Được biết tới với 2 tấm HCV SEA Games ở môn bơi, hiện Lâm Quang Nhật đang là đầu tàu của ba môn phối hợp (Triathlon) Việt Nam tại SEA Games 31. Anh đã có những chia sẻ với Thethao.vn xung quanh bộ môn mới này.
Lâm Quang Nhật (1997) không phải là vận động viên thuộc lứa thế hệ vàng của bơi lội Việt Nam. Dẫu vậy, anh từng thống trị Đông Nam Á với 2 tấm HCV SEA Games ở nội dung 1.500m vào các năm 2013 và 2015. Kình ngư 25 tuổi từng khiến tất cả phải bất ngờ khi giải nghệ bơi lội vào năm 2018, nhưng chỉ sau 2 năm đã trở thành rồi một trong những vận động viên xuất sắc nhất của Việt Nam ở bộ môn ba môn phối hợp (Triathlon).
Cụ thể, Lâm Quang Nhật đã vô địch toàn bộ các giải đấu lớn của ba môn phối hợp Việt Nam kể từ năm 2019 như Sunset Bay 2019 và 2020, Trifactor 2021 và VNG-BDC Super League. Cùng với Thethao.vn, anh đã chia sẻ về những câu chuyện và dự định của mình.
PV: Xin chào Lâm Quang Nhật. Kể từ sau giải đấu gần nhất của mình vào giữa năm 2021, Nhật có kế hoạch tập luyện như thế nào để hướng tới SEA Games 31?
Lâm Quang Nhật: Sắp tới tôi có một đợt tập huấn ở Phan Thiết ở đầu tháng 3/2022. Đây là đợt tấp huấn cuối cùng để chuẩn bị cho SEA Games 31. Về tương lai thì tôi có dự định tập luyện lâu dài và sẽ tập trung hơn. Có thể tôi sẽ tạm gác các buổi đi dạy để dồn toàn sức trong việc tập luyện đỉnh cao.
Nhật từng chia sẻ trên facebook rằng: “Năm 2020 là sự khởi đầu ấn tượng, năm 2021 là một quãng nghỉ và năm 2022 sẽ là sự bùng nổ”. Bạn có thể giải thích việc này được không?
Bùng nổ ở đây là tôi có thời gian để nhìn lại bản thân, để tôi có thể phát triển cái mạnh và hạn chế điểm yếu. Hơn nữa, bùng nổ ở đây là vì có giải SEA Games 31. Tôi muốn có thể đạt thành tích tốt nhất ở Quảng Ninh vào tháng 5 tới. Đây là giải đấu mà không chỉ riêng tôi mà tất cả các vận động viên đều rất chú trọng.
Tôi cố gắng hết sức cho sự bùng nổ cuối cùng của năm. Trong tình hình dịch bệnh thì đây là giải đấu lớn nhất và quan trọng nhất.
Trước SEA Games 31 có giải TriFactor tại Vũng Tàu. Đây là đấu mà tôi sẽ tham dự để kiểm tra lại bản thân và hướng tới mục tiêu chính của mình trong năm nay.
Quang Nhật có thể chia sẻ mục tiêu của mình ở SEA Games 31?
Tôi muốn cải thiện thành tích của bản thân ở giải đấu này là là chủ yếu. Ngoài ra, nếu thi đấu tốt thì tôi có thể hướng tới vị trí thứ 3 hoặc thứ 4. Thành tích tốt nhất của bản thân là 2 giờ 7 phút. Tôi muốn giảm xuống còn 2 giờ 5 phút ở giải tới. 2 phút nghe thì ngắn nhưng trong một thể thao tốc độ thì từng giây đều là sự nỗ lực.
Đặt mục tiêu huy chương thì khó, vì bản thân mình tập thì đối thủ cũng vậy. Tôi muốn nỗ lực hết sức thôi. Tôi không muốn tự tạo áp lực cho mình với mục tiêu huy chương mà chỉ cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể, cùng với việc tạo sức bật cho môn thể thao này ở Việt Nam.
