LCK mùa Hè 2021: Kênh bản quyền tiếng Việt vượt mức thành công, Box Việt Nam thiết lập chuẩn mực mới
Với những con số người xem trực tuyến và lượt xem tổng còn từng có thời điểm vượt qua cả kênh chiếu quốc tế song song, sự thành công của kênh LCK Tiếng Việt đã khiến không ít nhà đầu tư “đỏ mắt”, dự đoán xu hướng mua bản quyền các giải đấu thể thao điện tử sẽ nở rộ trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Vừa qua, giải đấu League of Legends Champions Korea (LCK) mùa Hè năm 2021 đã kết thúc với khoảnh khắc Damwon giành chiến thắng 3-1 trước T1 của Faker để lên ngôi vô địch lần thứ 3 liên tiếp.
LCK mùa Hè 2021 có thể coi là giải đấu đặc biệt, không chỉ ở việc chứng kiến Faker và đồng đội giành vé dự Chung Kết Thế Giới 2021 mà đối với riêng khán giả Việt Nam, đây là lần đầu tiên sau 3 năm chờ đợi người hâm mộ lại được theo dõi giải đấu thể thao điện tử nổi tiếng này với bản quyền phát sóng được mua về 100%.
Đơn vị đứng ra mua bản quyền phát sóng giải đấu này tại Việt Nam là Công ty Cổ phần đầu tư Box Việt Nam. Và con số chi tiết để hoàn thành bản hợp đồng này, theo đại diện đến từ Box chia sẻ, họ phải bỏ ra gần 10 tỷ đồng để trở thành đối tác độc quyền giải đấu.
Hiện nay, việc bỏ ra kinh phí lớn nhằm đem về bản quyền phát sóng các giải đấu nước ngoài không còn quá xa lạ. Trong những bộ môn thể thao truyền thống, tiêu biểu như bóng đá, các giải đấu hàng đầu như Champions League hay Ngoại hạng Anh, mỗi năm bản quyền phát sóng đều là những con số cao ngất ngưởng. Thế nhưng việc bỏ ra gần 10 tỷ đồng để mua bản quyền một giải đấu Esports thì đây lại là lần đầu tiên tại Việt Nam.
Dẫu vậy, đối với người theo dõi thể thao điện tử Việt Nam, việc bỏ ra một số tiền “khủng” như vậy để mua bản quyền giải đấu là việc hầu như chưa từng có tiền lệ. Trước khi có quyết định mạo hiểm này, CEO Bùi Bá Hiến của Box Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi đã từng phân vân về sức hút của giải đấu sau 3 năm, sợ rằng sẽ không còn hấp dẫn đối với khán giả. Ngay từ ban đầu, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho việc đây là một sự đầu tư lỗ, chỉ hy vọng trở thành nền tảng trong tương lai, bước đầu thay đổi tư duy của người xem, hướng khán giả đến những giải đấu có bản quyền để được trải nghiệm hoàn hảo nhất khi theo dõi...”
Cũng theo CEO Bùi Bá Hiến, chính vì đây là lần đầu tiên mua bản quyền phát sóng một giải đấu thể thao điện tử, Box Việt Nam tự bản thân đặt ra những chỉ số khá khiêm tốn trong thời gian đầu, cụ thể hơn là thu hút từ 15.000 đến 30.000 người xem trực tuyến cùng một thời điểm trên kênh Youtube chủ đạo LCK Tiếng Việt. Thế nhưng khi bước vào giải đấu, những con số này liên tục bị phá vỡ ngay từ những ngày đầu tiên, đỉnh điểm trong ván thứ 3 của trận chung kết, hầu như người hâm mộ LMHT khắp Việt Nam đều đổ xô vào theo dõi Faker và đồng đội “lật kèo” DK, khiến cho kênh LCK Tiếng Việt gần như “vỡ trận” với gần 300.000 người xem trực tiếp, gấp gần 20 lần con số dự kiến ban đầu và hơn gấp rưỡi số người xem trên kênh LCK Global được chiếu trên toàn thế giới cùng thời điểm.
