểm đó được. Bác Giáp gặng hỏi thì tôi bảo sẽ về Đường sắt Việt Nam với lứa cầu thủ của mình. Tôi sống quen với các bạn đó rồi, giờ sang đây cảm thấy bị cô lập nên thôi lại về đó.
- Chuyện “khó sống” mà ông nhắc đến cụ thể là gì?
Ở đó cạnh tranh không đơn giản vì họ có dây, một nhóm cầu thủ chơi với nhau. Đó là về sinh hoạt. Còn về chuyên môn, muốn cạnh tranh ở đó cũng không dễ vì chuyên môn họ tốt sẵn rồi.
Tôi không hợp vì môi trường sống ở đấy không như “bầy đàn”, tôi không chơi được. Tôi về Đường sắt Việt Nam mới đúng với “bầy đàn” của mình. Tôi thích như thế chứ không thích tách biệt ra. Tôi cảm thấy nếu mình ở lại Thể Công thì sớm muộn cũng sẽ bị cô lập. Giờ một nhóm họ cô lập thì làm sao mà tồn tại được. Tốt nhất là đi về với “bầy đàn” của mình.
Tôi nghĩ nếu cứ ở lại Thể Công thì chắc chả bao giờ mình có ngày hôm nay cả. Vấn đề trong đó là như vậy. Ở đấy tre già nhưng măng muốn mọc thì mọc ra chỗ khác, đừng mọc ra chỗ tre này. Mà tre này cũng còn lâu mới già.
- Lúc ông rời Thể Công để sang đội Đường sắt Việt Nam, các bạn cùng đào tẩu với ông phản ứng ra sao?
Các bạn cũng có nói đểu, kiểu cạnh khóe tôi. Có người còn tự ái, bảo tôi rủ cả hội trốn nhưng rồi lại mò sang CLB Quân đội một mình. Khi chia đội đá là các bạn nhìn tôi với ánh mắt giận hơn đấy. Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì một mình mình tìm một con đường nhưng rồi cuối cùng vẫn phải quay về với các bạn.
Nhưng rồi mọi chuyện cũng xuôi.
Đến cuối năm 1995, tôi ký hợp đồng 5 năm với Đường sắt Việt Nam. Tại sao mọi người ít biết đến tôi vì tôi đang thi đấu ở giải hạng nhì QG chứ không phải giải đội mạnh QG.
Từ năm 1996 bắt đầu đá giải đầu tiên được bác Lê Thế Thọ huấn luyện. Đâylà người thầy mà tôi rất kính trọng, có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn lúc tôi 19 tuổi, dạy tôi rất nhiều kỹ năng. Tôi được bác Lê Thế Thọ định hướng cho rất kỹ, kể cả về việc làm nghề HLV của tôi.
- Cụ thể HLV Lê Thế Thọ đã tạo ra ảnh hưởng như thế nào đến ông?
Bác Lê Thế Thọ về nắm đội Đường sắt Việt Nam từ cuối năm 1995. Thời điểm đó bác ấy là một chuyên gia, mình rất hạnh phúc mới được làm việc với những người giỏi như vậy. Bản thân mình cũng chịu khó học hỏi nên cũng may mắn được thầy quý. Bác Thọ hay bảo tôi: “Bạn này hay thật đấy, thuận được cả hai chân giống tôi”.
Một điều nữa là lúc ấy tôi rất liều. Đá bóng với các anh, họ càng đá bậy, càng “phang” chân thì tôi càng rê, còn quay lại chửi nhau với họ luôn. Thế là bị các anh lớn ghét. Cả lứa đấy chẳng thằng nào dám bật lại các anh lớn, nhưng thằng nhóc 19 tuổi như tôi thì chơi hết. Đá láo thì mình chửi thôi. Ngán gì. Thế là được thầy Thọ bênh.
Sau đó bác Thọ nghỉ thì bác Mai Đức Chung tiếp quản đội bóng, rồi ông Hoàng Gia, Lê Khắc Chính. Nhưng đến một thời điểm tôi cảm thấy khó phát triển ở Đường sắt Việt Nam và có hướng sang Công an Hà Nội.
