Năm 2019, Nhà báo Đặng Hoàng cho ra mắt cuốn sách “100 Năm Quần Vợt Việt Nam: Một thời vàng son, một thời trăn trở”. Mới đây, những “trăn trở” đó đã được ông chia sẻ lại với Thethao.vn trong buổi trò chuyện kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Theo nhà báo Đặng Hoàng, quần vợt Việt Nam đang thiếu kế hoạch Marketing bài bản, và dự án T49 của quần vợt Nhật Bản là một trong những mô hình mà chúng ta nên học tập.
Xin chào nhà báo Đặng Hoàng! Là người dành nhiều tâm huyết cho thể thao Việt Nam nói chung và quần vợt nói riêng, ông đánh giá thế nào về xu hướng xã hội hóa của quần vợt Việt Nam hiện nay? Tại sao quần vợt Việt Nam vẫn bị đánh giá là phong trào mạnh nhưng đỉnh cao yếu?
Quần vợt là một môn cá nhân, không phải tập thể và cái sức tập thể có giới hạn. Ví dụ như Quang Hải hay những ngôi sao như Công Phượng, Xuân Trường, thậm chí những cầu thủ không phải ngôi sao ra đường người ta vẫn biết là ai. Nhưng Lý Hoàng Nam - tay vợt xuất sắc nhất của quần vợt Việt Nam trong những năm qua - đi ra ngoài chưa chắc nhiều người biết. Mình nói điều này để thấy khó khăn trong việc xã hội hoá.
Anh Thái Trường Giang - chủ tịch CLB Hải Đăng Tây Ninh là người đam mê quần vợt. Đặc biệt, anh ấy là người yêu quê hương như anh Đoàn Nguyên Đức. Bầu Đức thực ra không sinh ra ở Gia Lai nhưng trưởng thành, lập nghiệp và thành công ở Gia Lai nên cống hiến cho Gia Lai. Còn anh Thái Trường Giang là người Tây Ninh và cái gì anh ấy cũng muốn làm cho Tây Ninh. Mà Lý Hoàng Nam cũng là người Tây Ninh. Vì vậy, anh Giang trước tiên là làm vì sự yêu thích của bản thân, rồi anh mới đầu tư cho Tây Ninh, và quần vợt Việt Nam khi đó mới có một lò đào tạo.
Môn quần vợt có nhiều cái khó, ngay cả ở nước ngoài cũng vậy. Đầu tiên, anh đến với quần vợt bằng đam mê, và gia đình là người đầu tư đầu tiên. Ở Việt Nam khá may mắn, tức là anh còn có nhà nước lo khi thi đấu, chứ nước ngoài đâu có nhà nước lo, nhà nước không nuôi, trẻ họ mới nuôi thôi. Tại vì khi anh trưởng thành, chỉ có Davis Cup là mang thương hiệu của đất nước thôi, còn khi thi đấu cá nhân thì đó là danh hiệu cá nhân của anh.
Khi có gia đình có đầu tư, anh sẽ được đưa đến học viện. Học viện thấy hay thì mới ký hợp đồng với gia đình. Ở Việt Nam sướng ở chỗ, hiện nay đi là có nhà nước lo, thậm chí anh đánh ở giải năng khiếu thành phố nhà nước cũng lo. Gia đình sẽ lo từ đầu và cũng muốn được chia sẻ, nhưng mà vì nó tốn tiền quá, gia đình sẽ chịu không nổi. Do đó, như tôi nói ban nãy, quần vợt cần có marketing, cần có kế hoạch để các nhà tài trợ đến đầu tư cho các vận động viên. Hơn nữa, phải cho họ biết rằng nếu như đầu tư thì một năm họ được bao nhiêu tiền, phải cụ thể.
Thật ra Liên đoàn của mình mang tiếng là tổ chức xã hội nhưng vẫn thuộc quyền quản lý của nhà nước. Vậy thì giữa xã hội với nhà nước có gắn bó với nhau được hay không thì cần ngồi lại với nhau để đưa ra 1 kế hoạch.
Từ những kiến thức, kinh nghiệm của mình, ông có đề xuất giải pháp nào để khắc phục thực trạng trên và giúp Quần vợt Việt Nam phát triển như kỳ vọng hay không?
Theo tôi, chúng ta nên tổ chức một hội thảo rồi xin lập một cái quỹ giống như quần vợt Nhật Bản, tôi lấy ví dụ cho gần với mình. Trước đây, ở thập niên 90, quần vợt Nhật Bản có một tay vợt khi giải nghệ có thứ hạng 50 thế giới. Sau đó, Nhật Bản mới có dự án T49, có nghĩa là họ lập quỹ để đào tạo những vận động viên sau này có thứ hạng cao hơn 50 (49). Khi quỹ này lập ra, tập đoàn Sony cùng với nhiều doanh nghiệp khác đứng ra tài trợ, nhưng họ không cần các hoạt động quảng bá. Với quỹ này, Liên đoàn quần vợt Nhật Bản hàng năm sẽ chọn ra những tay vợt trẻ để đưa qua Mỹ đào tạo. Từ đó, Nhật Bản mới có tay vợt Kei Nishikori, từng vươn lên hạng cao nhất là số 4 thế giới.
