LMHT: Đã đến lúc Riot Games nghĩ đến chuyện thay đổi thể thức của CKTG
Nhánh thắng - nhánh thua là thể thức được khán giả lẫn giới chuyên môn đánh giá phù hợp với một giải đấu như Chung Kết Thế Giới.
Chủ Đề: CKTG LMHT 2022
Thể thức thi đấu cũ vẫn ổn và đã được áp dụng trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, có lẽ Riot Games nên cân nhắc về sự đổi mới. Giờ đây, thể thức nhánh thắng - nhánh thua (Double-Elimination) được đông đảo người hâm mộ LMHT nhắc đến như một sự thay thế hoàn hảo, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt hơn dành cho các đội tham dự.
Như mọi năm, CKTG vẫn có vòng khởi động, vòng bảng diễn ra với lượt đi và lượt về. Cuối cùng, các đội sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp và thi đấu theo hình thức Bo5. Hãy tưởng tượng, bạn chuẩn bị kỹ lưỡng để hoàn thiện đội hình, tập luyện liên tục mỗi ngày, hình thành các mối quan hệ, hy sinh 1 vài tuyển thủ và đủ điều kiện tham dự CKTG chỉ để thi đấu 6 trận trước khi về nhà?
Các tuyển thủ xứng đáng có được nhiều hơn thế và người hâm mộ cũng vậy. Đã có những điều kỳ diệu xuất hiện tại các kỳ CKTG, điển hình là chiến tích vô địch năm 2012 của Taipei Assassins. Hay phần nào đó, người ta có thể kể về mùa giải 2020 ấn tượng của Damwon KIA. Nhưng mọi thứ sẽ khác và có lẽ là tốt hơn thế nếu thể thức nhánh thắng - nhánh thua được áp dụng.
Sẽ không phải là lần đầu tiên thể thức nhánh thắng - nhánh thua xuất hiện ở một giải LMHT chuyên nghiệp. Năm 2021, LEC và LCS đã đưa vào thể thức này và mang tới sự thành công vang dội. Ngoài ra, một giải đấu Esports khác cũng được chú ý không kém là Dota 2, nơi Team Spirit đã giành chức vô địch theo cách không ai ngờ đến.
Những tuyển thủ non nớt, chưa có nhiều bản lĩnh ở các giải đấu quốc tế đã thua ở nhánh thắng, sau đó thắng thông 5 trận tại nhánh thua để tiến vào trận chung kết tổng và đánh bại PSG.LGD 3-2 để lên ngôi. Lật ngược vấn đề, nếu Team Spirit tham dự CKTG, có lẽ hành trình kỳ diệu của Collapse và các đồng đội sẽ không bao giờ xuất hiện.
Nếu thể thức nhánh thắng - nhánh thua được đưa vào CKTG, các đội sẽ thi đấu ra sao? Câu trả lời là số lượng đội tham dự có thể được nâng lên thành 18 đội, đồng thời được chia ra làm 2 bảng đấu. Mỗi đội sẽ đấu với các đội khác 2 lần để phân chia hạt giống cho vòng loại trực tiếp. Đến lúc này, đội ở nhóm hạt giống cao hơn sẽ có quyền chọn đối thủ là những đội hạng 3 và hạng 4 của bảng khác.
Trong khi đó, 4 đội tuyển còn lại của mỗi bảng sẽ bắt đầu vòng loại trực tiếp ở nhánh thua và 2 đội xếp chót sẽ phải dừng bước. Với cục diện này, sẽ có 16 đội lọt vào vòng loại trực tiếp ở nhánh thắng và nhánh thua. Về hình thức thi đấu, mọi trận đấu ở vòng bảng sẽ là Bo1 và các trận đấu ở vòng loại trực tiếp sẽ là Bo3 (trừ trận chung kết tổng diễn ra với thể thức Bo5).
Nếu thể thức nhánh thắng - nhánh thua được áp dụng tại CKTG 2021, những đội như RNG và MAD sẽ có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình từ nhánh thua. Ngoài ra, 2 đội bị loại ở vòng bảng là RGE cùng 100T cũng sẽ lọt vào vòng loại trực tiếp. Hoặc nếu không muốn áp dụng hệ thống như Dota 2, ban tổ chức có thể nhìn sang Counter-Strike và StarCraft II.
Về cơ bản, số lượng đội tham dự vẫn là 16 và các đội sẽ thi đấu theo hình thức Bo3. Vẫn là nhánh thắng - nhánh thua và đội thắng 2 trận liên tiếp sẽ vào trận đấu cuối cùng của nhánh thắng kèm theo vé đi tiếp, trong khi đội thua sẽ có cơ hội làm lại ở nhánh thua. Các đội sẽ thi đấu ít nhất 1 hoặc 2 trận nữa để xác định cái tên tiếp theo lọt vào vòng trong. Đây cũng là thể thức được áp dụng tại giải Valorant Masters 3.
Nhìn chung, thể thức nhánh thắng - nhánh thua tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt hơn, đồng thời giúp các đội mắc sai lầm có cơ hội khắc phục, qua đó mang tới những màn trình diễn tốt nhất. Điều đó sẽ giúp số lượng các đội tuyển bị loại đáng tiếc ít đi, điển hình là Team Liquid, đồng thời mang tới một giải đấu cân bằng hơn, hoàn thiện hơn.
LPL: LGD fearness bị kỷ luật vì 'toxic' với đồng đội
Đường trên fearness của LGD Gaming đã phải trả giá sau nhiều lần có những lời lẽ không đúng mực với đồng đội.
CKTG 2021: Đánh giá màn trình diễn của 6 đội LEC và LCS trên đất Iceland
Lần đầu tiên trong lịch sử, các đội phương Tây đã không thể có nổi 1 ván thắng nào tại vòng loại trực tiếp của Chung Kết Thế Giới.
Facebook Gaming vượt mặt YouTube Gaming, Twitch kiểm soát 70% thị trường phát trực tuyến
Sự đầu tư hợp lý đã giúp cho Facebook Gaming vượt lên YouTube Gaming, trong khi Twitch vẫn thống trị về tổng số lượng giờ xem trong quý 3 năm 2021.