Lê Thanh Tùng - Tác động của công nghệ 4.0 đến Võ thuật cổ truyền
Ngày hôm qua, trên trang cá nhân của mình, võ sư Lê Thanh Tùng đã có bài đăng chia sẻ về hành trình hành võ của võ thuật cổ truyền Việt Nam thời nay.
Theo đó, võ sư Lê Thanh Tùng chia sẻ: “Mỗi ngày có rất nhiều bài viết võ thuật được post lên mạng mở ra không gian kiến thức rộng lớn để học hỏi và tập luyện. Video Clips các trận thư hùng quyết liệt trên võ đài, những buổi tập luyện thực tế, đấm đá bao cát, banh phản xạ, nâng tầm kỹ thuật bằng nhiều phương pháp khoa học để phát triển thể lực. Bao gồm kỹ thuật chuyên môn kiến tạo từ quyền cước chỏ gối và mục tiêu định hướng và phản xạ theo di động bộ pháp…”
Ông chia sẻ về việc giảng dạy và chia sẻ võ thuật cổ truyền ngày ngay khi có sự xâm nhập của công nghệ 4.0. Một cái nhìn mới được mở ra, một hướng tiếp cận võ thuật cổ truyền cho nhiều thế hệ trẻ được rộng mở. Nhưng bên cạnh đó, là những màn tranh đấu nảy lửa trên mạng xã hội để tìm ra những giá trị tích cực của Võ thuật cổ truyền Việt Nam.
“Cũng không thể thiếu những cuộc tranh luận hào hứng, tích cực kể cả tiêu cực để cùng tìm ra cái hay đẹp, thật, ảo của võ thuật xưa và nay. Dĩ nhiên tranh cãi tìm chân lý vân còn phía trước.”
“Tuy nhiên mục tiêu vẫn là trau dồi kiến thức, học hỏi và tiến bộ trong thế giới võ thuật, từ đó gạn lọc tìm ra hướng phát triển nào tốt nhất cho bản thân và môn phái. Nếu đủ niềm tin và lạc quan sẽ nhận ra võ thuật Việt Nam đang vững tiến do được chính quyền mở rộng dù bị ngáng trở là không tránh khỏi từ lợi ích cá nhân.” Võ sư Lê Thanh Tùng cho hay
Ở đâu cũng vậy, khi xã hội thay đổi và tiến bộ hơn thì kèm theo đó là những hệ lụy không thể tránh khỏi, nhất là cuộc tranh giành “lợi ích cá nhân”. Mỗi cá nhân chỉ nhắm đến lợi ích riêng của bản thân mà quên đi những giá trí cốt lõi của việc dạy và học.
Việc kiếm lời trên tri thức đang ngày càng phổ biến hiện nay, nhờ sự giúp sức của cách mạng công nghệ 4.0. Những thông tin không mấy tích cực bị lôi ra bàn cãi, những cái hay cái đẹp bị bỏ quên, và những thứ không hay thì được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Thời nay, mọi sự thật được phanh phui đến từng cội nguồn gốc rễ, để từ đó cái xấu sẽ được gạn lọc ra, và cái đẹp, cái tốt sẽ được đúc rút cho các thế hệ mai sau. Như võ sư Lê Thanh Tùng chia sẻ trên bài đăng của mình: “Điểm nhấn hiện nay võ thuật dễ nhận ra giữa thực tế và phi thực tế không còn bị che phủ bởi quyền lực hay ảo tưởng như thời còn mù công nghệ thông tin.”
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã mở ra nhiều góc nhìn mới cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam - bộ môn đã bị mai một nhiều do sự lên ngôi của các môn võ khác như Quyền Anh, Muay Thái, Wushu, Taekwondo,… Tuy vậy, những giá trị tốt đẹp mà Võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn còn được lưu giữ với sự giúp sức của công nghệ, để có thể truyền dạy cho nhiều thế hệ sau này.
“Thần cước” võ Việt: Võ thuật luôn dịch chuyển mỗi ngày
“Thần cước” võ Việt Lê Thanh Tùng cho rằng Võ thuật luôn dịch chuyển mỗi ngày do đó mỗi người học võ cần không ngừng chuyên tâm, nghiên cứu học tập và rèn luyện.
Đất Võ tại Việt Nam: Những miền đất Võ thuật đặc sắc nhất
Với hàng ngàn năm lịch sử, những miền đất và những con người đã tạo nên một nền võ thuật cổ truyền độc đáo đầy ấn tượng dọc theo mảnh đất hình chữ S.
Những TikToker mới nổi của làng võ thuật Việt Nam
Nhiều vận động viên của đội tuyển Việt Nam đang lấn sân sang thành những TikToker chuyên nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.