- Lần chuyển đội này có khó khăn gì xảy đến với ông hay không, đặc biệt sau câu chuyện của cuộc đào tẩu năm xưa?
Khi Đường sắt Việt Nam được chuyển giao đội cho ngân hàng ACB vào năm 2000, tôi và 3 người bạn nữa sang Công an Hà Nội chứ không ở lại.
Thời điểm ấy Công an Hà Nội thay đổi thế hệ nên đội cũng thiếu người. Mà trong lứa đó tôi cũng thuộc dạng xuất sắc nên họ muốn lấy về. Sau khi gặp gỡ, trao đổi, tôi quyết định chuyển sang đá cho Công an Hà Nội từ tháng 10/2000, với vị trí tiền vệ cánh trái.
Nhưng khi tập luyện thì thầy Nguyễn Văn Nhã có xây dựng lối chơi 5-3-2 và bảo tôi nên về đá vị trí hậu vệ cánh của sơ đồ này, như thế sẽ phát huy được khả năng hơn.
Lúc ấy tôi tập chăm lắm, lại khỏe nữa, chạy lên chạy xuống không biết mệt.Trong chu kỳ tập huấn kéo dài 6 tuần đó, tôi đã chiếm được vị trí chính thức của anh Bật Hưng, Thanh Minh. Thế là thầy Nhã có trong tay hai cánh là Lưu Thanh Châu (phải) và Phạm Minh Đức (trái).
- Từ hạng dưới lên đá V.League, ông có bị ngợp hay không?
V.League mùa đầu tiên ấy thường có cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất vòng đấu, tháng và năm. Ngay tháng đầu tiên của mùa giải tôi đã nhận được giải Hậu vệ xuất sắc nhất. Tôi chỉ là một tân binh vừa về đội Công an Hà Nội mà đã giành được giải thưởng đó nên cũng nhờ thế mà mọi người biết đến mình nhiều hơn.
Giải năm đó tôi đá rất đều, ra sân liên tục. Đến hết mùa thì tôi giành được danh hiệu “Hậu vệ xuất sắc nhất mùa giải” và nhận được phần thưởng là một chiếc TV 21 inch. Đến bây giờ tôi vẫn còn giữ nó ở nhà để làm kỷ niệm.
Đến mùa tiếp theo, Công an Hà Nội chơi khá chật vật và chỉ giành được huy chương bạc Cúp Quốc gia. Đồng thời tôi còn giành được huy chương bạc với đội Hà Nội ở Đại hội TDTT toàn quốc tổ chức tại Thái Bình.
Đó cũng là năm tôi được triệu tập vào đội tuyển quốc gia để chuẩn bị cho Tiger Cup 2002. Nhưng khổ cái đúng lúc tôi đi đội tuyển cũng là lúc lúc Bộ Công an có quyết định giải thể 3 đội bóng của ngành (CA Hà Nội, CA TP.HCM và CA Hải PHòng). Tất cả đội bóng Công an Hà Nội được chuyển giao về Sở TDTT thành phố và đội Hàng không Việt Nam.
Cái số tôi đi đá bóng lại hay bị chuyển giao như thế đấy!
- Và đó cũng là nguồn cơn khiến ông bị gắn với câu chuyện “bó rau 500 đồng”?
Đúng vậy.Thời điểm đó tôi có nguyện vọng muốn vào ngành Công an. Nhưng đội Công an Hà Nội sau đó chuyển giao sang Hàng không Việt Nam, không còn liên quan gì đến công an nữa rồi. Bạn nào đang hợp đồng thì sẽ được vào ngành, nhưng tôi lại không có đủ giấy tờ, chưa có bằng tốt nghiệp lớp 12 để vào ngành.
Trong lúc đó, tôi đang tập trung cùng đội tuyển quốc gia ở Bến Lức (Long An). Anh Phi Hùng có nói chuyện bảo: “Đợt này nếu không đá cho Công an Hà Nội nữa thì em thử lên HAGL một chuyến xem sao.Trên này năm nay bầu Đức đầu tư rất nhiều và muốn vừa lên hạng là phải vô địch V.League luôn”. Rồi đến khi đội tuyển tập huấn ở Thái Lan thì bầu Đức cũng có qua bên đó và nói chuyện.