Ba môn phối hợp là một môn thể thao lâu đời ở Olympic. Nhật có đặt mục tiêu tham dự Olympic hay không?
Đó vẫn là một mục tiêu chính và ai cũng muốn một lần vinh dự được tham gia giải đấu này. Tuy nhiên, tôi nghĩ mình phải bước từ những bước nhỏ nhất để hướng tới những mục tiêu xa hơn.
Trước mắt thì tôi muốn tập trung vào SEA Games và sau đó là giải châu Á. Ở những giải này tôi phải hoàn thành tốt thì mới tính đến chuyện đi Olympic được.
Nhật có nhận xét về những đối thủ của mình ở trong nước và ở khu vực Đông Nam Á?
Đối thủ có rất nhiều. Tôi biết có một số vận động viên giỏi, nhưng chưa có nhiều cơ hội tham dự chung giải đấu để so sánh trực tiếp.
Tôi không muốn nói là mình không có đối thủ. Tôi có những đối thủ và đồng đội tốt nhưng chỉ là họ chưa tạo được danh tiếng cho mình mà thôi.
Còn ở khu vực Đông Nam Á thì đối thủ rất mạnh. Ba môn phối hợp của chúng ta còn yếu. Tôi có thể là đang ở đỉnh cao trong nước nhưng đối với khu vực thì đó là một đẳng cấp khác. Tôi muốn là một ngày nào đó, trong tương lai gần bản thân có thể giúp đội tuyển Việt Nam bật ra khỏi vị trí này.
Nhiều người cho rằng các VĐV ba môn phối hợp phải có một nền tảng kinh tế nhất định mới có thể theo đuổi đam mê. Nhật nghĩ gì về nhận định này?
Điều đó cũng đúng một phần. Nhưng cơ bản, người vận động viên phải thích, đam mê và có ý chí để có thể theo đuổi. Vận động viên phải làm việc để nuôi môn thể thao của mình.
Chúng tôi không thể trông chờ vào người khác nuôi mình cả đời để chơi thể thao được. Họ cũng phải tự làm việc và cảm thấy thoải mái khi thi đấu?
Mục tiêu dài hạn của Nhật ở ba môn phối hợp thì sao?
Tôi cố gắng đạt thành tích cao nhất và kéo sát khoảng cách giữa 3 môn phối hợp Việt Nam và các nước còn lại. Tôi muốn có thành tích cao hơn, cũng muốn hướng đi của mình là tấm gương để các đàn em sau này sẽ noi theo, bớt vất vả hơn trong quá trình định hướng và tập luyện.
Khi chuyển từ nội dung bơi sang ba môn phối hợp, Nhật có lợi thế và bất lợi gì?
Nhiều người cho rằng bơi có lợi thế rất lớn khi chuyển sang ba môn phối hợp vì đó là môn thi đầu tiên. Những lợi thế của bơi thì tôi có nhưng xe đạp và chạy lại là bất lợi. Nói chung, tôi rất khỏe và tiết kiệm sức khi bơi, nhưng chuyển sang đạp xe và chạy thì lại tốn nhiều sức hơn.
Đạp xe và chạy dùng nhóm cơ khác so với môn bơi. Tôi sẽ phải tích lũy dần dần. Quá trình này diễn ra hàng tháng, hàng năm trời chứ không phải là từng ngày, từng tuần. Tôi tốn nhiều thời gian để khắc phục những điều đó.
Trong 3 môn phối hợp, chỉ có bơi là sử dụng lực tay nhiều. Trong khi đó, xe đạp và chạy đều sử dụng chân. Nhật đã thực hiện điều gì để có thể cải thiện điểm yếu của mình?
Cũng may mắn bởi tôi được nhiều người thương. Có nhiều anh chị trong nghề và bạn bè cũng cố gắng giúp đỡ về thiết bị để đo đạc được những dữ liệu mà tôi cần thiết. Để giải quyết những điểm yếu đó thì tôi có một đội hỗ trợ về kỹ thuật chạy và đạp xe.