Bây giờ trở lại Việt Nam, tại sao mình không làm những cái quỹ đó? Nhiều doanh nghiệp, như Hải Đăng của anh Thái Trường Giang, liệu anh ấy mê môn quần vợt đến lúc nào? Nếu anh ấy gặp khó khăn về kinh tế thì ai nuôi? Giống như Becamex Bình Dương, giờ họ không đầu tư quần vợt nữa, họ chỉ tập trung vào bóng đá thôi. Vậy tại sao không làm một cái quỹ? 1 người bỏ ra 10 đồng thì khó, nhưng mỗi người bỏ ra 1 đồng thì khác.
Quần vợt Việt Nam đang có Lý Hoàng Nam là tay vợt có thành tích xuất sắc nhất trong lịch sử. Cậu ấy từng lọt vào top 400 thì giờ mình lập cái quỹ là Top 300, tên gọi thì tuỳ. Tôi nghĩ nếu làm được điều đó thì có thể kêu gọi nhiều người thích quần vợt đầu tư, mỗi người ủng hộ một ít thì mới giúp được, nếu không làm thì không có lối thoát .
Cái quỹ này dành cho những vận động viên từ bao nhiêu tuổi thì Liên đoàn Quần vợt Việt Nam cần có một kế hoạch cụ thể: Ai làm chủ tịch, chi ra làm sao, chi cho ai và phải công bố cho xã hội biết tiền này là để làm gì. Thực sự, một năm chi mấy tỉ cho vận động viên thì tốn kém lắm, vì nếu không thi đấu quốc tế thì anh làm sao có thứ hạng, mà không có thứ hạng thì anh không thể trở thành tay vợt chuyên nghiệp được. Như vậy, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam cũng nên lập chiến lược để quy tụ sức mạnh của xã hội.
Hiện nay, tôi rất cần những người đóng góp cho xã hội. Lúc đó, quần vợt Việt Nam mới hy vọng có những người tài. Và chúng ta nên nhớ rằng, có nhiều loại doanh nghiệp tài trợ, nhưng dù tài trợ bằng bất kỳ hình thức nào thì mình cũng phải cảm ơn họ. Họ tài trợ vô điều kiện thì không nói, nhưng họ tài trợ mà yêu cầu quảng cáo thì đúng chứ, tiền của doanh nghiệp là tiền phúc lợi xã hội, cũng là tiền của cả 1 tập thể kiếm ra. Họ dùng tiền đó để quảng bá doanh nghiệp thì cũng đúng thôi.
Ngoài ra, thể thao Việt Nam hiện đang rất rất thiếu những người làm kế hoạch về marketing, về cách kiếm tiền cho thể thao Việt Nam. Mình cứ nói là không có tiền, nhưng mình cũng không cho họ thấy rằng mình đang kiếm tiền hay có tiềm năng. Hiện nay, chúng ta còn yếu khâu đó.
Nhà báo có nói những ngôi sao bóng đá như Quang Hải, Công Phượng ra đường người ta vẫn biết là ai. Nhưng Lý Hoàng Nam đi ra ngoài thì chưa chắc nhiều người biết. Trước đó, ông Thái Trường Giang cũng từng nói rằng: Cầu thủ bóng đá đi từ thiện thì truyền thông đưa tin rộng khắp, còn Lý Hoàng Nam hoạt động xã hội nhiều mà chẳng ai đưa tin.
Vậy có phải truyền thông hiện nay đang quá là thờ ơ với môn quần vợt nói riêng và các môn thể thao ngoài bóng đá nói chung hay không? Dường như truyền thông đang quá tập trung cho bóng đá nên giá trị thương mại của quần vợt ở môi trường Việt Nam còn rất thấp?
Anh Thái Trường Giang nói đúng, và đây là vấn đề mà truyền thông cần phải xem lại. Tôi phân tích mặt bằng chung: viết về bóng đá, làm cái gì về bóng đá thì xã hội bây giờ mới đọc, còn viết những cái khác người đọc rất ít. Điều này đã trở thành một xu hướng. Quần vợt đã vậy, các môn khác như bơi lội, điền kinh hay bóng bàn con ít nữa! Chúng ta phải chấp nhận chuyện đó.
Mặc dù vậy, anh em truyền thông cũng phải suy nghĩ lại. Tôi nghĩ tờ báo đừng đòi hỏi anh em bài viết này phải có ít nhất bao nhiêu lượt người đọc, bao nhiêu lượt view, lượt like. Còn với anh em phóng viên, câu hỏi được đặt ra là: anh viết quần vợt nhưng anh có hiểu rõ về nó không? Anh có hiểu thế nào là ATP 1000, 500 hay 250, Grand Slam là gì hay không?
