Bóng đá Việt Nam lẽ ra đã được chứng kiến con trai HLV Văn Dũng và cháu HLV Văn Sỹ của CLB Nam Định là Nguyễn Tuấn Anh thi đấu ở V-League. Tuy nhiên, vụ bán độ của CLB Ninh Bình năm 2014 đã khiến giấc mơ theo đuổi sự nghiệp cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp của Tuấn Anh tan vỡ.
Sau khi từ bỏ bóng đá, Tuấn Anh đã chuyển hướng sang theo đuổi bộ môn PES, làm nên thương hiệu Tabi và trở thành game thủ số một Đông Nam Á. Bây giờ, khi nhìn lại cú sốc đầu đời hồi còn là cầu thủ trẻ ăn tập tại CLB Ninh Bình, chứng kiến sự khắc nghiệt của nghề HLV mà bố mình đang trải qua, Tabi Tuấn Anh tự hứa với bản thân mình sẽ không bao giờ theo nghiệp HLV bóng đá dù đó là truyền thống của gia đình.
- Xin chào Tabi Tuấn Anh, anh có thể giới thiệu về bản thân mình cho các độc giả của Thethao.vn?
Xin chào các độc giả của Thethao.vn. Mình là Tabi, tên thật là Nguyễn Tuấn Anh và mình đang là game thủ PES của Box Gaming.
- Vậy tại sao không giới thiệu là Tabi Tuấn Anh, con trai của HLV Văn Dũng và có chú là HLV Văn Sỹ đang dẫn dắt CLB Nam Định?
Mình muốn mọi người biết đến mình là game thủ Tabi nhiều hơn việc mình là con của HLV Văn Dũng và cháu của HLV Văn Sỹ.
- Tabi có bố là HLV Văn Dũng và chú là HLV Văn Sỹ của CLB Nam Định. Hồi bé bạn có được bố và chú dạy đá bóng không?
Có. Mình tiếp cận bóng đá từ rất sớm. Từ khi còn học lớp 1-2, mình đã đi tập bóng đá ở lứa nhi đồng. Bóng đá là niềm đam mê số một của cuộc đời mình.
- Sinh ra trong gia đình có truyền thống bóng đá như vậy, tại sao Tabi lại không theo đuổi sự nghiệp cầu thủ?
Thời mình còn trẻ, khoảng 17-18 tuổi, mình có tập bóng đá ở Ninh Bình. Nhưng vì một vài sự cố diễn ra nên mình không thể tiếp tục được đam mê và mình quyết định dừng lại.
- Những gì đã học được từ bố và chú, Tabi đã áp dụng nó vào PES ra sao?
Có một phần thôi. Vì từ bóng đá thật đến PES cũng là một con đường rất xa mặc dù cùng là bóng đá. Cái mà mình học được từ bố và chú là sự điềm tĩnh để nhìn nhận tình huống. Ở những thời điểm căng thẳng nhất trong trận đấu, mình học được cái tâm lý, họ biết cách xử lý tình huống như thế nào thì mình cũng áp dụng và xử lý như vậy. Mọi người luôn đánh giá mình là một thằng tâm lý vững vàng và không bao giờ biết sợ.
- Bố và chú có hay theo dõi các trận đấu của Tabi không?
Bố mình suốt ngày xem. Khi mình thi đấu xong, người đầu tiên gọi cho mình lúc nào cũng là bố. Thường là những câu “Hôm nay chơi tốt lắm”, “Hôm nay Quân (Bi), Quang (Barca) với con chơi tốt”, và cũng có những góp ý kiểu “Hôm nay con chơi ở cái điểm này bố thấy chưa hay và con cần cải thiện lại”.
Có thời điểm mình vô địch Đông Nam Á và về Việt Nam thi đấu 2 giải rồi thất bại. Mình nghĩ lý do là mình ngạo mạn, hơi bị kiêu ngạo. Và đó là thời điểm mà bố giúp mình cân bằng trở lại. Bố cũng nói “Con mới chỉ vô địch 1 giải thôi, chưa phải là cái gì quá to tát đâu và con phải xem làm lại đi. Nếu mà con cứ như này thì mọi thứ con làm sẽ mất hết”. Thời điểm đó mình xốc lại được tinh thần và làm lại mọi thứ được đến bây giờ.