Thực sự trong lòng tôi lúc ấy không muốn đi, vì bản thân mình chẳng bao giờ muốn ra khỏi Hà Nội. Phía Hàng không Việt Nam nhận chuyển giao đội bóng cũng muốn giữ lại những trụ cột, muốn tôi tiếp tục đá cùng các anh Minh Hiếu, Tuấn Thành, Hoàng Trung Phong... Nhưng cá nhân tôi tự nhủ nếu không vào được ngành công an thì bắt buộc phải mình đi thôi, không ở lại nữa.
Thời đó bao cấp mà vào công an thì nhất rồi. Các anh nghỉ đá bóng về có luôn công việc ổn định. Lúc ấy đá bóng lương công an được có 500.000 đồng. Có cả tiền tài trợ chuyển về cho CLB, cộng lại thì lương loại 1 mới được 4 triệu. Thế nhưng lên với HAGL thì đã là 15 triệu/tháng. Đó là mức lương cao ở thời điểm đó.
Và đến lúc đá giải cùng đội tuyển Việt Nam xong thì tôi nhận lời bầu Đức, về với HAGL. Thế là xảy ra kiện tụng.
- Vụ kiện ồn ào đó đã diễn ra thế nào?
Phía Sở TDTT Hà Nội kiện tôi.Họ nói rằng đã đào tạo ra tôi và không muốn tôi đi. Thế nhưng tôi chỉ nói rằng tôi là người nắm được luật.
Năm 19 tuổi tôi đã bỏ Hà Nội sang Đường sắt Việt Nam, rồi ký hợp đồng đào tạo 5 năm với bên đó. Đến năm 2000 thì đội Đường sắt lại chuyển giao cho ngân hàng ACB, nhưng tôi không đi và đã lấy bản thanh lý hợp đồng từ ngành đường sắt, được đền bù 3 tháng lương.
Nhiều người lại nghĩ tôi không biết gì về luật, dọa rằng: “Mày không đi đâu được đâu, nếu đi sẽ bị kỷ luật”. Tôi chỉ nói lại rằng: “Người có thể kỷ luật tôi chỉ có ông Vũ Hạng, người đã ký hợp đồng với đội ở đội Đường sắt Việt Nam thôi”.
Lúc ấy bác Vũ Hạng lại đang làm ở ban Khen thưởng & Kỷ luật của VFF. Tôi mới gọi điện cho bác Hạng, nói rằng Sở TDTT Hà Nội muốn kiện cháu, muốn cháu phải đá cho Hàng không Việt Nam nếu không cháu sẽ không đá được bóng. Bác ấy nghe thấy mới gạt đi, bảo chẳng ai có thể làm được điều đó cả.
- Nhưng rồi cuối cùng mọi việc đã được thu xếp ra sao?
Đến thời điểm chỉ còn 1 tuần nữa là V.League 2003 khai mai nhưng vụ việc vẫn chưa xong. Mà bầu Đức lại rất muốn tôi phải cùng HAGL ra sâu đấu SLNA ngay tại Pleiku ở vòng 1.
Lúc đó SLNA là một thế lực mạnh. Trận đấu đó cực kỳ quan trọng với HAGL, còn tôi là cầu thủ cũng thuộc dạng sao số rồi, bầu Đức đưa về và trao cho áo số 3 cơ mà. Bầu Đức bảo phải làm mọi cách để thằng Minh Đức đá được trận đấu này. Tôi mới bảo rằng không cần phải thế, mà anh nên nhớ rằng em được quyền đá, không ai kiện được.
Vì bác Vũ Hạng trực tiếp làm ở Ban tổ chức giải và Ban Khen thưởng & kỷ luật VFF nên tôi biết mình sẽ được ra sân đá. Tôi vẫn tập luyện bình thường và 1 ngày trước trận đấu thì Sở TDTT Hà Nội đồng ý cho Phạm Minh Đức được thi đấu.