ATP là gì, ITF là gì anh có hiểu không? Hệ thống điểm các giải như thế nào? Các phóng viên hiện nay tôi nghĩ rằng họ yêu bóng đá. Nhưng với bóng đá, chính vì nhiều người biết nên khi anh viết dở hay viết sai người ta biết ngay.
Ngày xưa khi tôi viết bóng đá, tại sao tôi có cái góc nhìn khác với người khác? Tôi tự học, tôi đi xem bóng đá rồi về viết và so bài mình với nhà báo Chánh Trinh. Tôi không ngồi trước phóng viên báo chí mà chọn ngồi ở các khán đài C, D. Ngồi ở C, D là những người hiểu về bóng đá, đó là một thế giới thu nhỏ như trong Facebook bây giờ vậy. Trên Facebook, nhiều người có góc nhìn rất hay. Thậm chí tôi chọn khán đài C ở sân Thống Nhất là của giới cá độ, họ biết rõ từng cái một. Người ta nói nhiều khi còn hay hơn góc nhìn của mình. Từ cái của họ, tôi đưa vào trong bài viết và nó khác với mọi người. Từ những câu chuyện như vậy, tôi nghĩ phóng viên bây giờ nghĩ rằng viết bóng đá là dễ có tên tuổi nhất, nhưng cái mà họ viết là ai cũng đều viết được hết, độ sâu sắc nó khác biệt. Có những người nổi bật lên vì họ làm sâu hơn. Còn bây giờ, nếu họ viết những môn khác thì vừa nghèo vừa ít người đọc, vừa phải tìm hiểu lại hết để viết có trình độ chuyên sâu.
Trở lại với câu của anh Thái Trường Giang, tôi nghĩ câu nói đó đúng. Anh ấy buồn chứ, còn lỗi thì không phải của anh em phóng viên mà là định hướng của các tờ báo thôi. Vì vậy, vấn đề này cần được xem xét lại. Cần phải phân chia xem ai viết điền kinh, ai viết bơi lội, ai viết đua xe đạp, ai viết võ thuật, cử tạ, ai viết bóng đá? Mỗi người viết một vài môn thì sao? Tôi nghĩ rằng thời nay, chính những người viết các môn khác ngoài bóng đá mới khó tìm.
Bên cạnh những nguyên nhân chúng ta vừa bàn luận, có một vấn đề khác được người ta nhắc đến là Việt Nam đang thiếu những giải đấu ở tầm quốc tế để các tay vợt có thể cọ xát. Vậy việc mà xin đăng cái một giải quốc tế có khó hay không thưa nhà báo? Liệu Vietnam Open có cơ hội chen chân vào các giải đấu ATP hay không?
Hiện nay, với trình độ của quần vợt Việt Nam, chúng ta không nên tổ chức Vietnam Open. Năm 2005, chúng ta đã tổ chức 1 lần, có tay vợt top 10 thế giới đến tham dự. Nhưng khi tổ chức như vậy, Việt Nam có được lợi không? Tôi cho rằng là không, bởi vì trình độ của các vận động viên quần vợt Việt Nam không đủ đẳng cấp để tham dự. Tại vì chúng ta còn không đủ đẳng cấp để dự Challenger.
Lý Hoàng Nam hiện nay chỉ đang thi đấu ở Men’s Futures M15 - giải thấp nhất. Với thứ hạng ATP hiện nay, Lý Hoàng Nam phải dự vòng loại nếu dự M25. Do đó, Việt Nam chỉ nên tổ chức Challenger thôi, nhưng mà vẫn còn quá sức.
Vậy thì với số tiền đó, Việt Nam nên đăng cai nhiều giải Men’s Futures, nhiều giải M15, M25. Đây là những giải vừa năng lực với vận động viên Việt Nam, và nếu tổ chức liền một lúc tại một địa phương 5-6 giải liền thì sẽ có lợi cho các VĐV? Cũng số tiền đó nhưng mình phải nhìn cái lực của nước mình. Chúng ta có thể tổ chức được cả Challenger để quảng bá hình ảnh đất nước, nhưng phải hiểu rằng làm giải Challenger này mình được gì? Các vận động viên mình không học được gì hết. Còn ngày xưa, chúng ta tổ chức là bởi vì: lúc đó chưa có truyền hình vệ tinh, mình không được xem các tay vợt đỉnh cao thi đấu. Còn bây giờ, chúng ta có thể xem số 1 thế giới thi đấu hàng tuần, hàng tháng, rất nhiều giải quốc tế. Vậy nên đừng tổ chức mấy giải cao quá làm gì, không có lợi. Mình phải nhìn xem là mình mất gì hay được gì.
