Đội tuyển LMHT Philippines bị điều tra gian lận trước thềm SEA Games 31
Vào ngày 11/5 vừa qua, đại diện ĐTQG Esports SEA Games SIBOL đã chính thức đưa ra thông báo liên quan tới những cáo buộc về đội tuyển West Point Esports. Trước đó, WPE bị cáo buộc đã gian lận thông qua phần mềm Discord để có thêm những thông tin từ phía bên ngoài trong khi tham gia các trận đấu ở vòng tuyển chọn ĐTQG LMHT Philippines 2022.
Thông báo của SIBOL được đăng tải lên trang chủ và nhanh chóng nhận được sự chú ý từ cộng đồng. Toàn văn của bài thông báo được BTC gửi đến cộng đồng bằng tiếng Anh.
"Thông báo chính thức của SIBOL về các cáo buộc liên quan tới đội tuyển WPE
Trước đó, Ban quản lý ĐTQG Esports Philippines đã nhận được thông tin rằng đội tuyển LMHT Quốc gia đang dính vào các cáo buộc liên quan tới việc vi phạm quy định trong việc giao tiếp trái phép hoặc ”đá” stream ở các trận đấu vòng tuyển chọn đại diện của Philippines đến SEA Games 31.
Cáo buộc này làm rõ rằng, trong trận đấu ở vòng tuyển chọn cho ĐTQG 2022, một tuyển thủ đã sử dụng 2 phần mềm Discord (Discord và Discord PTB) để gian lận trong ván đấu. Anh đã thực hiện cuộc gọi giao tiếp của trận đấu cùng lúc với cuộc gọi trong ứng dụng Discord thứ 2 và sử dụng các thông tin được cung cấp trong cuộc gọi này.
Theo phản hồi của đội trưởng ĐTQG LMHT Philippines, đội tuyển này phủ nhận tất cả các cáo buộc liên quan tới gian lận.
Sau khi xem xét lại các cáo buộc chống lại ĐTQG LMHT và trải qua quá trình xem xét kỹ lưỡng, BQL SIBOL đi đến kết luận rằng không có đủ chứng cứ để chứng minh rằng có các hoạt động trái quy định và phi thể thao được thực hiện trong quá trình tuyển chọn ĐTQG 2022.
BQL SIBOL đã tham khảo ý kiến của bộ phận vận hành và phát sóng vòng tuyển chọn ĐTQG 2022 về những gì đã xảy ra xung quanh cáo buộc vi phạm quy định. Cùng nhau, chúng tôi đi đến kết luận rằng với tất cả những giao thức bảo mật đã được ban hành, việc gian lận trong giải đấu là không thể xảy ra. Nếu có thì cũng rất khó có thể thực hiện và nó sẽ trở nên vô nghĩa.
Những lý do chính cho quyết định trên là:
(1) Việc “đá” stream là không thể thực hiện trong thời gian thực bởi việc phát sóng được thực hiện với độ trễ 3 phút do BTC không có tài khoản hay server giải đấu được Riot cung cấp cho vòng tuyển chọn.
(2) Bộ phận phát sóng thậm chí đã chỉnh độ trễ lên thêm 3 phút nữa cho việc phát sóng trực tiếp trên trang Facebook của SIBOL. Điều này nâng tổng độ trễ lên 6 phút, tránh hoàn toàn hiện tượng “đá” stream của tuyển thủ.
(3) Việc chia sẻ hình ảnh trong game thông qua Discord là điều bất khả thi, bởi BTC sử dụng Discord để trích xuất camera tuyển thủ.
(4) Khi một tuyển thủ muốn phát sóng trực tiếp trận đấu lên Facebook, các trọng tài đã yêu cầu anh ấy tắt stream sau khi giai đoạn cấm chọn kết thúc. Đồng thời, trọng tài cũng thường xuyên kiểm tra trang Facebook của tuyển thủ này để xem liệu anh ấy có tiếp tục phát sóng không. Kết quả là, tuyển thủ này không hề thực hiện việc phát sóng.
(Chúng tôi cung cấp toàn bộ thông báo từ bộ phận vận hành và phát sóng ở trong phần bình luận bên dưới).
Chúng tôi đảm bảo rằng ĐTQG Philippines sẽ luôn giữ cảnh giác trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo quá trình tuyển chọn diễn ra đúng theo quy định và xử lý tất cả những hành vi không phù hợp của tuyển thủ nước nhà. Đối với những vấn đề có thể xảy đến trong tương lai, chúng tôi sẽ không ngần ngại thực hiện những hành động cần thiết nhằm bảo vệ sự trong sạch của nền Esports Philippines. Điều này đã và sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu, bởi chúng ta đang đại diện đất nước bằng tất cả phẩm giá, sự vinh dự và tự hào.
Thay mặt ĐTQG,
Lakad Matatag".
Ở dưới phần bình luận, SIBOL đã cung cấp toàn bộ nội dung phần thông báo của bộ phận vận hành và phát sóng vòng tuyển chọn ĐTQG năm 2022.
"Thông báo chính thức từ bộ phận phát sóng và Ủy ban LMHT về vòng tuyển chọn ĐTQG 2022.
Với tư cách là Quản lý bộ phận phát sóng và vận hành giải đấu của vòng tuyển chọn ĐTQG 2022, tôi xác nhận rằng các cáo buộc chống lại đội tuyển WPE, đại diện quốc gia Philippines là không đúng sự thật.