Một lãnh đạo Sở TDTT Hà Nội mới buông ra câu bảo Phạm Minh Đức không đáng 500 đồng, cho đi tự do. Rất nhiều không biết rõ về giai thoại “Minh Đức không đáng mớ rau” là như vậy.
- Bị so sánh bản thân chỉ đáng giá 500 đồng tiền chuyển nhượng, ông có cảm thấy mình bị người ta cố tình hạ thấp giá trị hay không?
Với tôi, khi người ta bảo tôi là 500 đồng thì đó càng là động lực của mình. Tất cả những ai nói xấu tôi thì tôi đều trả lời bằng những điều mình cần phải làm, chứ không trình bày nhiều. Tuy nhiên qua thời gian họ sẽ hiểu và thực ra bây giờ mình làm nghề thì mình cũng thông cảm với họ.
- Vì sao lại như vậy?
Đơn giản vì vấn đề họ nói cũng đúng. Nếu không có người ta thì mình không có ngày hôm nay. Họ là người đào tạo mình, nhưng ở tuổi 19 mình đã đào tẩu đi tức là về lương tâm là mình đã sai rồi. Phải nói thẳng rằng mình sai, nhưng mình đã lách được luật, không có hợp đồng gì cả, chỉ đào tạo không thế này thì mình đi được. Họ cũng chẳng kiện được mình.
Sau này về làm công tác quản lý, huấn luyện, tôi có nhiều trải nghiệm hơn để suy nghĩ. Rơi vào thế của người quản lý thì họ buộc phải làm vậy.
Còn với bản thân,suy cho cùng mình vẫn phải lo cho chính mình. Mình mà không lo cho mình thì không có ai lo cả. Cho nên mình phải cố gắng làm sao tỉnh táo nhất khi đưa ra quyết định. Đó là kim chỉ nam cho bản thân tôi trong cuộc sống.
- Trở lại với hành trình ở HAGL. Ở đội bóng này ông đã đạt được thành công và vô địch V.League hai năm liên tiếp. Với một tập thể nhiều những ngôi sao Việt Nam và Thái Lan như vậy, làm thế nào để mọi thứ có thể dung hòa được?
Năm 2002, sau khi HAGL thăng hạng lên V.League với Kiatisuk và Chukiat thì bầu Đức càng quyết tâm đầu tư mạnh tay vào bóng đá, quy tụ thêm nhiều cầu thủ nội chất lượng.
Kiatisuk sang đây đá hay lắm, rồi Chukiat, Sakda, Dusit, Taiwan cũng vậy. Được cái chúng tôi đều là người của Đông Nam Á cả nên rất dễ hợp với nhau. Bản thân cầu thủ Việt Nam cũng rất ngưỡng mộ các bạn Thái Lan.
Cách sống của các cầu thủ Thái Lan cũng chuyên nghiệp lắm và tự nhiên như thế khiến cho các cầu thủ Việt Nam cũng phải học họ, từ sinh hoạt đến phương pháp, thái độ tập luyện.
- Cụ thế sự chuyên nghiệp ở đây là như thế nào?
Họ rất thân thiện, cởi mở, ra sân luôn vui vẻ gần gũi, tạo không khí hòa đồng để tập luyện. Chính vì thế HAGL có 2 năm thành công nhờ chất lượng cầu thủ Việt Nam và Thái Lan góp sức vào. Bản thân tôi lúc ấy cũng học được rất nhiều từ các cầu thủ Thái Lan.
Nói gì thì nói, Zico Kiatisuk cũng là một thần tượng. Cậu ấy giống anh Hồng Sơn ngày đó, kỹ thuật cực kỳ tốt, sút bóng, chuyền bóng, sút phạt… các kỹ năng đều tốt cả. Tôi đã thi đấu với rất nhiều cầu thủ nước ngoài nhưng Kiatisuk vẫn là cầu thủ đặc biệt nhất.
Phải nói rằng trình độ cầu thủ Thái Lan hơn hẳn mình. Kể cả như Chukiat, nhìn kỹ thuật không đẹp đâu nhưng tranh chấp bóng, đưa ra quyết định thì rất tốt. Dusit thì khỏi bàn, kỹ thuật hay lắm.