Để giúp các tay vợt Việt Nam có cơ hội cọ xát, Liên đoàn quần vợt Việt Nam đã thực hiện phương án nhập tịch các tay vợt Việt kiều. Trước thềm SEA Games 31, chúng ta đã nhập tịch thành công cho Thái Sơn Kwiatkowski, trước đó là Daniel Nguyễn. Vậy theo nhà báo, hướng đi này có đúng không và chúng ta có nên tiếp tục theo đường dài hay không?
Về chuyện đón các tay vợt Việt kiều, CLB Hải Đăng cũng từng nhập tịch cho Daniel Nguyễn. Chúng ta thấy rằng bước đi này của Hải Đăng và cụ thể là của anh Thái Trường Giang là đúng. Đây là một chất xúc tác để đẩy Lý Hoàng Nam lên, tạo ra không khí tập luyện tích cực cho cả một tập thể. Đương nhiên về mặt thành tích, việc kêu gọi Việt kiều trở về là đúng chứ không sai. Tuy nhiên, những tay vợt đó phải gắn bó với Việt Nam như thế nào mới là điều quan trọng.
Thực tế, việc Lý Hoàng Nam đạt huy chương vàng vẫn vinh dự hơn một tay vợt Việt kiều. Dù sao thì hướng đi đó không sai, nhưng cũng không nên khuyến khích. Chỉ khuyến khích với điều kiện những tay vợt Việt kiều đó về thi đấu hẳn hoi. Có giải thì anh về đây với các vận động viên quần vợt Việt Nam để cùng nhau đi lên, anh có những chương trình giúp cho quần vợt Việt Nam.
Chuyện này khó ở chỗ quần vợt là môn cá nhân. Do đó, rất khó để kêu cá nhân này dạy cho cá nhân khác. Vậy thì tại sao Việt Nam không thành lập 1 cái quỹ như tôi nói lúc đầu để chọn các tay vợt cho đi nước ngoài đánh. Chỉ khi ở trong môi trường với trình độ huấn luyện viên cao, hàng tuần có giải thi đấu thì mọi chuyện sẽ khác. Ở Việt Nam không có giải, thiếu người giỏi tập cùng, thiếu môi trường thi đấu thì sao lên được. Muốn ra nước ngoài thì phải có có ngân sách. Nhưng không có kinh phí làm sao đi được? Còn bây giờ, chúng ra đang phải cắt gọn, tức là phải mời các tay vợt Việt kiều về, phải trả cho người ta số tiền rất lớn.
Vì vậy, tôi nói lại là việc nhập tịch Việt Kiều đúng, nhưng không nên khuyến khích. Nó chỉ đúng khi người đó có sự đóng góp thực sự.
Năm 2019, cuốn sách “100 năm quần vợt Việt Nam: Một thời vàng son, một thời trăn trở” đã được ra mắt. Cơ duyên nào đã khiến ông cùng nhà báo Đinh Hiệp quyết định viết nên cuốn sách này?
Đó là sự khác biệt của tôi. Tôi luôn có kế hoạch là mỗi năm viết một cuốn sách. Hiện nay, tôi đang ấp ủ một dự án lớn khác nữa. Còn về cuốn “100 năm quần vợt Việt Nam, 1 thời vàng son, 1 thời trăn trở”, như tôi nói trước đó, trước khi được viết bóng, tôi phải viết giỏi các môn khác. Tức là tôi phải viết thể dục dụng cụ hay đã, viết bóng rổ hay đã, và may mắn là khi tôi viết môn nào thì tự nhiên môn đó có 1 ngôi sao. Tôi viết thể dục dụng cụ thì nổi lên Hoàng Tố Linh, sau đó viết thử môn bóng bàn thì nổi lên Nhan Vị Quân, tôi viết điền kinh thì nổi lên Trương Hoàng Mỹ Linh. Mình may mắn cái chuyện đó, mình đi đến đâu thì tự nhiên có những ngôi sao nổi lên. Bài mình viết thì có cả xã hội đọc. May mắn nữa là tôi làm ở báo Tuổi Trẻ - tờ báo lớn nhất của Việt Nam lúc đó. Tuy nhiên, mình may mắn là một chuyện, nhưng mình cũng phải khẳng định mình nữa. Người ta đọc, nếu thấy mình viết dở thì sẽ không quay lại nữa.
Trở lại với câu hỏi về quần vợt, tôi có nền tảng về môn này. May mắn nữa là tôi có cô bạn sống bên Mỹ đã giúp tôi gặp cô Oanh, năm nay tám mấy tuổi rồi. Cô ấy là người đã vô địch Đông Dương. Sau khi sinh con, cô trở lại và vẫn vô địch khi thắng một cô mới 16-17 tuổi, là tay vợt số 1 Sài Gòn lúc đó. Cô Oanh đã gửi tư liệu cho tôi, rồi hai anh em bắt đầu viết.
Hiện tại, xã hội biết đến ông với rất nhiều vai trò: một nhà báo thể thao, một người tham gia trực tiếp vào hoạt động bóng đá chuyên nghiệp và một doanh nhân. Vậy nếu phải chọn một, ông cảm thấy mình phù hợp và yêu thích vai trò nào nhất?