- Quãng thời gian đầu tiên Tabi đến với bóng đá như thế nào? Trải qua cái nắng, cái gió, ăn tập ở đội trẻ khắc nghiệt thế nào so với việc ngồi điều hòa chơi PES?
Mỗi cái đều có khó khăn và “sướng” nhất định. Tập bóng đá dưới trời nắng, với những cậu bé có thể chất không tốt, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều. Ngày xưa thì mình đam mê. Bóng đá là thứ lớn nhất, lớn hơn tất cả nên mình bất chấp nắng gió. Có những thời điểm mà mình đi tập về mà mẹ không nhận ra nữa. Lúc đấy mẹ mình rất xót con nhưng bố mình bảo “Kệ nó, đàn ông nó phải thế để nó tự lăn lộn”.
Mình có thể bỏ học và học gấp đôi vào ngày hôm sau. Tự bản thân mình còn gọi điện thẳng cho cô giáo để xin nghỉ học và đá trận bóng. Mình hứa với cô sẽ làm bài tập đầy đủ và cô giáo biết tính mình rồi. Kể cả cô có nói thì mình vẫn cứ bỏ thôi. Mình chấp nhận bị mời phụ huynh. Mình để bố mình lên gặp cô và biết bố sẽ bênh mình.
Ngày xưa đam mê của mình lớn lắm. Khi tập ở Ninh Bình, thời điểm chú mình làm đội một còn bố mình làm đội trẻ, mình được tiếp cận với bóng đá chuyên nghiệp. Ở thời điểm mình chuẩn bị ký hợp đồng chuyên nghiệp, như tất cả đã biết, Ninh Bình gặp biến cố, sự cố về bán độ. Khi ấy, bác Trường là Chủ tịch đã bỏ hết cả đội trẻ lẫn đội một nên mình bị hẫng. Mình đang háo hức sắp trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, sắp có bản hợp đồng đầu tiên. Lúc đấy, biến cố lớn về mặt tâm lý khiến mình không còn niềm tin vào bóng đá nữa.
Khi đó, mình nhìn vào những anh lớn trong đội, họ là tấm gương cho bọn trẻ như mình học, rất chuyên nghiệp, kiếm được rất nhiều tiền từ bóng đá. Khi họ bị như vậy, những em trẻ như mình, đàn em đi sau bị tâm lý nặng quá. “Ôi hóa ra các anh ấy cũng như vậy chứ không phải gương mẫu gì”. Mình không còn niềm tin vào bóng đá nữa. Thời điểm ấy mình bị sốc về mặt tâm lý.
Bố mình có chia sẻ: “Nếu con còn muốn tiếp tục với bóng đá thì bố sẽ gửi vào chỗ chú Lê Huỳnh Đức trong Đà Nẵng”. Rồi mình nói: “Không, con sợ bóng đá rồi”. Mình bị sợ và không còn tin vào bóng đá nữa. Hóa ra họ đá trên sân cũng toàn là diễn. Những gì mình thấy, những gì mình đang hâm mộ cũng chỉ là diễn hết.
Mình sốc và nản thì bố động viên rằng: “Nếu không theo bóng đá, thì con cứ làm gì mà con thích, miễn là nó kiếm ra tiền và hợp pháp, không vi phạm pháp luật là OK, bố luôn ủng hộ”.
Khác biệt với việc chơi PES là được ngồi điều hòa, thấy sướng hơn nhưng căng thẳng đầu óc hơn. Vận động chân tay ít nhưng vận động đầu óc rất nhiều. Nó cực kỳ mệt. Chơi 1-2 trận PES căng xong mình đứng lên còn cảm thấy choáng váng. Bóng đá chơi xong mệt thì mình nghỉ tí là hồi sức. Còn mệt về đầu óc thì khó tả và rất khó chịu. Sau này nó là công việc thì mình cũng quen dần.