Và trong sinh hoạt họ cũng cực kỳ chuyên nghiệp. Giờ giấc ăn ngủ, tập luyện, sinh hoạt đều chuẩn bị tốt, luôn có mặt trước ở sân để làm nóng. Họ ra sân tập luôn chăm chú vào tập luyện các động tác kỹ thuật. Ví dụ hôm nay rèn bài dứt điểm thì họ tự đặt cho tiêu cho mình, phải sút được bao nhiêu quả. Chứ không phải cứ sút được bao nhiêu thì được. Đó là điều mình phải học.
Hay như Kiatisuk nhiều lúc thấy cầu thủ Việt Nam chểnh mảng thì anh ấy chỉ nói rằng “cố gắng lên, lúc nào cần nhanh thì phải nhanh, chậm thì phải chậm, chứ đừng làm ngược lại”. Zico Kiatiusk nói câu đó tôi không bao giờ quên. Đó là câu nói đáng nhớ của anh ấy đấy. Và đó cũng là lý do mà anh em chúng tôi rất tôn trọng họ. Đến giờ phút này họ làm nghề vẫn là như vậy.
Đang thăng hoa cùng tập thể mạnh như vậy ở HAGL, vì sao ông lại quyết định rời đi?
Tôi đá cho HAGL và cùng đội vô địch 2 năm liền. Hết mùa 2004, hợp đồng vẫn còn nhưng tôi được anh Huỳnh Đức rủ về chơi cho đội Đà Nẵng.
Năm ấy bác Nguyễn Bá Thanh (cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - PV) là một lãnh đạo rất yêu bóng đá. Bác Thanh bảo anh Huỳnh Đức cố gắng quy tụ thêm anh em, đưa về những người có chất lượng, đầy đủ cả về chuyên môn và tư cách, để làm sao đưa đội Đà Nẵng đạt chỉ tiêu vô địch V.League.
Tôi mới bảo với anh Huỳnh Đức rằng nếu bầu Đức đồng ý thì tôi sẽ về Đà Nẵng. Vì thực ra sau 2 năm vô địch, tôi cũng muốn thay đổi môi trường. Đó cũng là điều tốt cho mình. Sau đó bầu Đức cũng tạo điều kiện, thanh lý trước hợp đồng để tôi ký với Đà Nẵng.
Nhưng năm đó tôi cũng đứng giữa ngã ba đường vì đội Hòa Phát Hà Nội rất muốn mời tôi về. Nhưng rồi tôi thấy có lẽ đi Đà Nẵng sẽ giúp mình phát triển hơn. Lúc đó bố Hải (cố HLV Lê Thụy Hải - PV) cũng từ Hà Nội ACB về cầm quân ở Đà Nẵng, nên phút cuối tôi quyết định nhận lời họ.
- Nhưng rồi liên tiếp hai mùa 2005 và 2006, Đà Nẵng đầu tư khá mạnh tay nhưng không thể vô địch. Có vấn đề gì xảy ra với đội bóng hay không?
Mùa giải 2005, Đà Nẵng chơi rất hay. Đội có những Achilefu, Amaobi, Lê Huỳnh Đức, Lê Hồng Minh, Mạnh Dũng, tôi và nhiều cầu thủ khác đều đã có tên tuổi. Những em trẻ như Quốc Anh lên đá cũng rất tốt. Nhưng rất tiếc năm đó đội chỉ về nhì, để cho Đồng Tâm Long An giành chức vô địch.
Năm sau đội bóng cũng đang chuẩn bị tốt thì vụ tiêu cực ở SEA Games 2005 lại khiến đội gặp tổn thất. Quốc Anh, Hải Lâm có liên quan, còn bố Hải cũng bị khiển trách buộc phải nghỉ (cố HLV Lê Thụy Hải là trợ lý cho HLV Riedl tại SEA Games 2005 - PV). Anh Trần Vũ lên làm thay, nhưng đội Đà Nẵng cũng đã có dấu ấn của bố Hải rồi nên đá vẫn rất tốt.