Ở đội chạy, họ chỉ dậy tôi về nâng cao, giúp tôi hiểu cơ thể của mình. Về xe đạp, Tôi cũng có sự giúp đỡ của HLV chuyên đạp xe của quận. Anh ấy chia sẻ những kinh nghiệm dù tiểu tiết nhưng lại rất quan trọng. Những sự giúp đỡ đó là do sự thương yêu mà có, chứ nếu tôi tự tập 1 mình, chắc chắn không có được thành tích như hiện nay.
Theo Nhật, trong ba môn phối hợp thì điều gì là quan trọng nhất?
Tôi nghĩ đó là sự tập trung. Sức khỏe thì ai cũng có và kỹ thuật thì mỗi người đều có điểm mạnh riêng. Tuy nhiên, sự tập trung là điều mà các vận động viên khó duy trì. Bạn vừa phải tập trung về thành tích và những chi tiết nhỏ nhất. Khi bơi thì phải để ý sóng, đạp xe thì phải để ý những gờ nhỏ còn khi chạy thì phải biết phân phối sức, nếu không thì sẽ quá tải.
Để nâng cao sự tập trung phải do bài tập hàng ngày. Đó có thể là tập gym, tập thể lực, vừa chạy vừa bơi. Mỗi lần chúng ta tập trung vào một bài tập nào đó thì phải lắng nghe cơ thể của bản thân. Nếu cơ thể có những cảnh báo thì phải điều chỉnh mức tập. Ngoài ra, việc tập trung cũng rất quan trọng trong việc đạt thành tích cao.
Để có sự ổn định, Nhật có nhiều bài tập liên quan đến xe đạp trong nhà. Có những bài tập chạy nhanh, chạy tăng tốc. Ngoài ra, còn có những cuộc đua, những bài test để kiểm tra được năng lực của bản thân.
Trong năm 2021, Nhật chỉ có thể tham dự 1 giải đấu. Vậy theo bạn, một VĐV 3 môn phối hợp nên tham dự bao nhiêu giải trong vòng 1 năm?
Thực tế mà nói con số này không cố định. Cá nhân tôi nghĩ rằng có thể tham gia từ 6-10 giải/năm, thậm chí mỗi tháng thi đấu 1 giải cũng được. Nhưng ở đây phải nhìn nhận rằng mỗi người chỉ nên có 1 hoặc 2 giải đấu là chính, phải bung hết sức. Còn lại, việc tham dự các giải khác nên là cơ hội để các vận động viên nhìn lại mình, cải thiện điểm yếu hoặc đưa ra những thử nghiệm về mặt chiến thuật, cách di chuyển.
Khi còn là VĐV bơi, Nhật thi đấu ở cư ly 1.500m. Nhưng chuyển sang 3 môn phối hợp thì cự ly xa hơn rất nhiều. Liệu Quang Nhật có phải cải thiện về mặt thể lực và các yếu tố bổ trợ?
VĐV bơi 1.500m là cự ly dài nhất của hồ rồi, nhưng ở ba môn phối hợp thì nó là ngắn nhất. Bơi xong, ta còn phải đua đạp thêm 40km và chạy 10km nữa. Đây là cự ly tiêu chuẩn của Olympic. Do đó nó không hề ngắn đi mà còn dài hơn.
Một vận động viên bơi 1.500m hoàn toàn có thể chuyển xuống các cự ly 800m, 400m, 200m khi cảm thấy sức khỏe của mình không còn đảm bảo. Bởi vì chuyển đổi cự ly từ dài xuống ngắn chỉ cần tập cơ mạnh thôi. Còn để đạp xe, chạy dài hơn thì cần phải có tích lũy hàng năm trời.
Thể lực chắc chắn là điều phải cải thiện. Ngày xưa, khi còn là VĐV bơi, tôi chỉ hoàn thành trong hơn chục phút. Chuyển sang 3 môn phối hợp, hoàn thành hết bài thi là 2 tiếng hơn. Ngoài ra, tôi còn phải cải thiện nhiều về các nhóm cơ trước đây không tập thường xuyên.
Bạn có thể chia sẻ về chuyện tập luyện hàng ngày?