Với tôi, tôi thích vai trò nhà báo thể thao. Khi mới vào nghề, tôi chưa được viết bóng đá. Lúc đó, trên tôi có những nhà báo kỳ cựu và có tiếng của Việt Nam là 2 cố nhà báo Chánh Trinh, Tường Vy và nhà báo Hoài Lê. Đây là 3 người thầy của tôi.
Sau này, khi tôi viết các bài về thể dục dụng cụ, bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền, từng nấc từng nấc đi lên, cuối cùng tôi cũng được viết bóng đá rồi tiếp đó là thể thao quốc tế. Do đó, tôi có thể viết tất cả các môn thể thao và có sự am hiểu về từng môn. Bởi vì khi làm về một môn nào đó, tôi đều tìm hiểu qua sách vở, tư liệu và hỏi trực tiếp những người làm chuyên môn về môn đó.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy công việc yêu thích nhất của mình là được viết về bóng đá. Bản thân tôi khi còn nhỏ đã từng chơi bóng đá và hiểu rất rõ về bóng đá. Tôi từng làm thủ quân đội bóng đá của phường, đến thiếu niên quận, giúp đội trẻ Hải Quan vô địch, tiếp đó là làm thủ quân đội Sinh viên TP. HCM. Do đó, khi bạn hỏi tôi chọn vai trò nào, tôi rất mong được gắn bó với 2 chữ bóng đá, đặc biệt là bóng đá Việt Nam, dù ở thời của tôi, nghề báo chân chính không nuôi sống được nhiều người. Tuy nhiên, đó là mặt bằng chung của xã hội, và hai chữ “nhà báo” cho tôi nhiều thứ khác. Đến thời điểm hiện tại, có nhiều người hỏi tôi giờ còn làm bóng đá làm gì cho mệt, nhưng bóng đá đã cho tôi rất nhiều thứ. Vì vậy, tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm làm gì đó cho bóng đá.
Vậy nghề báo thể thao ở thời của ông khác với thời nay như thế nào? Ngày đó, ông đã gặp phải những khó khăn gì trên đường theo đuổi đam mê?
Khác nhiều lắm. Trong môn bóng đá, chúng ta không thể so sánh cầu thủ thời này với cầu thủ thời khác, vì mỗi thời có một môi trường khác nhau. Làm báo cũng vậy. Thời nay, chỉ cần một cú click, chúng ta sẽ biết thông tin trên toàn thế giới, còn làm báo thời của tôi rất khó vì chỉ biết lấy tin trực tiếp thôi. Với tôi, nguồn tư liệu tham khảo duy nhất là Thư viện Quốc gia. Khi tôi làm việc ở báo Tuổi Trẻ, may mắn là tòa soạn có một thư viện riêng, nhưng cũng chỉ quanh quẩn về thể thao Việt Nam và thể thao TP. HCM. Vì vậy, tôi phải tham khảo thêm những tờ báo khác.
Giống như nấu một món ăn, mình phải chọn mua nguyên liệu ngon. Đối chiếu với nghề báo thì đó là trách nhiệm của phóng viên. Anh lấy được chất liệu hay, mua bơ, bột và trứng ngon thì đương nhiên món ăn sẽ ngon, còn trình bày đẹp mắt hay không là chuyện của biên tập và tòa soạn.
Ngày xưa, khi tôi đi công tác ở nước ngoài, vì kinh phí eo hẹp nên tòa soạn chỉ đưa một phóng viên đi. Do đó, tôi phải vừa viết vừa chụp hình, rồi phải đi gửi hình về. Gửi hình cũng là công việc cực khổ nhất. Tôi phải tìm hiểu văn phòng đại diện Vietnam Airlines ở đâu. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, mình phải làm việc với Vietnam Airlines từ khi ở nhà trước để họ kết nối với văn phòng nước ngoài. Tiếp theo, mình phải làm quen với người làm phòng lab in ảnh của trung tâm báo chí.
Ngày đó, mình chụp hình xong phải đi tráng phim, lựa ra tấm nào đẹp rồi mới rửa ảnh. Có ảnh thì phải canh thời gian đưa ra văn phòng đại diện để gửi về nước, tòa soạn lại phải để ý chuyến bay hạ cánh lúc mấy giờ để lấy ảnh. Sau này công nghệ phát triển, ở nước ngoài có máy scan ảnh để gửi về Việt Nam. Một tấm ảnh scan tốn đến 10 USD. Mình muốn nhanh hơn nên phải đồng ý với ý giá đó.
Ngày xưa, người chụp ảnh phải đi kèm thêm một người phục vụ để chụp ảnh xong thì lấy phim đi đến trung tâm báo chí rửa ảnh ngay. Vì mất rất nhiều thời gian nên tôi phải tính toán trong lúc đó mình ngồi viết bài. Mình cũng phải quan hệ, trình bày khó khăn với trung tâm báo chí để được giúp đỡ.
