3 tay vợt nào là khắc tinh của Axelsen thời đỉnh cao?
Viktor Axelsen hiện là tay vợt số 1 thế giới, nhưng trong quá khứ và hiện tại, anh luôn có một số đối thủ được ví như khắc tinh của mình. Họ đều là những tay vợt có thành tích đối đầu tốt hơn khi chạm trán tay vợt Đan Mạch.
Được ví như tay vợt đơn nam mạnh nhất, Viktor Axelsen sở hữu đầy đủ tố chất để khắc chế mọi tay vợt anh chạm trán. Tuy nhiên, vẫn có 3 người đủ khả năng đáng bại Axelsen nhiều lần mỗi khi họ gặp nhau. Tuy nhiên, có 1 điểm chung giữa 3 tay vợt này: Họ không còn thi đấu, hoặc đã qua thời kỳ đỉnh cao.
Lee Chong Wei (thắng 3, thua 11)
Có thể nói, Lee Chong Wei từng là nỗi ám ảnh của Axelsen trong một thời gian rất dài. Phải đến lần gặp nhau thứ 10, Axelsen mới có chiến thắng đầu tiên trước Lee. Trước đó, anh đều phải nhận thất bại mỗi khi đối đầu tay vợt người Malaysia, thậm chí thua với kết quả cách biệt rất lớn trong thời gian ngắn.
Một trong những nguyên nhân khiến Axelsen thường xuyên nhận thất bại trước Lee Chong Wei là bởi cách biệt thế hệ. Axelsen kém Lee Chong Wei 12 tuổi. Khi Axelsen mới lọt vào nhóm những tay vợt hàng đầu thế giới, Lee vẫn đang ở phong độ đỉnh cao. Anh vẫn đủ sức cạnh tranh ngôi vô địch ở những giải hàng đầu.
Một nguyên nhân khác khiến Lee Chong Wei thường xuyên vượt qua Axelsen là bởi đẳng cấp khác biệt tay vợt Malaysia sở hữu. Khả năng điều cầu, cũng như tấn công của Lee vốn được xem như "có một không hai" trong lịch sử cầu lông thế giới. Lin Dan là tay vợt hiếm hoi có thể khắc chế được Lee Chong Wei.
Thống kê từ Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) cho thấy, trong số các tay vợt gặp Lee Chong Wei từ 4 lần trở lên, Lin Dan là người duy nhất thắng nhiều hơn thua so với tay vợt Malaysia. Điều thú vị là Axelsen có thể khắc chế Lin Dan, nhưng anh lại thường để thua trước Lee Chong Wei.
Năm 2018, dù không còn ở thời kỳ đỉnh cao, Lee Chong Wei vẫn bỏ túi 2 chiến thắng trước Axelsen trước khi giải nghệ. Đáng chú ý hơn, đó đều là những chiến thắng chỉ sau 2 set. Đây cũng là giai đoạn Axelsen có phần thụt lùi vì chấn thương sau khi bước lên ngôi số 1 thế giới.
Chen Long (thắng 6, thua 14)
Có lẽ, việc liên tục để thua Lee Chong Wei và Chen Long trong một thời gian dài chính là lý do khiến Axelsen quyết định học tiếng Trung Quốc. Anh có chiến thắng đầu tiên trước Chen Long khi họ gặp nhau ở trận đấu chuyên nghiệp thứ 8. Ở 7 lần gặp nhau trước đó, Chen Long đều là người thắng cuộc.
Tại Olympic Rio 2016, Axelsen để thua Chen Long ở trận bán kết. Đó là trận đấu chứng kiến sự áp đảo của tay vợt Trung Quốc. Anh từng phải mất 3 set đấu để thắng Son Wan Ho trong trận tứ kết. Nhưng đến khi chạm trán Axelsen, Chen Long lại chỉ mất 2 set, và đó đều là những set đấu có cách biệt lớn.
Với cá nhân Axelsen, điều may mắn cho tay vợt này là thành tích đối đầu giữa anh và Chen Long dần được cải thiện theo thời gian. Trong cuộc đấu dài hơi với Chen Long, Axelsen là người giành chiến thắng sau cùng. Tay vợt Đan Mạch dần thu hẹp cách biệt ở những lần họ đối đầu sau đó.
Thống kê từ BWF cho thấy, trong 6 trận đấu cuối cùng họ gặp nhau, Axelsen thắng 4 và thua 2. Chiến thắng cuối cùng của Axelsen càng nhiều ý nghĩa hơn khi đó là chung kết Olympic Tokyo. Tuy nhiên, nếu Thế vận hội không bị lùi lại 1 năm do dịch bệnh, Axelsen sẽ không thể vượt qua Chen Long dễ dàng.
Kento Momota (thắng 3, thua 14)
Nếu như Lee Chong Wei và Chen Long thuộc thế hệ trước Axelsen, thì Momota lại cùng tuổi với tay vợt Đan Mạch. Việc so sánh ai xuất sắc hơn ai, vì thế, cũng dễ nhận định hơn. Ở thời điểm họ cùng ở đỉnh cao phong độ, Momota hẳn là người xuất sắc hơn với chuỗi trận thắng ấn tượng.
Trong 15 trận đầu tiên gặp Momota, Axelsen chỉ thắng đúng 1 trận, và đã trải qua 5 năm liền chỉ thua Momota. Phải đến trận chung kết Đan Mạch Mở rộng 2021, Axelsen mới thắng được người bạn cùng tuổi. Tiếc là sau đó Momota gặp chấn thương và không thể thi đấu với thể trạng như trước.
Ở lần gần nhất gặp Momota, Axelsen thắng chóng vánh 21-4, 21-7 trong trận chung kết Malaysia Mở rộng 2022. Hẳn lúc này, Axelsen cũng mong Momota có thể trở lại phong độ đỉnh cao. Bởi, bằng cách vượt qua một Momota sung mãn, Axelsen sẽ lại là người chiến thắng sau cùng trong cuộc đua giữa họ.
Viktor Axelsen trở thành tay vợt số 1 thế giới nhờ học tiếng Trung Quốc
Thành công của Viktor Axelsen một phần đến từ việc anh sớm học hỏi từ những cường quốc cầu lông hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Indonesia.
Axelsen thắng ngược sau khi bẻ vợt, vào tứ kết Japan Masters
Trước đối thủ Malaysia là Ng Tze Yong, tay vợt số một thế giới Viktor Axelsen phải mất 3 set để giành chiến thắng. Anh cũng bẻ một cây vợt trong set 3 sau khi tự đánh hỏng.
Viktor Axelsen nói 'xin lỗi' bằng tiếng Nhật trong trận bán kết Japan Masters
Khả năng sử dụng linh hoạt nhiều ngoại ngữ tiếp tục được tay vợt số 1 thế giới Viktor Axelsen thể hiện, khi anh thi đấu trận bán kết Japan Masters trước tay vợt chủ nhà Takuma Obayashi.
Axelsen đánh bại Shi Yu Qi, giành ngôi vô địch đơn nam Japan Masters
Sau 66 phút tranh tài, tay vợt số 1 thế giới Viktor Axelsen đã giành chiến thắng trước đại diện Trung Quốc Shi Yu Qi, qua đó lên ngôi vô địch giải cầu lông Japan Masters 2023.
Axelsen, Yamaguchi rút lui khỏi giải cầu lông China Masters
Giải cầu lông quốc tế China Masters 2023 là sân chơi lớn cuối cùng được tổ chức trước BWF World Tour Finals. Tuy nhiên, nhiều tay vợt hàng đầu đã tuyên bố họ sẽ rút lui khỏi giải.