Chế độ luyện tập hàng ngày không đặc biệt lắm, chỉ nhiều hơn các bạn bình thường một chút thôi. Có những ngày tập 3 bài như bơi, đạp xe, chạy. Các bài tập có mức độ căng thẳng cao và tốn nhiều thời gian hơn. Mỗi ngày, tôi tập từ 2-6 tiếng.
Những buổi cuối tuần thường phải chạy dài, đạp dài. Những buổi đó tốn từ 4-6 tiếng. Còn lại mình cũng vừa tập vừa dạy bơi cho các học viên.
Nhật muốn gắn bó với ba môn phối hợp trong bao nhiêu năm nữa?
Điều này khó nói lắm. Thể thao giống như là duyên nợ với mình vậy. Vì vậy mình không muốn nghỉ sớm. Mình đã theo đuổi thể thao chuyên nghiệp từ năm 6 tuổi đến năm 24, 25 tuổi thì cũng không phải là ngắn.
Có lẽ là tùy theo cơ thể của tôi vậy. Nếu gặp chấn thương thì có thể phải nghỉ sớm. Còn không tôi sẽ cố gắng những chiến lược dài hơi hơn. Nếu có tuổi, các vận động viên 3 môn phối hợp có thể hướng tới các cự ly dài hơn. Hiện tại tôi đang thi đấu 3 môn phối hợp 51.5 km, khi lớn tuổi hơn có thể đặt mục tiêu ở cự ly 70.3 và thậm chí 140.6 nếu có thể. Theo thời gian, thể lực mình sẽ được xây dựng từ từ để đạt tới những cự ly dài đó.
Nhật từng từ bỏ sự nghiệp của một VĐV bơi lội đỉnh cao rồi sau đó trở lại vị trí số một Việt Nam ở ba môn phối hợp, đó là điều mà rất hiếm cá nhân nào có thể thực hiện được. Nhật cảm thấy bản thân có điều gì khác biệt so với các VĐV khác để có được thành tích như vậy?
Thực ra khi đó là tôi nghỉ ngơi giữa quãng thôi. Tôi không thích khi người khác nói về chuyện vận động viên đỉnh cao giải nghệ thì không làm được việc gì, hay gặp chấn thương thì nghỉ luôn. Trong khi thi đấu bản thân đã gặp chấn thương rất nhiều nhưng vẫn trở lại bình thường.
Tôi muốn khẳng định rằng sự trở lại phụ thuộc vào ý chí của từng người. Bản thân từng bị chấn thương, từng có những trục trặc nhưng muốn chứng minh nếu mình có ý chí tốt thì vẫn có thể quay trở lại thi đấu đỉnh cao được.
Nhật từng là VĐV trọng điểm quốc gia khi còn ở đội bơi lội, nay trở thành một VĐV tự do, theo hướng xã hội hóa và thi đấu ở ba môn phối hợp. Bạn có thể chia sẻ về sự khác biệt này?
Ở ĐTQG thì chỉ cần ăn, tập và ngủ thôi. Mức lương rất ổn định cho vận động viên trẻ. Trong khi đó, một VĐV xã hội hóa thì phải tự đi làm để nuôi đam mê và cách tập luyện. Tôi phải tự đầu tư về tập luyện, về ăn uống, huấn luyện viên và nhiều chuyện khác.
Điều quan trọng là vận động viên xã hội hóa cần các nhãn hàng, các đơn vị tài trợ về thiết bị tập và cả thực phẩm dinh dưỡng chứ nếu chỉ bản thân đi làm thì chi phí không xuể.
Ngoài việc tập luyện thì tôi còn phải đi làm công tác huấn luyện. Khi đó, tôi sẽ tốn thời gian hơn. Nhiều ngày chỉ có khoảng 4, 5 tiếng nghỉ ngơi thôi nên nhiều khi rất mệt. Gần tới SEA Games, tôi có được Liên đoàn hỗ trợ về chuyện bổ sung huấn luyện viên, chứ khi xã hội hóa thì phải tự thuê. Bản thân mình phải tự sắp xếp các bài tập và yêu cầu huấn luyện viên hướng dẫn mình trong những bài tập đó.