Ở lượt đi chúng tôi đã hơn Đồng Tâm Long An và các đội phía sau tới 11 điểm. Đến lượt về kiếm thêm tầm 10 điểm nữa có lẽ cũng đủ để vô địch rồi. Lúc ấy anh em trong đội cũng nghĩ năm nay sẽ là năm Đà Nẵng vô địch để mang niềm vui tới cho bố Thanh, một người rất chiều cầu thủ và tạo điều kiện cho đội bóng.
Nhưng đến lượt về đội cứ trượt dài, để thua liên tục. Đến vòng cuối vẫn còn 7 đội có cơ hội tranh chức vô địch. Đó vẫn là một kỷ lục của giải đấu. Nhưng rồi cuối cùng Đà Nẵng để thua Long An, nhìn họ lên ngôi vô địch tại sân Tân An.
Cuối mùa đó, tôi hết hợp đồng nhưng Đà Nẵng vẫn muốn ký thêm. Có điều tôi đã hứa đi vào Bình Dương với HLV Lê Thụy Hải rồi.
Tôi xách ba lô vào Bình Dương thì bố Thanh lại gọi điện. Bản thân tôi cũng định về lại Đà Nẵng để ký hợp đồng. Nhưng sau một đêm suy nghĩ, mình tự nhủ đã hứa với Bình Dương nên thôi quyết định ở lại, không về Đà Nẵng nữa.
- Đến với Bình Dương, ông lại có thêm một cú đúp vô địch V.League nữa (mùa 2007 và 2008). Có sự khác biệt nào giữa hai chức vô địch này so với danh hiệu ông đoạt được cùng HAGL hay không?
Với tôi, ở HAGL có điểm khác so với Bình Dương. Lúc HAGL vô địch là thời mới hội nhập, các HLV tạo được dấu ấn rõ nét. Tiếp theo, trình độ các cầu thủ HAGL cũng hơn hẳn các đội khác.
Lúc đấy mới chuyển giao từ bóng đá bao cấp lên chuyên nghiệp được một thời gian ngắn thôi, vì thế nhìn chung các đội bóng vẫn mang tính bao cấp là nhiều, chưa chuyên nghiệp được. Tình trạng cầu thủ cũng chưa thể bằng thời điểm tôi đá ở Bình Dương.
Ngày ấy cạnh tranh với HAGL cũng chỉ có Đồng Tâm Long An thôi. Còn SLNA bắt đầu đuối rồi, Cảng Sài Gòn cũng thế, các đội ngành công an giải tán, các đội tỉnh khác cũng khó cạnh tranh được. Vì thế lúc tôi ở HAGL đá dễ hơn, hầu như là “đè” các đội ra đá, chứ không vất vả như lúc đá cho Bình Dương.
Cầu thủ ở Bình Dương cũng rất chất lượng, cả nội và ngoại binh, nhưng sự cạnh tranh ở V.League vào thời điểm đó đó khốc liệt hơn. Từ HAGL, ĐLTA rồi đến Đà Nẵng, SLNA với những lứa cầu thủ 8x đi lên. Đồng thời lúc này dấu ấn của HLV cũng thể hiện khá rõ.
Còn ở HAGL thì HLV gần như không có nhiều dấu ấn mà lúc đó cầu thủ tạo nên lối chơi. Cứ xếp sơ đồ 3-4-3, 3-4-1-2 rồi 3-5-2 thì các cầu thủ đều nắm được nhiệm vụ của mình. Tất cả đều ăn ý với nhau, tập luyện liên tục và “đè” đối thủ ra mà đá. Với Bình Dương thì cần đến đấu pháp của HLV Lê Thụy Hải rất nhiều. Đó chính là sự khác biệt.
- Nhắc đến những sự khác biệt, những trải nghiệm cá nhân mang tới cho ông sự khác nhau ra sao giữa bóng đá bao cấp và bóng đá V.League?
Rời Bình Dương, tôi đá thêm ở Hà Nội T&T một mùa nữa rồi giải nghệ, khép lại hành trình chông gai của đời cầu thủ, bắt đầu từ năm 1992 đến 2009.