Dưới đây là lý do:
1. Việc “đá” stream trong thời gian thực là bất khả thi bởi chúng tôi không có tài khoản hay server giải đấu từ Riot cho vòng tuyển chọn SIBOL. Vì sao điều này lại quan trọng? Bởi nếu bạn không sử dụng tài khoản hay server giải đấu được cung cấp bởi Riot, việc phát sóng sẽ luôn bao gồm độ trễ 3 phút mặc định. Đây cũng đồng thời là lý do vì sao sau giai đoạn cấm chọn, các đội vào game, chúng tôi phải thực hiện việc tạm dừng kỹ thuật.
2. Trưởng ban phát sóng của chúng tôi thậm chí đã bổ sung thêm 3 phút độ trễ nữa khi phát sóng trên trang Facebook của SIBOL. Điều này nâng tổng độ trễ lên tới 6 phút cho phần phát sóng. Ngay cả khi họ “đá” stream, những gì họ thấy đều không ở trong thời gian thật. Chúng ta điều biết rằng việc xem chậm hơn 5 phút là đủ để các tựa game MOBA PC tránh tình trạng bị “đá” stream.
3. Chúng tôi không sử dụng việc chia sẻ màn hình game thông qua Discord. Chúng tôi chỉ sử dụng ứng dụng này để trích xuất camera trong game của tuyển thủ, từ đó khai thác tư liệu cho trận đấu. Tôi thậm chí đã ở trong cùng kênh Discord với WPE bởi vì tôi là người điều chỉnh camera tuyển thủ cho giải đấu. Không hề có chứng cứ nào cho thấy các tuyển thủ nhận sự cố vấn về mặt chiến thuật từ bên ngoài. Tất cả các tuyển thủ đều tập trung vào trận đấu. Họ thậm chí không nhìn vào camera để ra hiệu giúp đỡ với các thành viên ban huấn luyện.
4. Đúng là có 1 tuyển thủ ở WPE muốn stream trận đấu ở Facebook cá nhân, nhưng trọng tài đã yêu cầu anh ấy tắt đi ngay sau giai đoạn cấm chọn. Trọng tài thậm chí đã kiểm tra trang Facebook của tuyển thủ này để xem liệu anh ấy có thực hiện phát sóng không, và kết quả là không. Ngay cả trong trường hợp tuyển thủ này có thực hiện livestream trận đấu, nó sẽ vẫn chỉ là từ góc nhìn của chính tuyển thủ này và đội WPE. Việc lấy thông tin từ đối thủ của họ là hoàn toàn bất khả thi. Nếu họ có thực hiện “đá” stream, thì vui lòng xem lại điều 1.
Cuối cùng, từ những chứng cứ đề cập ở trên, tôi tự tin kết luận rằng không hề có hành vi gian lận vào được thực hiện trong quá trình tuyển chọn ĐTQG LMHT Philippines 2022. Trước khi gửi đi thông báo này, tôi cũng đã hội ý cùng Trưởng ban vận hành LMHT, Trưởng ban phát sóng SIBOL và họ đều đồng ý với những chứng cứ mà tôi đưa ra.
Hy vọng điều này sẽ chấm dứt các vấn đề liên quan tới cáo buộc lần này.
Đồng thời, tôi muốn gửi lời chúc mừng tới PESO vì đã hoàn thành xuất sắc các công tác chuẩn bị cho tuyển thủ của ĐTQG chúng ta. Tôi có thể tưởng tượng ra khối lượng công việc khổng lồ mà họ đã hoàn thành cho sự kiện tầm cỡ như thế này.
Cảm ơn mọi người vì đã dành thời gian đọc tới đây. Cảm ơn tất cả và chúc mọi người may mắn ở SEA Games Hà Nội sắp tới.
Trân trọng".
Trước mắt, 2 thông báo này đã giải quyết những lùm xùm không đáng có của WPE trước thềm bộ môn LMHT ở SEA Games 31 chuẩn bị khởi tranh. Theo đó, ở kỳ Đại hội lần này, WPE nằm ở bảng A cùng Thái Lan và Singapore. ĐTQG Philippines sẽ bắt đầu thi đấu từ ngày 20/5 tới đây.
Free Fire SEA Games 31 tổng duyệt trước ngày khai mạc
Sáng nay 12/5, ban tổ chức SEA Games 31 cùng Hiệp hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam và nhà phát hành Garena đã tiến hành tổng duyệt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Theo lịch thi đấu, Free Fire sẽ là môn thi đấu thứ 2 của thể thao điện tử tại SEA Games 31, sau Tốc Chiến.
Cận cảnh sân khấu Tốc Chiến trước ngày thi đấu SEA Games 31
Hôm nay 12/5, các đội tuyển tham gia thi đấu bộ môn Tốc Chiến tại SEA Games 31 đã có buổi tổng duyệt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tất cả các tuyển thủ cùng thành viên ban tổ chức giải đấu đều cho thấy tinh thần khẩn trương, nghiêm túc nhưng cũng không kém phần háo hức cho giải đấu lần này.
MC Tốc Chiến Yoonsul ‘bắn’ tiếng Anh như gió khi phỏng vấn tại SEA Games 31
Mới đây, cộng đồng Tốc Chiến Việt Nam đã có một phen "dậy sóng" khi chứng kiến khả năng nói Tiếng Anh trôi chảy của nữ MC Yoonsul. Theo đó, trước thềm SEA Games 31 khởi tranh, nữ MC Tốc Chiến sinh năm 2002 này đã có màn phỏng vấn ấn tượng với 2 tuyển thủ Malaysia mà không cần đến sự giúp đỡ của thông dịch viên.
Cấu hình điện thoại thi đấu Free Fire SEA Games 31 như thế nào?
Chiều nay 12/5, 10 vận động viên của 2 đội tuyển Free Fire đại diện Việt Nam đã hoàn tất quá trình thử thiết bị tại buổi tổng duyệt diễn ra ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.