Trong 8-10 năm đi thi SEA Games và các giải châu Á nên tôi đã quen với áp lực rồi. Mình nghĩ đó là một cái động lực thì đúng hơn. Gần đến khi tập trung SEA Games thì các vận động viên xã hội hóa sẽ phải cắt giảm thời gian bên ngoài để tập trung luyện tập.
Phải tự chủ động thu nhập, Nhật đã làm như thế nào?
Ngoài việc tập luyện thì tôi đi dạy thêm. Đó là nguồn thu nhập chính. Các đối tượng học là các vận động viên trẻ ở đội tuyển, những người yêu thích bơi lội hoặc ba môn phối hợp. Ngoài ra, còn có những nhà tài trợ thiết bị tập luyện và thực phẩm dinh dưỡng.
Khi nhận tài trợ, tôi cũng phải đưa ra một số nguyên tắc. Khi cảm thấy bản thân hợp với nhãn hàng đó thì mới hợp tác.
Nhưng nói thật là chuyện tài trợ ba môn phối hợp khó lắm. Cả bơi, xe đạp và chạy đều có những điều kiện riêng. Một đôi giày chạy khác với giày đạp xe. Một chiếc xe đạp chưa chắc đã cùng hãng tài trợ được với môn bơi hay chạy. Chưa kể các thiết bị đo đạc, theo dõi sức khỏe. Mà nếu không được tài trợ sẽ tốn rất nhiều tiền.
Nếu không có những nhãn hàng và những người giúp đỡ thì tôi khó lòng có được ngày hôm nay.
Các VĐV chuyên nghiệp đỉnh cao ở Việt Nam thường rất bận rộn và ít bạn vì thường xuyên phải thi đấu xa nhà. Điều này có đúng với Nhật không?
Đúng. Vì nếu gọi là bạn thân thì cũng không biết là thân với ai nữa. Chỉ là có những người hiểu tôi thì sẽ chấp nhận tôi, còn không thì sẽ không thể chơi với một người cứ lao đầu ra tập luyện được. Tôi bỏ lỡ các buổi hẹn gặp, họp mặt cấp 2, cấp 3 rất nhiều. Cũng may là có những người còn hiểu, còn thương mình và những người đó luôn ở đó và chờ mình.
Việc trở thành một VĐV thể thao chuyên nghiệp là quyết định của Nhật hay là có người thân tác động?
Trước giờ đó vẫn luôn là quyết định của tôi. Ngay cả việc tập luyện và thi đấu hiện tại của bộ môn này hoặc trước đây ở bơi lội thì gia đình cũng không ai phán xét cả. Bố mẹ tôi luôn ủng hộ và dõi theo tôi khi tập luyện thi đấu.
Tôi được người thân và bạn bè ủng hộ hết mình. Thậm chí, họ sẵn sàng chấp nhận rằng tôi cứ sai đi, từ cái sai đó thì bản thân sẽ phát triển hơn và dần trở thành đúng thì vẫn rất tốt.
Nhật có thể chia sẻ về sở thích của mình. Ngoài thời gian tập luyện và thi đấu thì Nhật thích làm gì?
Tôi thích xe mô tô, chơi bi-a và đi xem phim. Trước đây tôi thích mô tô lắm, nhưng do chấn thương và đôi khi mệt mỏi quá thì bản thân không thể điều khiển những chiếc xe phân khối lớn được. Nên hiện nay tôi chỉ tập trung vào những chi tiết nhỏ trên một chiếc xe thôi.
Có thể nói việc tham gia các môn thể thao tốc độ, tính giờ khiến tôi có sở thích về môn thể thao mạo hiểm này (xe phân khối lớn). Nhưng hiện nay, mình thích những chiếc xe gọn gàng, đời cũ như Cub, Dream. Mình quan tâm tới sự sạch sẽ và những chi tiết, trải nghiệm những chiếc xe có thể còn lớn tuổi hơn tôi.
Xin cảm ơn Nhật về cuộc trao đổi.