Anh em phóng viên bây giờ thuận tiện hơn, chỉ cần một cú click là gửi ảnh được rồi. Lợi thế bây giờ là công nghệ phát triển, gửi bao nhiêu ảnh về tòa soạn cũng được. Thậm chí chúng ta có thể chỉnh sửa ảnh trên máy tính hoặc dùng điện thoại xử lý.
Tuy nhiên, làm báo bây giờ khó hơn vì cạnh tranh khốc liệt hơn. Mình phải chia ra ai là người viết tin và ai là người ngẫm nghĩ để viết bài sâu sắc.Thời xưa báo ra cách nhật, mình có thời gian viết những bài báo hay. Bây giờ mỗi ngày phải nhiều tin thì làm sao viết hay và chất lượng được. Để viết hay luôn thì thực sự khó.
Tuy nhiên, áp lực như vậy mới thấy rõ ai hay, ai chưa hay hoặc trung bình. Nhà báo bây giờ có tư liệu như nhau nên việc xử lý thế nào mới là điều quan trọng. Anh em nhà báo bây giờ thường chia sẻ thông tin với nhau nên không có những tin độc. Tất cả các báo hiện nay thông tin đều giống nhau hết. Do đó, rất khó để bật lên, vì ai cũng như ai.
Bản thân tôi ngày trước cũng phải tìm cách làm mình nổi bật, đó là chụp hình đẹp. Ngày báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi hoa hậu đầu tiên, tôi là người chụp ảnh. Để tạo sự khác biệt, tôi làm triển lãm ảnh và viết sách. Giống như trong kinh doanh, nếu không thể cạnh tranh trên thị trường thì phải tìm hướng đi khác. Mỗi người có một thế mạnh và mình phải phát huy thế mạnh đó. Tuy nhiên, nếu thế mạnh không bằng người ta thì mình phải tìm hướng khác. Nhiều khi là sở đoản nhưng lại giúp mình khác biệt.
Thêm nữa, làm cái gì cũng phải đam mê, làm chết bỏ thì thôi. Không mê không giỏi được. Đặc biệt là phải có uy tín, phải đàng hoàng. Không bao giờ thông tin chỉ có 1 mà viết thành 3, 4, 5, 6, 7. Tôi phỏng vấn nhân vật cái nào không chắc phải đưa lại cho họ đọc. Nếu biên tập có sửa chữa thì phải báo cho người ta biết, vì mình còn trở lại gặp nhân vật trong tương lai.
Lý do nào khiến ông dành nhiều đam mê, tâm huyết như vậy cho nghề báo thể thao nói riêng và nền bóng đá Việt Nam nói chung?
Bởi vì không có gì dữ dội bằng thể thao và văn hoá. Đó là niềm tự hào của dân tộc. Bóng đá là niềm hạnh phúc, là sự đoàn kết. Không cần hô hào, người ta vẫn xuống đường, mặc áo cờ đỏ sao vàng, hát Quốc ca, khoác Quốc kỳ, chỉ có bóng đá thôi. Nhiều người sống bằng bóng đá, nhưng làm bóng đá lại không dễ, khó lắm. Tuy nhiên, mỗi người giúp một phần nhỏ thì sẽ thành công.
Tại sao tôi ngưỡng mộ bầu Đức? Ngày xưa, người ta còn không biết Gia Lai nằm ở đâu trên bản đồ Việt Nam. Còn bây giờ, các cháu tự hào mình là người Gia Lai. Anh làm được điều đó là nhờ bóng đá. Kiatisuk là một trong những hợp đồng thành công nhất trong sự nghiệp của bầu Đức. Kiatisak làm rất nhiều điều để có HAGL ngày hôm nay. Lúc đó, người Gia Lai mới tự hào.
Tôi sẽ nói về một mục đích cụ thể là giấc mơ World Cup. Khi ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup làm Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, Philippe Troussier đã được mời về để giúp bóng đá Việt Nam thực hiện giấc mơ World Cup 2026. Tức là chúng ta có một lộ trình 9 năm, từ 2017.
Để thực hiện giấc mơ World Cup cho Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là người làm dự án đó, ai sẽ đưa ra kế hoạch? Từng bộ phận sẽ làm những gì? Ai hoạch định mục tiêu? Chưa ai làm hết. Việt Nam đặt mục tiêu là World Cup 2026 hay 2030? Nếu 2026 thì bây giờ chỉ còn có mấy năm, lứa cầu thủ đó là ai, chuẩn bị ra làm sao? Chuyện kiếm tiền như thế nào? Khi thi đấu thì ai làm huấn luyện viên? Ông Park Hang Seo khi đó không làm nữa thì ai thay thế? Người trong nước hay người nước ngoài? Ngân sách bao nhiêu tiền? Có nhập tịch được không? Rồi đến năm 2030, còn 9 năm nữa, mình có các học viện, tại sao không mời các cầu thủ Brazil, Châu Phi hay cầu thủ ở các nước nghèo hơn mình? Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, Viettel hay HAGL đều có điều kiện cơ sở vật chất tốt. Còn mối quan hệ thì rất dễ, mình đến thẳng Brazil hay Nhật Bản để kết nối. Để mà nói thì 1 buổi sẽ không hết, nhưng mà cụ thể là giấc mơ World Cup, nếu các anh giao trách nhiệm cho tôi, tôi sẽ làm.
