‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei, và 2 người còn lại là ai?

“Tứ đại thiên vương” của cầu lông thế giới bao gồm những ai? Trong bài viết này, thethao.vn sẽ cung cấp tới các bạn những thông tin về tiểu sử và sự nghiệp của 4 cây vợt huyền thoại trong làng cầu lông thế giới.

1. Lin Dan

‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei và ai? - Ảnh 1

Lin Dan có lẽ là cái tên rất nổi tiếng, thậm chí kể cả những người hâm mộ thể thao nói chung không thường xuyên theo dõi cầu lông cũng đã nghe qua ít nhất một lần.

Lin Dan sinh ngày 14/10/1983 tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Cầu lông đến với Lin Dan từ rất sớm, khi mới 5 tuổi anh đã tham gia luyện tập cầu lông cùng những người đàn anh. Tấm huy chương vàng đầu tiên anh nhận được là vào năm 12 tuổi, sau khi anh vô địch một giải cầu lông nhi đồng.

Tới năm 18 tuổi, Lin Dan được triệu tập vào ĐTQG Trung Quốc, và đó là thời điểm cả thế giới biết đến tài năng của anh.

‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei và ai? - Ảnh 2
Cánh tay trái lợi hại của Lin Dan không biết bao lần đã gieo sầu cho đối thủ

Một trong những điều làm nên thành công cho Lin Dan, đó là việc anh thuận tay trái. Nhờ đó, những đường cầu của Lin Dan luôn rất khó đoán, giúp anh giành được nhiều lợi thế. Bên cạnh đó, Lin Dan sở hữu khả năng di chuyển tuyệt vời; đường cầu của anh luôn mạnh mẽ và đầy uy lực; thể lực đáng nể giúp anh luôn nhanh nhẹn, linh hoạt kể cả khi phải đánh tới set thứ 3.

Với những kỹ năng trên, Lin Dan được xem là một trong những vận động viên cầu lông toàn diện nhất.

Những thành tích nổi bật nhất trong sự nghiệp của Lin Dan:

5 lần vô địch giải cầu lông thế giới nội dung đánh đơn:

Năm 2006 – Madrid(Tây Ban Nha)

Năm 2007- Kuala Lumpur(Malaysia)

Năm 2009 –  Hyderabad(Ấn Độ)

Năm 2011 – London(Anh)

Năm 2013 – Quảng Châu(Trung Quốc)

2 Lần vô địch giải Châu Á nội dung đánh đơn:

Năm 2010 – New Delhi(Ấn Độ)

Năm 2011 – Thành Đô(Trung Quốc)

Vô địch đại hội thể thao Châu Á:

Năm 2006 – Doha(Qatar) nội dung đồng đội

Năm 2010 – Quảng Châu(Trung Quốc) nội dung đồng đội

Năm 2010 – Quảng Châu(Trung Quốc) nội dung đơn nam

Năm 2014 – Incheon(Hàn Quốc) nội dung đơn nam

5 Lần vô địch Thomas Cup nội dung cầu lông đồng đội(2004,2006,2008,2010,2012)

4 Lần vô địch Sudirman cup(2005,2007,2009,2011)

2. Lee Chong Wei

‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei và ai? - Ảnh 3

Nếu Trung Quốc có Lin Dan, thì Malaysia có Lee Chong Wei rất đáng để tự hào. Tuy nhiên, nhiều người chỉ biết tới Lee Chong Wei với những cú smash sấm sét và phản xạ nhanh như điện xẹt, mà ít người biết tới đời tư đầy thăng trầm của cây vợt này.

Lee Chong Wei sinh ngày 21/10/1982 tại Perak, Malaysia. Thuở nhỏ Lee Chong Wei vốn đam mê bóng rổ, nhưng do thể trạng khi ấy không thực sự tốt nên gia đình muốn Lee Chong Wei chuyển sang chơi một môn thể thao thi đấu trong nhà. Và đó là lúc Lee Chong Wei làm quen với cầu lông. Năng khiếu vượt trội trong thể thao đã giúp Lee Chong Wei tạo được những ấn tượng rất tốt với các huấn luyện viên trong thời gian tập luyện, do đó anh được triệu tập lên ĐTQG Malaysia từ năm 17 tuổi. 