- Thời điểm mà Ninh Bình sở hữu 2 ngôi sao Văn Quyến và Như Thành thì Tabi cảm thấy thế nào?
Anh Văn Quyến là thần tượng mà mình hâm mộ nhất. Thời điểm gặp anh Văn Quyến, mình không quan tâm quá khứ của anh ấy như nào hay việc mọi người nói anh ấy ra sao. Ngày xưa, tất cả những đứa trẻ đá bóng ở đường phố, mình đi gặp lon nước cũng sút và hô là kiểu Văn Quyến hay David Beckham. Lúc đấy, anh Văn Quyến là thần tượng rất lớn của bóng đá trẻ Việt Nam.
Khi gặp anh Văn Quyến, mình cảm thấy xúc động lắm. Mình còn nấp sau lưng bố và bảo bố xin anh Văn Quyến chụp cùng kiểu ảnh. Đến bây giờ điện thoại của mình vẫn còn lưu ảnh chụp cùng anh Văn Quyến.
Khi bố gọi điện và bảo “Con ơi, anh Văn Quyến này” thì lúc đấy mình suýt khóc. Đấy là lần đầu tiên được nhìn anh Văn Quyến tận mắt, dù qua điện thoại thôi nhưng mình không giấu được sự xúc động.
Anh Như Thành là người anh của mình ở Nam Định. Mình biết anh Như Thành từ trước vì anh ấy là học trò của bố mình từ thời nhi đồng. Lúc ấy mình còn bé và hay được bố cho ra sân ngồi khán đài xem thì có biết anh Như Thành.
Khi trở lại, thể lực của anh Văn Quyến không được tốt, nhưng kỹ năng và kỹ thuật của anh ấy thì không thể chê được. Đó là cầu thủ trăm năm có một về mặt kỹ năng.
- Sự suy sụp của Tabi cụ thể như thế nào?
Mọi thứ diễn ra rất nhanh. Hồi mình còn là cầu thủ trẻ thì không có smart phone, chỉ có những cái điện thoại đen trắng để lạc với nhau thôi nên không biết câu chuyện ngoài lề thế nào. Mình chỉ biết ra sân tập và tối về ăn-ngủ-nghỉ, tập luyện và quan tâm tới trái bóng.
Khi mọi thứ vỡ lở ra rồi, bắt đầu có thông báo từ bác Trường về họp đội, cả đội trẻ lẫn đội một, thì mình biết là sẽ có sự cố xảy ra. Khi bác Trường tuyên bố giải thể hết CLB, cảm giác của mình lúc ấy rất khó chịu. Hôm sau mình lên đội, không thấy một ai, không thấy những đồng đội vẫn cười nói với nhau. Mình đứng thẫn thờ và nói một câu là: “Đồng đội của tôi đâu hết rồi”. Không hiểu mọi người đi đâu, mới hôm qua còn nói chuyện với nhau, cảm giác lúc ấy rất khó tả. Khi mình nghĩ lại thì mọi thứ là kỷ niệm buồn.
Nếu như không có biến cố đấy thì bây giờ không có Tabi Tuấn Anh chơi PES.
- Có phải biến cố đó khiến bố bạn chấp nhận việc bạn làm một nghề khác thay vì nối nghiệp cầu thủ không?
Không phải. Vì từ trước đến giờ, dù mình làm bất cứ việc gì thì bố mình luôn là người ủng hộ đầu tiên. Mình hay hỏi là: “Bố ơi con làm cái này được không, con làm thế này có hợp lý không?”. Bố mới bảo: “Con cứ thấy hợp lý là con làm, bố luôn ủng hộ con, nếu sai, về đây có bố”.