Theo góc nhìn của tôi, sự khác biệt mấu chốt của hai thời kỳ chính là vấn đề kinh tế.Thời bóng đá bao cấp, nếu đi đá bóng rồi được vào ngành thì sau về có công việc ổn định, làm ra tiền. Cứ thế thôi. Còn thời chuyên nghiệp lại khác.
Khi giải lên V.League, các đội bóng được đầu tư mạnh, đá thắng nhiều thì cầu thủ cũng sẽ được thưởng nhiều. Mà bản thân mình có quyền lựa chọn chẳng có lý do gì mình chọn đội bóng yếu cả. Đá đội mạnh, có nhiều cầu thủ tốt thì càng dễ thắng nhiều, được nhiều tiền thưởng.
Tuy nhiên để cạnh tranh được trong một tập thể như vậy thì mình phải tập luyện tốt, sinh hoạt tốt, tập trung tư duy, đầu tư phát triển bản thân.
Năm 2009 tôi bị chấn thương khi đang đá cho Hà Nội T&T và đó cũng là lý do dẫn đến quyết định dừng lại. Mọi thứ cũng vì những năm tháng trước mình cứ cố quá. Có những lúc chấn thương nhưng tôi tiêm vào để đá, cổ chân đau vẫn đá, vì mình còn trẻ mà. Nhưng đó cũng là bài học xương máu vì đến khi lớn tuổi rồi thì mình bị viêm tụy xương cổ chân. Chấn thương này rất lâu khỏi. Đá xong một trận đấu thì chân nhức không thể đi được.
Ngày xưa tôi ít khi nghỉ lắm. Đau cũng băng chân, cắn răng vào mà đá bởi nếu không tập, không đá thì mất vị trí. Ngày xưa đau còn không dám nói với HLV. Cố cắn răng vào sân xong về còn trườm đá trộm.
Bây giờ bạn thử nghĩ xem vào Bình Dương đội hình toàn ngôi sao, mình đau thì người khác đá. Mà HLV có khi cũng mong có ca đau để còn xoay đội hình.Đó cũng là một mẹo luân phiên cầu thủ của HLV. Chứ ví dụ thằng này đang đá chính ngon, tự nhiên lại thay người khác vào nhỡ đâu đội lại thua thì sao. Rồi cầu thủ lại giận thì chết.
Nhưng đội bóng yếu thì nếu trụ cột bị đau thì HLV không ngủ được. Đó là những điều rất thật trong giới HLV mà không phải ai cũng dám chia sẻ như tôi. Chẳng có gì mà mình không dám nói cả. Đó là mánh khóe của HLV cũng là sự khốc liệt của bóng đá thời chuyên nghiệp.
(Còn tiếp…)
HLV Phạm Minh Đức đã quyết định chia tay CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh sau thất bại 0-1 trước CLB Sài Gòn ở vòng 9 V-League.
Bóng đáTrang chủ CLB Hà Nội vừa ra thông báo cho biết HLV Phạm Minh Đức sẽ dẫn dắt đội U21 Hà Nội tham dự vòng loại, vòng chung kết U21 quốc gia dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới.
Bóng đáPhạm Tuấn Hải là một trong ba tân binh được HLV Park Hang Seo triệu tập lên ĐTQG Việt Nam ở đợt tập trung đầu tháng 8 tới đây.
Bóng đáNhận định PSG vs Atletico Madrid lúc 03h00 ngày 07/11/2024 tại giải Cúp C1 châu Âu. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu PSG vs Atletico Madrid.
Nhận định Inter Milan vs Arsenal lúc 03h00 ngày 07/11/2024 tại giải Cúp C1 châu Âu. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Inter Milan vs Arsenal.
Với tư cách là bình luận viên truyền hình, Jamie Carragher đã nêu quan điểm của mình về vụ bổ nhiệm ban huấn luyện Man United. Cựu danh thủ Liverpool nhấn mạnh rằng tân HLV Amorim nên sa thải Van Nistelrooy để dằn mặt các cầu thủ MU.
Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp đang chuẩn bị bước tới mùa giải 2025 với rất nhiều thay đổi. Ngoài việc thành lập hai giải đấu mới là LCP (khu vực APAC) và LTA (khu vực châu Mỹ), các giải đấu quốc tế trong năm tới cũng nhận rất nhiều sự chú ý.
Sau 5 ngày tranh tài, giải đấu BLAST Premier World Final 2024 đã chính thức khép lại. Theo đó, G2 Esports vô địch lần thứ hai, trong khi siêu sao m0NESY giành danh hiệu tuyển thủ xuất sắc nhất giải thứ ba trong năm nay sau IEM Dallas và BLAST Fall Final.
Sau Chung kết Thế giới 2024, mùa chuyển nhượng của các giải đấu Liên Minh Huyền Thoại đang chuẩn bị bắt đầu. Trong đó, cựu xạ thủ EDward Gaming Uzi đã bất ngờ chia sẻ thông tin về tương lai của bản thân.
HLV Hồng Việt đặt mục tiêu thắng và sạch lưới khi Nam Định tiếp Tampines Rovers tại sân Thiên Trường lúc 19h00 ngày mai (6/11).
Theo The Sun, MU đã hoãn quyết định cuối cùng về dự án sân vận động mới cho đến năm 2025. Trước đó, MU tiết lộ sẽ giảm sức chứa sân Old Trafford xuống còn khoảng 30.000 chỗ ngồi để bảo tồn lịch sử của CLB và cung cấp địa điểm thi đấu cho các đội nữ và học viện.
Nhận định Club Brugge vs Aston Villa lúc 0h45 ngày 7/11 tại giải Cup C1 châu Âu hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Club Brugge vs Aston Villa.
Nhận định Besiktas vs Malmo, lúc 22h30 ngày 6/11 tại giải Cup C2 châu Âu hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Besiktas vs Malmo.
Nhận định Altyn Asyr vs Al Taawoun lúc 21h00 ngày 6/11 tại giải Cup C1 châu Á League 2 hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Altyn Asyr vs Al Taawoun.
Nhận định Thép Xanh Nam Định vs Tampines Rovers lúc 19h00 ngày 6/11 tại giải Cup C1 châu Á League 2 hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Thép Xanh Nam Định vs Tampines Rovers.
Nhận định Bangkok United vs Lee Man lúc 19h00 ngày 6/11 tại giải Cup C1 châu Á League 2hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Bangkok United vs Lee Man.
Đáp lại những lời phản đối chính sách nhập tịch, những người làm bóng đá Indonesia đã tổ chức một cuộc lấy ý kiến dư luận. Và kết quả là 2/3 người được chọn đồng tình với cách làm bóng đá này.
Hôm 4/11 vừa qua, Giám đốc Edu Gaspar - người đứng sau các vụ chuyển nhượng của Arsenal trong 5 năm qua đã quyết định ra đi, để làm việc cho tỷ phú người Hy Lạp - Evangelos Marinakis.
Chỉ phải gặp đội bóng yếu Brunei, ĐT futsal Việt Nam không mất nhiều mồ hôi để giành thắng lợi 14-0. 3 điểm quan trọng này giúp ĐT futsal Việt Nam giành vé vào bán kết giải vô địch Đông Nam Á 2024.
Nhận định Inter Milan vs Arsenal lúc 3h00 ngày 7/11 tại Champions League hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Inter Milan vs Arsenal.
Nhận định Feyenoord vs RB Salzburg lúc 3h00 ngày 7/11 tại Champions League hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Feyenoord vs RB Salzburg.
Garena vừa hé lộ những thông tin mới đầy hấp dẫn về giải đấu Arena of Valor International Championship - AIC 2024. Theo đó, AIC 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 - 29/12, với tổng tiền thưởng lên tới 500.000 USD.
Lần đầu tiên một giải bóng đá nữ 7 người cấp quốc gia, mang tên Giải bóng đá nữ 7 người vô địch quốc gia Cúp Thiên Khôi chính thức được tổ chức tại Việt Nam, với hy vọng sẽ đặt nền móng để từng bước xây dựng một sân chơi HPL cho bóng đá nữ.