Một biến cố xảy ra với Lee Chong Wei năm 2006, khi ấy anh gặp phải một tai nạn xe hơi và phải khâu tới 6 mũi. Tuy nhiên may mắn là những chấn thương khi ấy không ảnh hưởng quá nhiều tới khả năng thi đấu đỉnh cao của Lee. Bằng chứng là 2 năm sau, anh xuất sắc giành tấm huy chương bạc Olympic Bắc Kinh, sau khi chỉ để thua một Lin Dan đang ở đỉnh cao phong độ.

Với những thành tích đạt được, Lee Chong Wei đã được trao rất nhiều huy chương cao quý, trong số đó phải kể tới huy chương Datuk - anh hùng dân tộc; cùng với đó là danh hiệu Đại sứ của Malaysia cho UNICEF vào năm 2009. Cũng trong năm 2009, Lee Chong Wei tuyên bố chia tay bạn gái Wong Mew Choo sau thời gian dài hẹn hò. Tuy nhiên vào năm 2012, sau khi một lần nữa thất bại trước Lin Dan ở chung kết Thế vận hội và chỉ giành huy chương bạc, Lee Chong Wei tuyên bố tái hợp với Wong Mew Choo và hai người kết hôn vào cuối năm đó.

Tháng 9 năm 2018, Lee Chong Wei được chẩn đoán mắc ung thư mũi và buộc phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài để điều trị. Việc chống chọi căn bệnh đã cướp đi rất nhiều thời gian và thể lực của Lee Chong Wei, do đó vào tháng 6 năm 2019, huyền thoại cầu lông người Malaysia quyết định giã từ sự nghiệp. Ngày Lee Chong Wei nói lời tạm biệt với cầu lông, anh không giấu nổi những giọt nước mắt của mình.

‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei và ai? - Ảnh 4
Lee Chong Wei không kìm nổi những giọt nước mắt trong ngày nói lời tạm biệt với cầu lông

Trong sự nghiệp 19 năm chuyên nghiệp, Lee Chong Wei đoạt 69 danh hiệu, trong đó có 11 Super Series Premier, 28 Super Series, bốn Super Series Finals. Lee Chong Wei cũng đang giữ kỷ lục 348 tuần đứng trên đỉnh thế giới, cao gấp hơn bốn lần người đứng thứ hai - Kham Long. Nhưng Lee Chong Wei từng nói anh sẵn sàng đánh đổi những danh hiệu có được để lấy HC vàng Olympic.

3. Taufik Hidayat

‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei và ai? - Ảnh 5

Taufik Hidayat sinh ngày 10/08/1981 và cũng đã đến với cầu lông khi còn rất nhỏ. Taufik lên chuyên nghiệp khi mới 9 tuổi, là thành viên của đội tuyển cầu lông quốc gia từ năm 15 tuổi. Năm 2014, Taufik chính thức giải nghệ, và hiện tại, ngoài việc tham gia các trận đánh biểu diễn, anh còn là chủ tịch kiêm HLV trưởng của học viện cầu lông mang tên anh tại thủ đô Jakarta. 

Anh được xem là thần đồng cầu lông của Indonesia khi ở tuổi 17, Taufik đã vào được đến chung kết giải cầu lông Toàn Anh và thất thủ trước Peter Gade. Trận đấu này đánh dấu sự khởi đầu của một huyền thoại và nối tiếp hàng loạt thành tích đã được Taufik xác lập tại các giải cầu lông đẳng cấp thế giới : huy chương vàng Olympic 2004 tại Athens; huy chương vàng Asia Game năm 2002 và 2006, vô địch châu Á 2004, 2007;  huy chương vàng Đông Nam Á năm 1999 và 2007; vô địch BWF 2005 và hàng loạt danh hiệu thuộc hệ thống BWF khác.

Về phong cách thi đấu của Taufik, ở những giai đoạn đầu sự nghiệp, anh sở hữu lối chơi khá đơn giản và hiệu quả, tận dụng tối đa sức trẻ, đó là tốc độ với nhịp điệu thi đấu cao gây sức ép lớn cho đối thủ, cuốn đối thủ vào những loạt đánh bền.