Bất cứ việc gì mình luôn hỏi ý kiến bố đầu tiên. Không phải vì chuyện biến cố ở Ninh Bình mà bố cho mình sang con đường game thủ. Như mình đã kể, khi từ nhân viên bán bảo hiểm rẽ sang game thủ, tất cả mọi người đều phản đối mình. Người ủng hộ mình ở thời điểm đó là bố cũng có những sự hoài nghi nhất định. “Liệu cái nghề này con thích, con chơi, con có giỏi nhất không? Nếu con không giỏi nhất thì con có nuôi được gia đình con không?”. Đó là 2 câu hỏi của bố mà mình rất khó trả lời.
Khoảng 5-10 phút suy nghĩ, mình nói với bố: “Con xin bố mẹ và vợ đúng 1 năm để con chứng tỏ bản thân. Nếu con không làm được, OK mọi người nói thế nào thì con chấp nhận nghe. Mọi người muốn con làm nghề gì thì con sẽ theo nghề ấy, không nhất thiết là nghề ấy con có thích hay không”.
Bố bảo mình: “OK. Trong vòng 1 năm, con không thành công thì về làm lại từ đầu và không được theo con đường này nữa. Nếu con theo con đường thể thao hay game thủ, con phải là số một. Nếu không phải là số một thì tất cả đều là số 0 hết”.
- Phải chăng bố bạn chỉ nghĩ cho bạn và không quan tâm tới danh tiếng của gia đình có truyền thống bóng đá?
Bố mình luôn nghĩ đến gia đình đầu tiên, và là người không quan tâm đến việc bản thân bị xã hội nói như thế nào. Bố mình chỉ quan tâm tới cuộc sống của con mình như thế nào. Còn về danh tiếng, bố mình có thể chấp nhận bỏ hết tất cả mọi thứ để vì con mình. Sau này mình với con mình cũng sẽ như vậy. Ngay cả bản thân anh có con thì cũng có thể bỏ hết tất cả vì con mình.
Bản chất là người cha thì mình như vậy. Mình không cần cái danh tiếng. Nếu mọi thứ tốt cho con mình thì chấp nhận.
- Sau biến cố ở Ninh Bình và những lần chỉ trích khi đá PES như vậy, Tabi có bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ mọi thứ liên quan tới bóng đá không?
Thời điểm ở Ninh Bình, mình nghĩ đến việc thôi bóng đá. Đó là điều chắc chắn luôn. Không ai lay động được vì mình quyết định rồi. Nhưng lần thứ 2, thời điểm chơi PES, mình không còn đường lùi nữa rồi. Mình đã bảo với bố và gia đình là mình chỉ có 1 năm để thể hiện. Mình không thể lùi được. Mình lùi là mình chấp nhận thua mọi người kiểu như: “Ờ tôi chỉ bồng bột nhất thời. Cái này là tôi thích và tôi ích kỷ cá nhân”. Mình tiếp tục đứng lên và chứng minh rằng “Mọi người đã sai rồi. Con chơi game và con sẽ thành công. Mọi người sẽ có cái nhìn khác về bản thân con”.
- Về mặt chiến thuật, Tabi có được bố giúp đỡ nhiều không?
Bố mình tham mưu và giúp mình có thêm những ý tưởng. Ví dụ kiểu “Bố thấy lối chơi của con nó bị hơi như này, có những tình huống con xử lý tốt, lạ. Nhưng có những tình huống con tổ chức lên bóng, phòng ngự không được tốt. Bố thấy chơi 3 tiền đạo giăng ngang như thế này thì liệu có được không?”. Sẽ có những góp ý như vậy. Và mình cũng bảo “Vâng con sẽ thay đổi”.
Cơ bản là mình và bố khi ngồi xuống nói chuyện với nhau thì chỉ có về chiến thuật. Mình và bố là người say mê chiến thuật.
- Sau khi xây dựng được thương hiệu Tabi Tuấn Anh của môn PES, bạn nghĩ mình sẽ làm gì trong tương lai?