Cuộc đời mình chỉ cần làm vậy thôi. Tiền nhiều cũng quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Ai cũng chỉ ăn 3 bữa, ngủ trên 1 cái giường, vậy thôi. Khi anh có tiền để vừa đủ sống và có một cuộc sống hạnh phúc, có sức khoẻ, được làm điều mình thích, đó mới là sung sướng. Đó là lý do vì sao nếu được làm bóng đá, tôi vẫn thích làm dù tôi không có một đồng cắc nào, thậm chí phải tự bỏ tiền túi ra làm bóng đá tôi cũng làm. Nếu được làm thì tôi luôn cảm thấy vui.
Là một nhà báo thường xuyên phản biện về các vấn đề phát triển của bóng đá nói riêng và thể thao VN nói chung, đi ngược dòng với dư luận, ông có bao giờ sợ mình bị tẩy chay không?
Tôi không sợ, bởi điều quan trọng nhất là tôi có một nền tảng tốt, tức là có hậu phương vững chắc. Gia đình luôn ủng hộ tôi. Tôi thấy tôi làm đúng, tôi không làm gì sai hay trái với lương tâm nên tôi không sợ. Làm nghề này mình cũng có áp lực chứ, thậm chí bị đe dọa chứ. Nếu tôi muốn nhiều tiền, với vị trí của tôi, những mối quan hệ của tôi, tôi sẽ làm được nhiều thứ khác mà không ai biết hết.
Nhưng làm vậy để làm gì? Tại vì như tôi nói, cái quan trọng nhất với tôi là gia đình. Tôi không quan trọng việc để tiền bạc cho con cái tôi. Cái tôi muốn là học thức. Người ta có thể hỏi rằng con là con của ai, gia đình con làm gì chứ không hỏi nhà con giàu không hay con đi xe gì? Bản thân tôi có nhà, có xe, nhưng tôi vẫn đi xe máy, chứ tôi không cần xe hơi. Tôi là vậy đó. Đến lúc này, tôi thấy mình không cần nữa, tôi cần hiệu quả thôi .
Vậy qua nhiều năm làm báo, bỏ rất nhiều tâm huyết vì sự phát triển của thể thao nước nhà và gặp không ít khó khăn, áp lực, đã có lúc nào ông cảm thấy mệt mỏi, chán nản và muốn dừng lại chưa?
Không! Không bao giờ! Bóng đá và thể thao với tôi là niềm vui, tiền không mua được đâu. Giờ tôi không thiếu cái gì cả, nên được làm điều mình thích là điều tuyệt vời nhất. Dù áp lực nhưng mình làm đúng, mình không lợi dụng ai, mình làm hết mình, mình cảm thấy điều đó tốt nên chia sẻ với mọi người. Vậy thì mình cứ làm thôi, không có gì phải sợ, nếu sợ thì không làm được. Mình phải có mục tiêu để sống. Khi đặt ra mục đích, kế hoạch, mình cứ từng bước, từng bước thực hiện
Tất nhiên, từ lý thuyết đến thực tế khác một trời một vực, chưa kể trong xã hội có những chuyện không phải 1+1=2. Nhưng đây là trải nghiệm sống để mình trải qua. Biết là khó đó, là áp lực, vì người ta đã quen sống với 1 dòng chảy như vậy rồi mà mình lại đi ngược lại, điều đó sẽ khiến người ta khó chịu. Tuy nhiên, mình sẽ không đối đầu với họ mà phải làm sao thuyết phục họ cùng đi với mình, lúc đó mới gọi là thành công. Làm được như vậy không đơn giản. Nếu không hợp tác được thì mình cứ đi con đường của mình, vì mình không lấy của ai và không lừa gạt ai. Những anh em nào hiểu mình thì cùng đi chung một con thuyền, vậy thôi!
Cảm ơn nhà báo Đặng Hoàng đã dành thời gian trò chuyện cùng Thethao.vn.
Trong cuộc trò chuyện với thethao.vn, Lý Hoàng Nam lần đầu tiên tiết lộ mục tiêu lớn nhất sự nghiệp quần vợt, đó là lọt vào top 100 ATP! Tất nhiên, trên hành trình đó, Hoàng Nam vẫn luôn nỗ lực hết mình để mang vinh quang về cho đội tuyển Việt Nam.