Nói đến kỹ thuật của Taufik Hidayat, anh được đánh giá là tay vợt khá toàn diện, từ những cú đập thuận tay vô cùng mạnh mẽ (từng được ghi nhận cú đập thuận tay nhanh nhất 305km/h, vào thời điểm đó chưa từng có cú đập thuận tay nào nguy hiểm hơn) cho tới kỹ thuật ép lưới đầy áp lực. 

Khi còn thi đấu đỉnh cao, Taufik Hidayat còn được mệnh danh là “thánh backhand”. Taufik sở hữu cú trái tay đỉnh nhất mà làng cầu lông thế giới từng ghi nhận, đặc biệt nhất là cú đập trái tay đạt kỉ lục 250km/h, chưa bao giờ bị phá vỡ cho đến nay, hay cú ve trái, bung trái ép trái đối phương rất khó chịu. Nhiều trận đánh ghi nhận Taufik đánh trái còn nhiều và nguy nhiểm hơn cú thuận của anh. 

‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei và ai? - Ảnh 6
Taufik Hidayat nổi tiếng với những cú trái tay với uy lực khủng khiếp

4. Peter Gade

‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei và ai? - Ảnh 7

Trong số ‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới, Peter Gade là người lớn tuổi nhất. Ông sinh ngày 14/12/1976 tại thành phố Aalbord, Đan Mạch.

Gade đã ghi dấu son của mình trong lịch sử bộ môn cầu lông xuyên suốt các danh hiệu vô địch All England Open năm 1999 và 4 vương miện của giải vô địch châu  u ở nội dung đơn nam. Cây vợt người Đan Mạch này đã thống trị bảng xếp hạng thế giới suốt các năm từ 1998 đến 2001. Với 16 danh hiệu vô địch Grand-Prix titles, ông được bình chọn là 1 trong những VĐV xuất sắc nhất của mọi thời đại. Trong thời kỳ ở độ tuổi 30 (tuổi mà người ta gọi là quá lứa đối với các VĐV thể thao), Gade vẫn giữ được phong độ qua các giải đấu mang tầm cỡ quốc tế. Ngày 22/06/2006 ông đã giành lại vị trí số 1 thế giới. Đây là thành tích ông đạt được sau khi vô đich giải Singapore mở rộng và lọt vào tứ kết giải Malaysia mở rộng.​

Phong cách thi đấu của Peter Gade được biết đến với những pha tấn công nhanh cùng đôi chân uyển chuyển và tâm lý thi đấu ổn định. Đặc biệt, những đòn hiểm hóc đầy mưu mẹo của ông là một sáng tạo đối với lịch sử môn cầu lông thế giới và đã được rất nhiều các VĐV cầu lông áp dụng rộng rãi đến nỗi thành thương hiệu. Đặc điểm của những cú đòn này là mẹo sử dụng vợt với 2 động tác liên tiếp đánh cầu về phía cuối sân đối phương khi đang lừa đối phương về phía gần lưới cách xa vị trí thật của quả cầu). Ông đã thắng điểm với rất nhiều mẹo và pha đánh cầu gây hoang mang cho đối phương như: đập phải tay trái chiều(reverse forehand) – đánh cầu bằng mặt kia của vợt để tạo ra đường cầu khá lạ mắt. Khả năng tấn công nhanh và sự tập trung trong thi đấu đặc biệt hiệu quả trong những pha nhảy cao rồi tung ra những quả smash đầy uy lực.

‘Tứ đại thiên vương’ cầu lông thế giới: Lin Dan, Lee Chong Wei và ai? - Ảnh 8
Peter Gade - Bậc thầy mưu mẹo trên sân cầu

Trong sự nghiệp lẫy lừng, huyền thoại người Đan Mạch đã giành được rất nhiều huy chương vàng ở các giải đấu quốc tế, đáng chú ý nhất là

1995: Scotland mở rộng, European-Junior-Championships

1997: German Open, Taiwan Open, Hong Kong Open

1998: Japan Open, Swiss Open, Danish Open, Malaysian Open, European Championships

1999: All England Open Badminton Championships, Ipoh Masters, Copenhagen Masters, Japan Open, World GrandPrix