Mình nghĩ sẽ chơi tốt với hết khả năng. Khi phản xạ chậm, mắt không còn tốt như thời thanh niên thì mình sẽ chuyển sang công tác huấn luyện. Bây giờ mình cũng đang huấn luyện và dạy đá PES rồi. Những anh em đến với mình, cái mình muốn ở họ không phải là học những cái tips như này, lỗi này. Mình muốn mọi người thay đổi chiến thuật, chơi game như một nhà quản lý bóng đá chứ không phải một game thủ.
Mình cũng phải thay đổi cái tâm lý của họ đã. Có người trong số họ bảo sợ người này người kia. Tôi hỏi lại “Anh sợ đúng không? Nghỉ luôn không đá. Nếu anh đá thì đừng có sợ”. Đấy là cái mà mình thay đổi tư duy của mọi người. Trước hết, khi vào trận đấu, tâm lý không được sợ.
Tâm lý mà sợ đối phương thì thua luôn từ trong suy nghĩ, là thua. Không bao giờ thắng được với tâm lý đấy. Phải thay đổi tâm lý trước khi thay đổi kỹ năng. Đấy là cái tiếng của mình và mình không cần phải quảng cáo quá nhiều mà vẫn có lượng lớn học viên. Bây giờ mình có gần 100 học viên trên các tỉnh thành ở Việt Nam.
- Đã bao giờ Tabi gặp trường hợp học viên có cái tôi cao và không nghe lời HLV chưa?
Mình có gặp trường hợp ấy rồi. Có những học viên khi mình tiếp cận với họ, mình chỉ cho họ nhưng họ vẫn có hoài nghi vì khi thay đổi không bao giờ có kết quả thuận lợi ngay. Học là cả quá trình. Họ có ánh mắt hơi nghi ngờ mình kiểu “Liệu anh đá thế này có tốt không? Có phù hợp không?”. Lúc đó mình bảo là: “Anh/em ơi, khi em tìm đến anh, em nhờ anh dạy thì em phải tin vào anh. Phải tin anh đến cùng thì thôi. Có những lĩnh vực khác như kinh doanh, ông giỏi hơn tôi nhưng trong PES này thì ông làm sao giỏi bằng tôi được. Ông phải nghe tôi”. Đấy là cái mà mình đã khẳng định được và người ta phục mình. “Nếu bây giờ ông giỏi hơn tôi thì không phải đi học nữa. Nếu ông kém tôi, ông học tôi thì ông phải tin tôi”. Còn nếu không thì không bắt đầu luôn. Mình quán triệt luôn là như vậy.
- Tabi từng dạy bóng đá cộng đồng cho các em nhỏ. Bây giờ Tabi cũng dạy đá PES nữa. Vậy Tabi có ý định trở thành HLV giống bố và chú của mình không?
Mình cũng từng nghĩ đến cái này rồi nhưng từ HLV của PES sang HLV của bóng đá thật rất là khó. Tần suất công việc khác nhau. Một HLV bóng đá thật còn phải quản lý giờ giấc sinh hoạt cầu thủ, quản lý chế độ bữa ăn, ra giáo án tập luyện từng ngày, ra chiến thuật cho từng trận. Với tuần suất công việc như thế thì mình rất khó để theo đuổi.
Nghề HLV bóng đá thì mình cũng không thích. Mình từng nói với bố mình rằng ở những trận thua mình nhìn bố xong cảm thấy rất thương. Nhìn mặt bố kiểu thất thần nên rất thương. Mình bảo: “Hay bố ơi về nghỉ đi, con mở cho bố quán cafe hoặc quán ăn để bố quản lý, kiếm được đồng ra đồng vào trong ngày cho đỡ căng thẳng”. Nghề HLV, nghề liên quan tới đầu óc, khiến người ta già rất nhanh.
Có những thời điểm bố mình bảo: “Đời bố sinh ra gắn liền với quả bóng. Nếu mà không làm bóng đá nữa thì lúc ấy chết rồi. Không chết người nhưng chết tinh thần. Khi nào còn sức, còn đứng, còn làm được thì vẫn sẽ làm”.
