Chu kỳ 3 năm của bóng đá Việt Nam: Sau chức vô địch AFF Cup là ‘toang’ V.League
Có một nghịch lý xảy ra với bóng đá Việt Nam là cứ 3 năm sau khi đội quyển quốc gia đoạt được chức vô địch AFF Cup là V.League sẽ gặp phải biến cố cực lớn.
Năm 2008, đội tuyển Việt Nam là đầu tiên giành được chức vô địch AFF Cup. Trước đó 1 năm, Công Vinh và các đồng đội cũng đạt thành tích ấn tượng khi vào đến tứ kết Asian Cup 2007. Thành công của đội tuyển quốc gia đã kéo theo lượng khán giả cực lớn đến theo dõi các trận đấu ở V.League.
Năm 2009, giải đấu số 1 Việt Nam đạt trung bình 10.327 khán giả/trận, lần đầu vượt qua mốc 10.000 và vẫn là kỷ lục cho đến bây giờ. Một số sân bóng như Lạch Tray, Thiên Trường chật kín khán giả ở mọi trận đấu. Trong giai đoạn 2009-2011, xuất hiện nhiều cầu thủ có giá chuyển nhượng tiền tỷ, các doanh nghiệp đổ xô vào làm bóng đá như Hòa Phát, ACB, Xuân Thành, Xi măng Vissai...
Thế nhưng những dấu hiệu tích cực đó không duy trì được lâu. Các ông bầu lần lượt nổi loạn dẫn đến giải thể CLB. V.League từ 14 đội giảm xuống còn 12 đội vào năm 2013. Chỉ trong 3 năm, đã có đến 9 CLB giải thể. Đầu tiên là Hòa Phát Hà Nội năm 2011; sau đó là Hà Nội ACB, Navibank Sài Gòn, Khánh Hòa năm 2012; Sài Gòn Xuân Thành, Kiên Giang năm 2013 và đến năm 2014 thì An Giang, Ninh Bình, Bình Định cũng rời cuộc chơi.
Sau đó, bóng đá Việt Nam đã trải qua một thời gian rất dài tái kiến thiết để đạt số lượng 14 đội tham dự V.League trở lại. Những dấu hiệu tích cực một lần nữa xuất hiện khi U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo lập kỳ tích với ngôi á quân U23 châu Á 2018. Cuối năm đó, đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup sau 10 năm chờ đợi. Đến năm 2019, đội tuyển Việt Nam tái lập thành tích vào đến tứ kết Asian Cup và U23 Việt Nam lần đầu tiên giành được huy chương vàng SEA Games.
Cùng thời gian đó, V.League khởi sắc trở lại. Một số sân vận động đã có hiện tượng đông kín khán giả như Pleiku, Hàng Đẫy, Thiên Trường... Giá chuyển nhượng cầu thủ tiền tỷ lại xuất hiện, doanh nghiệp cũng đồng loạt trở lại với bóng đá như như Tập đoàn FLC đầu tư vào Thanh Hóa, Sanna đầu tư vào Khánh Hòa…
Đúng vào thời điểm mà nhiều người đã mơ về tương lai tươi sáng cho nền bóng đá Việt Nam thì một lần nữa khủng hoảng lại xuất hiện. Tương tự như gần 10 năm trước, nhiều doanh nghiệp vừa đến với bóng đá đã rút lui như FLC, Sanna, Than Khoáng sản Việt Nam…
Trong buổi họp trực tuyến ngày 24/8/2021 bàn về số phận của V.League mùa này, một loạt các ông bầu nổi loạn đòi Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) phải cải tổ đội ngũ lãnh đạo. Chỉ sau đó chưa đầy 1 ngày, Than Quảng Ninh tuyên bố dừng hoạt động do khó khăn tài chính.
Tình hình hiện tại vẫn chưa nghiêm trọng như giai đoạn 2012-2014 nhưng không ai biết được mọi chuyện đã dừng lại chưa hay sẽ tiếp tục có thêm nhiều đội bóng tuyên bố giải thể, đẩy V.League vào thế khủng hoảng thêm một lần nữa.
Cầu thủ Than Quảng Ninh: ‘Đội dừng hoạt động, chúng tôi chưa biết lấy lại được tiền không’
Chia sẻ với Thethao.vn, các cầu thủ Than Quảng Ninh nói họ đang ở trong tình huống mơ hồ khi đội bóng dừng hoạt động, không biết ai sẽ trả tiền nợ lương thưởng cho các cầu thủ.
3 kịch bản cho tương lai của Than Quảng Ninh: Xoá sổ như Ninh Bình, bán suất V.League như Khánh Hòa hay xuống đá Hạng Ba như Đồng Nai?
Sau khi tuyên bố dừng hoạt động, tương lai của CLB Than Quảng Ninh sẽ có thể đi theo 3 hướng giống như những tiền lệ đã xảy ra ở V.League trong nhiều năm qua.
Hành trình từ đại gia đến con nợ rồi vỡ nợ của Than Quảng Ninh
Việc CLB Than Quảng Ninh thông báo dừng hoạt động 1 năm kể từ ngày 25/8 và thanh lý hợp đồng toàn đội là cái kết buồn cho giai đoạn hưng thịnh của đội bóng dưới thời ông bầu Phạm Thanh Hùng.