2000: Korea Open, Danish Open, Taiwan Open, European Championships, Copenhagen Masters

2001: Copenhagen Masters, Korea Open

2002: US Open, Copenhagen Masters

2004: European Championships, Copenhagen Masters

2005: Korea Open, Copenhagen Masters

2006: European Championships, Aviva Singapore Open, Copenhagen Masters

2007: Malaysian Open, Copenhagen Masters

2008: Denmark Open, French Open, Copenhagen Masters

2009: Korea Open ​

TIN LIÊN QUAN
9 Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản và hiệu quả cho người mới

9 Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản và hiệu quả cho người mới

Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cho người mới. Thethao.vn cập nhật cách chơi cầu lông đúng kỹ thuật, giúp bạn tránh gặp các chấn thương và nâng cao trình độ.

Luật chơi cầu lông cơ bản mới nhất 2023 của LĐCL Việt Nam

Luật chơi cầu lông cơ bản mới nhất 2023 của LĐCL Việt Nam

Luật cầu lông mới nhất 2023. iThethao.vn cập nhật luật thi đấu cầu lông từ LĐCL Việt Nam chuẩn xác và chi tiết nhất mà bạn cần nắm vững, tránh mất điểm trong quá trình thi đấu.

Cầu lông và những thuật ngữ thường gặp

Cầu lông và những thuật ngữ thường gặp

Tổng hợp những thuật ngữ sử dụng trong thi đấu cầu lông. Thethao.vn cập nhật những thuật ngữ được sử dụng trong thi đấu cầu lông nhanh và chính xác nhất.

Tay vợt Nguyễn Tiến Minh: Thông tin sơ lược, cuộc đời và sự nghiệp

Tay vợt Nguyễn Tiến Minh: Thông tin sơ lược, cuộc đời và sự nghiệp

Từng xếp thứ 4 thế giới và 4 lần góp mặt ở các kỳ Thế vận hội, Nguyễn Tiến Minh thực sự là một huyền thoại của làng cầu lông Việt Nam. Trong bài viết này, Thethao.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tiểu sự và những thành tích đáng chú ý trong sự nghiệp của cây vợt này.

Tay vợt Vũ Thị Trang: Thông tin sơ lược, cuộc đời và sự nghiệp

Tay vợt Vũ Thị Trang: Thông tin sơ lược, cuộc đời và sự nghiệp

Từng nhiều năm liền không có đối thủ tại sân chơi trong nước, Vũ Thị Trang luôn là một trong những tài năng hàng đầu của cầu lông nữ quốc gia và là đối thủ đáng gờm tại đấu trường khu vực. Thethao.vn ngày hôm nay sẽ cung cấp tới quý vị những điểm nhấn đáng chú ý trong tiểu sử và sự nghiệp của cây vợt được mệnh danh là nữ hoàng cầu lông Việt Nam.

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh: Thông tin sơ lược, cuộc đời và sự nghiệp

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh: Thông tin sơ lược, cuộc đời và sự nghiệp

Chỉ trong 6 năm kể từ lần đầu tham dự SEA Games, sự nghiệp của Thùy Linh phát triển không ngừng. Hiện tại, cây vợt sinh năm 1997 đang là đại diện số 1 cho cầu lông nữ Việt Nam. Thethao.vn ngày hôm nay sẽ cung cấp tới quý vị những điểm nhấn đáng chú ý trong tiểu sử và sự nghiệp của cây vợt trẻ đầy triển vọng Nguyễn Thùy Linh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tiến Minh thua hạt giống số 6, dừng bước tại Vietnam International

Tiến Minh thua hạt giống số 6, dừng bước tại Vietnam International

Trước một đối thủ trẻ đang tiến bộ trong thời gian ngắn là Muhammad Reza Al Fajri, tay vợt Nguyễn Tiến Minh đã không thể giành chiến thắng, dù đưa trận đấu bước sang set 3.

Tay vợt Thụy Điển chia sẻ lý do tham dự Li-Ning Vietnam International Series 2024

Tay vợt Thụy Điển chia sẻ lý do tham dự Li-Ning Vietnam International Series 2024

Thay vì tranh tài ở châu Âu, Stromo Nils chọn Li-Ning Vietnam International Series 2024 làm nơi bắt đầu hành trình thi đấu chuyên nghiệp, và anh có lý do riêng cho bản thân mình.