Mình đã khuyên bố mình rất nhiều lần rồi nhưng không thay đổi được điều gì. Mình nghĩ mình sẽ không theo đuổi con đường huấn luyện viên dù rất thích nó.
- Tabi nói rằng hay bàn chiến thuật với bố. Vậy có khi nào hai bố con mâu thuẫn quan điểm với nhau không?
Có. Có rất nhiều lần mà mình với bố mâu thuẫn quan điểm. Có những trường hợp mình và bố tranh luận về đội hình của Nam Định. Tính mình thì bồng bột, hơi bộc trực còn bố mình rất điềm tĩnh, cực kỳ điềm đạm là đằng khác. Có những trận thua của Nam Định, mình bảo: “Bố ơi tình huống này nó không hợp lý. Cái thằng đá cánh nó như này như kia, tại sao bố lại dùng?”. Sau đó thì mình luôn nhận được câu trả lời rất thuyết phục.
Có những thời điểm mà mình rất bức xúc, có thể là vì mình quá yêu Nam Định. Người dân ở quê mình, tất cả mọi người đều quá yêu đội bóng Nam Định nên khi có những trận thua thì họ có những cái bộc phát trong người ra. Họ rất bực. Đấy là cái tình yêu. Càng yêu thì càng ghét. Càng yêu thì càng hận nhiều.
Mình cũng có chia sẻ với bố mình rằng: “Bố ơi tại sao ở thời điểm ấy cái thằng chạy cánh nó lại như thế này, nó lại như thế kia, tại sao nó đá như thế mà bố cứ cho nó đá? Con không đồng ý với kiểu này đâu. Đá kiểu này xem bực lắm”.
Những lời giải thích của bố mình sau đó rất hợp lý. Bố mình bảo: “Con ơi, bóng đá không đơn giản như là mình ngồi xem đâu. Nó còn nhiều vấn đề lắm. Tại sao mình không cho cầu thủ này đá? Tại sao cầu thủ này tốt hơn cầu thủ kia mà không cho đá? Vì cầu thủ này đang có câu chuyện sau lưng. Ví dụ họ gặp một biến cố sau lưng, họ không đủ tâm lý và không sẵn sàng thì mình không thể cho đá được. Nhưng với góc nhìn của khán giả thì họ chỉ nghĩ đơn thuần là ‘Ơ thằng này tốt sao không cho vào? Ông lại cho thằng kém hơn vào’. Người ta chỉ nhìn vào cái đấy thôi”.
Từ ngày xưa, mình hay lên trên diễn đàn, có những lời nhận xét về bố mình và chú mình rất tiêu cực và thậm chí là thiếu văn hóa. Mình rất bực và khó chịu. Nhưng bố mình bảo “Đấy là cái tình yêu của người ta. Tình yêu của dân Nam Định nó vậy. Ngày xưa bố đá cũng vậy và phải chấp nhận. Những người còn đang chửi mình, góp ý với mình là những người đang yêu mình, quan tâm mình và mình phải trân trọng”. Đó là điều mà mình học được từ bố mình.
Mình nhớ ở trận thua Hải Phòng, Nam Định bị ép quá, bị ép đến nỗi mà vấn đề trọng tài lên cả VTV. Thậm chí VTV còn tìm hiểu trọng tài bắt trận Hải Phòng vs Nam Định có vấn đề hay không. Lúc ấy mình nhìn bố ở trên TV mà khóc luôn. Chắc mình khóc vì quá thương. Dường như tất cả mọi thứ chống lại bố mình, chống lại đội bóng quê hương.
Mình lên trên mạng và thấy những lời lẽ cay độc nhắm vào bố mình. Lúc ấy mình cảm thấy rất thương bố và bản thân mình nghĩ sẽ không bao giờ trở thành huấn luyện viên bóng đá vì thể thao rất bạc.