SEA GamesTrong tuổi đời non trẻ của môn quần vợt tại Việt Nam, Lý Hoàng Nam nhanh chóng ghi tên mình vào lịch sử ở tuổi 22, với tấm HCV SEA Games đầu tiên năm 2019.
TennisTại SEA Games 31, quần vợt Thái Lan đặt mục tiêu giành 2 HCV. Theo đó, mỗi tấm HCV sẽ được treo thưởng 1 triệu baht, tương đương gần 700 triệu đồng.
TennisTiền đạo Nguyễn Xuân Son đã cho thấy anh thực sự nghiêm túc và trân trọng cơ hội khoác áo đội tuyển Việt Nam, khi cầu thủ này hát vang quốc ca ở lần đầu thi đấu cho quê hương thứ hai của mình.
Nằm trong nhóm 4 nền bóng đá mạnh nhất khu vực gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia nhưng càng ngày, bóng đá Malaysia càng sa sút. Không chỉ ở cấp đội tuyển quốc gia mà ở lứa trẻ, quốc gia này cũng chứng kiến những thất bại. Đỉnh điểm là năm 2024 khi các đại diện Malaysia tham dự 8 giải đấu thì không qua được vòng bảng tới 7 lần.
Trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng ASEAN Cup 2024, đội tuyển Việt Nam có thủ môn bắt chính là Nguyễn Đình Triệu, thay vì Nguyễn Filip như 2 trận trước đó.
Nhận định Fulham vs Southampton, lúc 21h00 ngày 22/12 tại giải Ngoại Hạng Anh hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Fulham vs Southampton.
Nhận định Everton vs Chelsea lúc 21h00 ngày 22/12 tại giải Ngoại Hạng Anh hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Everton vs Chelsea.
Nhận định Venezia vs Cagliari lúc 21h00 ngày 22/12 tại giải VĐQG Italia hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Venezia vs Cagliari.
Zheng Si Wei và Huang Ya Qiong đã khép lại sự nghiệp thi đấu quốc tế trong năm 2024, nhưng họ sẽ tiếp tục tham dự các giải cầu lông quốc nội của Trung Quốc trong thời gian tới.
Nhận định Valencia vs Alaves lúc 20h00 ngày 22/12 tại giải VĐQG Tây Ban Nha hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Valencia vs Alaves.
Nhận định AS Roma vs Parma lúc 18h30 ngày 22/12 tại giải VĐQG Italia hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu AS Roma vs Parma.
Việt Nam đưa ra sân đội hình mạnh khi tiếp Myanmar. Ở vị trí trung phong, Xuân Son đã xuất hiện trong 11 cái tên xuất phát.
Các giải đấu lớn của Esports trên toàn thế giới trong năm 2024 hầu hết đã khép lại trong tuần 2 của tháng 12 vừa qua. Hiện tại, các bộ môn đều sẽ nghỉ ngơi chuẩn bị cho mùa giải mới, cũng là thời điểm các thống kê về giải đấu bắt đầu được tổng hợp và công bố.
Một trận chung kết nội bộ Việt Nam ở Bangladesh International Challenge 2024 đã không diễn ra, khi cả Nguyễn Hải Đăng và Lê Đức Phát đều dừng bước ở vòng bán kết.
Trận Việt Nam vs Myanmar sẽ được trực tiếp trên FPT Play và VTV5. Đây là trận đấu mà NHM được chứng kiến tiền đạo nhập tịch Xuân Son ra mắt.
Mỹ nhân bóng chuyền nước Nga Irina Fetisova tỏa sáng giúp bóng chuyền châu Á làm nên lịch sử ở giải Vô địch các CLB nữ thế giới.
ĐT Indonesia nhiều khả năng sẽ có sự phục vụ của tiền vệ quan trọng Ivar Jenner nếu họ vào tới bán kết ASEAN Cup 2024.
Dường như tất cả những sự cố liên quan đến CĐV đền thuộc về Malaysia. Mới nhất sau trận hòa Singapore 0-0, các nhóm CĐV của Bầy hổ đã xảy ra va chạm.
HLV Pau Marti tiếc nuối vì ông không thể mang tới ASEAN Cup 2024 đội hình mạnh nhất do tranh chấp lực lượng với các CLB.
Hành trình của tay vợt Nguyễn Hải Đăng tại Bangladesh International Challenge 2024 đã dừng lại ở vòng bán kết, khi anh để thua hạt giống số 3 người Canada là Xiaodong Sheng.
Trong động thái mới nhất từ Singapore, ban tổ chức quốc gia này khẳng định họ sẽ dùng sân cỏ nhân tạo để đăng cai trận bán kết 2 ASEAN Cup 2024 với đội nhất bảng B.
Ở lượt trận cuối vòng bảng Next Gen ATP Finals 2024, tay vợt gốc Việt Learner Tien đã gây bất ngờ khi đánh bại hạt giống số 1 Arthur Fils, qua đó giành vé vào bán kết.