Tay vợt Hải Phòng cùng Tiến Minh vào sâu ở Li-Ning Vietnam International Series 2024

Tay vợt Hải Phòng cùng Tiến Minh vào sâu ở Li-Ning Vietnam International Series 2024

Sau ngày thi đấu thứ hai của Li-Ning Vietnam International Series 2024, ở nội dung đơn nam, chủ nhà Việt Nam còn 2 đại diện bước vào vòng ba. Bên cạnh tay vợt kỳ cựu Nguyễn Tiến Minh, người còn lại đã trở thành một trong những bất ngờ thú vị. Đó là VĐV trẻ Lê Minh Sơn, thành viên Li-Ning team thuộc đơn vị Hải Phòng.

Phương Thúy thua ngược ở vòng 1 Li-Ning Vietnam International Series 2024

Phương Thúy thua ngược ở vòng 1 Li-Ning Vietnam International Series 2024

Từ việc giành chiến thắng áp đảo trong set 1, tay vợt nữ số 2 Việt Nam Trần Thị Phương Thúy đã thua ngược đối thủ Tsai Hsin Pei trong 2 set còn lại, qua đó sớm rời giải đấu diễn ra ngay trên quê hương Bắc Giang.

Miyazaki bị loại ở vòng 1 giải cầu lông Nhật Bản Kumamoto Masters

Miyazaki bị loại ở vòng 1 giải cầu lông Nhật Bản Kumamoto Masters

Tay vợt trẻ Tomoka Miyazaki đã gặp khó khăn trên hành trình bứt phá vào top 10, khi cô nhận thất bại ngay trận mở màn của Kumamoto Masters 2024 (Super 500) trên sân nhà.

Tiến Minh vượt qua vòng 2 Li-Ning Vietnam International 2024 trong 30 phút

Tiến Minh vượt qua vòng 2 Li-Ning Vietnam International 2024 trong 30 phút

Phong độ của tay vợt Nguyễn Tiến Minh tại Li-Ning Vietnam International 2024 tiếp tục duy trì ở mức cao, khi anh chỉ mất 30 phút để giành chiến thắng trong trận thứ hai.

Giải cầu lông Kumamoto Masters 2024: Matsumoto và Fukushima thắng đôi số 7 thế giới

Giải cầu lông Kumamoto Masters 2024: Matsumoto và Fukushima thắng đôi số 7 thế giới

Trong lần đầu ghép cặp cùng nhau và tham dự một giải đấu quốc tế, bộ đôi Mayu Matsumoto và Yuki Fukushima đã cho thấy sự ăn ý bất ngờ, khi họ vượt qua cặp hạng 7 thế giới Pearly Tan và Thinaah Muralitharan.

Tay vợt thắng Thùy Linh ở Korea Masters tham dự Li-Ning Vietnam International

Tay vợt thắng Thùy Linh ở Korea Masters tham dự Li-Ning Vietnam International

Ít ngày sau khi tranh tài ở giải cầu lông Korea Masters 2024, tay vợt trẻ người Hàn Quốc Kim Min Sun đến Việt Nam, với điểm đến là giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series.

Diệu Ly - Phạm Khánh thắng kịch tính ở vòng 1 Vietnam International

Diệu Ly - Phạm Khánh thắng kịch tính ở vòng 1 Vietnam International

Trước một đối thủ rất mạnh trong trận mở màn Li-Ning Vietnam International Series 2024 nội dung đôi nữ, cặp VĐV người Thái Bình Phạm Thị Diệu Ly và Phạm Thị Khánh đã giành chiến thắng ấn tượng trong 3 set đấu.

Tiến Minh vượt qua vòng 1 Vietnam International sau 25 phút thi đấu

Tiến Minh vượt qua vòng 1 Vietnam International sau 25 phút thi đấu

Trình độ và đẳng cấp khác biệt của một tay vợt từng nằm trong top 5 thế giới giúp Nguyễn Tiến Minh nhanh chóng vượt qua vòng 1 Li-Ning Vietnam International Series 2024, trước một đối thủ kém anh tới 23 tuổi.

Tin nổi bật