Lúc bạn hay thì bạn ở 9 tầng mây. Nhưng bạn thua thì người ta đạp bạn xuống. Những người khen bạn hôm trước chính là những người chửi, chỉ trích bạn hôm sau. Nó là một phần của cuộc chơi nên mình phải chấp nhận. Lật lại vấn đề mình không theo nghiệp huấn luyện viên thì là như vậy. Cái nghề này nó quá bạc.
- Bố và chú đã có nhiều lần thuyết phục Tabi. Vậy có khi nào điều ngược lại xảy ra không?
Mình nghĩ là chưa. Bố mình luôn nghĩ mình chỉ là một người chơi PES. “Ông là đầu bếp có một con dao sắc khác với một đầu bếp giỏi có một con dao cùn”. Bố mình hay nói câu này.
Nghĩa là đầu bếp giỏi thì phải có thực phẩm, dao tốt mới làm nên một món ăn ngon. Ông có giỏi đến mấy nhưng đưa cho ông thực phẩm thiu, hết hạn và đưa cho con dao gỉ thì ông không thể làm được gì. Nghề HLV cũng vậy.
Đừng bao giờ so sánh Nam Định phải đá như Man City. Điều đó là không thể. Bây giờ bảo Pep Guardiola về Nam Định mà vô địch V-League, thì cả Nam Định quỳ xuống luôn cũng được. Nó là điều không thể. Yếu tố chiến thuật được hình thành bởi con người. Khi con người không đủ tốt thì không thể áp dụng chiến thuật được.
Nhiều CĐV ở Nam Định bị một cái gọi là “quá đòi hỏi ở các cầu thủ”. Như kiểu họ bắt một con cá phải leo cây. Họ đòi hỏi quá nhiều ở các cầu thủ. Việc đấy là không thể. Dần dần người Nam Định cũng biết rằng “Cầu thủ của mình chỉ có đến thế thôi. Mình không thể yêu cầu HLV là phải trận nào cũng thắng”. Lúc đó thì CĐV và đội bóng hòa làm một. Nó tạo nên thành công của Nam Định ngày hôm nay và mùa giải năm nay. Đó là sự thay đổi về mặt nhận thức.
Mình chỉ góp ý quan điểm nhỏ của mình thôi chứ không thể thay đổi HLV được. Mình không đủ trình. Số năm bố mình làm bóng đá còn nhiều hơn tuổi đời của mình. Làm sao mình đủ trình để thay đổi ý kiến của HLV được. Mình phải tự biết bản thân mình đang ở đâu.
- Vậy mối quan hệ của Tabi với các cầu thủ Nam Định thế nào?
Họ rất hay xem mình đá PES. Họ là những người đàn anh. Ngày xưa mình ở U15 thì họ ở U21-U22, sống cùng với nhau nên cũng biết nhau từ bé.
Có thời điểm mình vô địch Đông Nam Á với tình huống lob bóng ở giây cuối cùng, mọi người đều nghĩ mình đi bóng gần vào gôn và sút cho chắc ăn. Tuy nhiên, mình lob bóng qua đầu thủ môn. Mọi người bảo là: “Sao tình huống đấy mày lại bản lĩnh đến vậy? Sao mày liều thế? Mày không sợ đá trượt quả ấy thì không vô địch được à?”. Lúc đó mình nói: “Không. Thời điểm đó em tự tin lob bóng. Nếu mà hòa thì em vẫn sẽ thắng, vẫn có cơ hội để thắng”. Họ trả lời tiếp: “Mày lì đòn và bản lĩnh”.
Anh em bọn mình hay trao đổi với nhau lắm. Họ cũng rất thích chơi PES. Ngày xưa mình chơi điện tử là cũng nhờ mấy anh dẫn dắt. Đến bây giờ mình thành công thì mọi người có cái nhìn khác về mình. Ngày xưa họ chỉ nghĩ mình “lông bông và chơi điện tử linh tinh” thôi chứ không phải là “cái nghề”. Đến bây giờ, ở Việt Nam, nhiều người vẫn không coi việc chơi game đó là cái nghề. Họ hướng con mình làm bác sĩ, công an…
Về sau, con mình thích làm cái gì, là mình ủng hộ. Còn đam mê của nó thì nó tự chịu, nó quyết định con đường của nó. Mình không thể chịu thay nó được. Thành công thì nó hưởng, còn thất bại thì nó chịu. Đấy là cái tư duy của mình khác hơn so với bố mẹ, các cô chú và bậc phụ huynh lớn tuổi ở thế hệ sau.