Có được thành công này có thể nói do nhiều yếu tố. Giải đấu LCK từ xưa đã luôn là một cái giải đấu uy tín và có chuyên môn cao trong cộng đồng LMHT, sức hút của những ngôi sao như Faker, Teddy, Peanut,... vẫn còn in sâu trong lòng nhiều game thủ. Tiếp theo đó là tiềm năng truyền thông của riêng Box Việt Nam vô cùng dồi dào. Đơn vị này sở hữu hàng loạt các Influencer có tầm ảnh hưởng lớn như Quang Cuốn, Thảo Nari, Hà Tiều Phu, Duy Còm,... hay những gương mặt GenZ được giới trẻ yêu thích như Mèo Sao Hỏa, Gấm Kami, Quỳnh Alee... Ấn tượng hơn nữa, họ còn có trong tay rất nhiều các fanpage và group cộng đồng, đảm bảo cho việc thông tin luôn được cập nhật đến mọi nơi có thể. Đây chính là nền tảng cho kênh LCK Tiếng Việt trở nên thành công ngoài sức mong đợi.
Qua tấm gương của Box Việt Nam cùng sự thành công của kênh LCK Tiếng Việt, có lẽ đã đến lúc các nhà đầu tư cần cân nhắc về việc mua lại bản quyền phát sóng của nhiều giải đấu thể thao điện tử hơn nữa trong tương lai. So sánh với các giải đấu thể thao truyền thống, rõ ràng đầu tư vào thể thao điện tử tiêu tốn nguồn vốn rất ít nhưng lại đem lại hiệu quả vô cùng cao. Đối với người hâm mộ, được theo dõi những giải đấu bản quyền sẽ đem lại trải nghiệm cận cảnh và thỏa mãn hơn so với những giải đấu “lậu” phải xem thông qua các kênh có ngôn ngữ nước ngoài.
Sau khi kết thúc mùa giải LCK Mùa Hè năm 2021, Box Việt Nam chưa biết sẽ còn tiếp tục là đơn vị sở hữu bản quyền mùa giải tới nữa hay không, nhưng với những thành công này, rất có khả năng các đối tác nước ngoài sẽ tiếp tục tạo điều kiện để thương hiệu này đưa “con cưng” của mình đến gần với khán giả Việt. Có lẽ không chỉ có vậy, với tư cách là đơn vị thể thao, sự kiện và truyền thông, sở hữu các đội tuyển thi đấu mang thương hiệu Box Gaming và là thành viên chính thức của Hiệp hội thể thao điện tử Giải trí Việt Nam (VIRESA) rất có khả năng Box Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư hơn nữa và những giải đấu thể thao điện tử với nhiều bộ môn khác nhau trong tương lai. Hãy cùng chờ xem.
LMHT: Rộ tin đồn Rekkles sẽ bị 'đuổi' khỏi G2 Esports?
Sau khi gia hạn hợp đồng với Rasmus "Caps" Borregaard Winther, G2 Esports đang xem xét khả năng bán hoặc "đuổi" Martin "Rekkles" Larsson khỏi đội tuyển.
LMHT: LPL có tuyển thủ đầu tiên bị cấm thi đấu vì chưa đủ 18 tuổi
Sau LDL, các đội tuyển tại LPL cũng bắt đầu loại bỏ các tuyển thủ chưa đủ 18 tuổi. Trong đó, OMG là đội đầu tiên gạch tên đường giữa tài năng Lin "Creme" Jian vì lý do chưa đủ tuổi thi đấu.
NÓNG: Slayder rời Team Secret?
Theo Cơ sở dữ liệu hợp đồng toàn cầu được Riot Games cập nhật, tuyển thủ Nguyễn "Slayder" Linh Vương đã không còn xuất hiện trong đội hình Team Secret.
Hé lộ mức lương của Slayder ở Team Secret
Tuyển thủ Nguyễn "Slayder" Linh Vương được cho là đã nói lời chia tay với Team Secret để tìm kiếm bến đỗ mới trong sự nghiệp.