- Xin cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện!
Theo MatchTV, đội tuyển quốc gia Nga sẽ không được tham gia lễ bốc thăm vòng loại World Cup 2026.
Nhận định Mexico vs Honduras lúc 09h30 ngày 20/11/2024 tại giải Concacaf Nations League. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Mexico vs Honduras.
Lịch thi đấu tennis hôm nay 19/11 với tâm điểm là vòng tứ kết Davis Cup 2024. Xem cập nhật mới nhất lịch trực tiếp giải quần vợt VCK Davis Cup 2024 nhanh và chính xác nhất trên thethao.vn.
Nhận định Kuwait vs Jordan lúc 1h15 ngày 20/11 tại Vòng loại World Cup hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Kuwait vs Jordan.
Nhận định Bahrain vs Australia lúc 1h15 ngày 20/11 tại Vòng loại World Cup hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Bahrain vs Australia.
Nhận định UAE vs Qatar lúc 23h00 ngày 19/11 tại Vòng loại World Cup hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu UAE vs Qatar.
Nhận định Oman vs Iraq lúc 23h00 ngày 19/11 tại Vòng loại World Cup hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Oman vs Iraq.
Nhận định Palestine vs Hàn Quốc lúc 21h00 ngày 19/11 tại Vòng loại World Cup hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Palestine vs Hàn Quốc.
Nhận định Brazil vs Uruguay lúc 07h45 ngày 20/11/2024 tại giải Vòng loại World Cup 2026. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Brazil vs Uruguay.
Nhận định Kyrgyzstan vs Iran lúc 21h00 ngày 19/11 tại Vòng loại World Cup hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Kyrgyzstan vs Iran.
San Marino, đội bóng từ lâu bị gắn mác 'đội tuyển quốc gia yếu nhất thế giới' đã gây bất ngờ khi đứng nhất bảng 1 nhóm D UEFA Nations League, qua đó giành vé thăng hạng.
Trong bối cảnh không có những cầu thủ tốt nhất trên hàng tấn công, đội tuyển Bồ Đào Nha đã chơi một trận đấu dưới khả năng, và chỉ có 1 điểm trước Croatia.
Lượt cuối vòng bảng Nations League 2024/25 đã khép lại vào rạng sáng nay 19/11, qua đó xác định được 8 đội tuyển giành vé vào tứ kết.
Nhận định Hải Phòng vs Hoàng Anh Gia Lai lúc 19h15 ngày 19/11 tại giải VĐQG Việt Nam hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Hải Phòng vs Hoàng Anh Gia Lai.
Nhận định Argentina vs Peru lúc 07h00 ngày 20/11/2024 tại giải Vòng loại World Cup 2026. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Argentina vs Peru.
Ở lượt cuối vòng bảng Nations League 2024/25, Tây Ban Nha đã phải cần tới tình huống phạt đền ở phút bù giờ để qua đó giành chiến thắng 3-2 trước Thụy Sĩ.
Nhận định Indonesia vs Saudi Arabia, lúc 19h00 ngày 19/11 tại giải Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Indonesia vs Saudi Arabia.
Nhận định Colombia vs Ecuador lúc 06h00 ngày 20/11/2024 tại giải Vòng loại World Cup 2026. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Colombia vs Ecuador.
Nhận định Triều Tiên vs Uzbekistan lúc 19h00 ngày 19/11 tại giải Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Triều Tiên vs Uzbekistan.
Nhận định Trung Quốc vs Nhật Bản lúc 19h00 ngày 19/11 tại giải Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Trung Quốc vs Nhật Bản.