Chủ công Trần Thị Thanh Thuý sẽ có trận ra quân ở giải bóng chuyền VĐQG Indonesia vào ngày mai 5/1.
Trận đấu sớm của vòng 20 Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/25 đã khép lại, khi Tottenham Hotspur tiếp tục nhận kết quả không như ý muốn trước đối thủ Newcastle United.
Trên kênh phát sóng trực tiếp của bản thân, Kim "Doinb" Tae-sang đã chia sẻ rằng bản thân sẽ trở lại thi đấu chuyên nghiệp. Đặc biệt, Doinb còn nhấn mạnh bản thân sẽ thi đấu với vai trò tuyển thủ chứ không phải huấn luyện viên.
1 ngày trước trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, Thái Lan đã công bố lượng vé họ bán và phân phối cho các đối tác. Theo đó, lượng khán giả đến sân xem trận đấu này sẽ đông gấp 3 lần so với chung kết lượt đi.
Thay vì nghỉ thi đấu cuối năm 2024 như lịch ban đầu, tay vợt Ratchanok Intanon đã quyết định tiếp tục thi đấu, trong bối cảnh cầu lông Thái Lan không có nhiều VĐV mạnh ở nội dung đơn nữ.
Trước trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, tiền vệ đội trưởng Peeradon Chamratsamee của tuyển Thái Lan khẳng định anh và các đồng đội sẽ 'trả thù' trên sân nhà, đồng thời đánh bại tuyển Việt Nam.
Nhận định Hibernian vs Rangers lúc 19h00 ngày 5/1 tại giải VĐQG Scotland hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Hibernian vs Rangers.
Nhận định AC Monza vs Cagliari, lúc 18h30 ngày 5/1 tại giải VĐQG Italia hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu AC Monza vs Cagliari.
Nhận định Ourense vs Valladolid lúc 18h00 ngày 5/1 tại giải Cup nhà vua Tây Ban Nha hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Ourense vs Valladolid.
Nhận định Elche vs Las Palmas lúc 18h00 ngày 5/1 tại giải Cup nhà vua Tây Ban Nha hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Elche vs Las Palmas.
Nhận định Kasimpasa vs Gazisehir Gaziantep lúc 17h30 ngày 5/1 tại giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Kasimpasa vs Gazisehir Gaziantep.
Nhận định Nữ Melbourne Victory vs Nữ WS Wanderers lúc 16h00 ngày 5/1 tại giải nữ VĐQG Úc hôm nay. Cập nhật thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số trận đấu Nữ Melbourne Victory vs Nữ WS Wanderers.
Ở thời điểm hiện tại, Nguyễn Xuân Son là một trong những cầu thủ hưởng chế độ đãi ngộ cao nhất của bóng đá Việt Nam, cả về mức lương và khoản tiền lót tay.
1 ngày trước trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, người hâm mộ bóng đá Thái Lan đón nhận tin dữ, khi các cầu thủ của đội bóng Samut Prakan City FC không xuất hiện trong trận đấu thuộc giải Thai League 2 2024/25.
Trong đội hình tuyển Việt Nam tham dự ASEAN Cup 2024, có 5 thành viên từng đăng quang AFF Cup 2018, gồm Duy Mạnh, Tiến Dũng, Quang Hải, Văn Toàn và Tiến Linh. Điều đó có nghĩa nhóm cầu thủ này đang đứng trước chức vô địch Đông Nam Á lần thứ 2.
Ngay sau giải đấu Demacia Cup 2024, ban tổ chức LPL đã tiến hành bốc thăm cho giai đoạn 1 của giải đấu LPL Split 1. Với việc Rare Atom đã rút lui khỏi Liên Minh Huyền Thoại, giải đấu sẽ chỉ còn 16 đội kể từ năm 2025.
Libero Thanh Liên sẽ chia tay bóng chuyền để thực hiện thiên chức làm mẹ và chuyển sang công tác huấn luyện.
Trong cuộc họp báo trước trận chung kết lượt về, Ngọc Quang đã cùng HLV Kim Sang Sik đại diện ĐT Việt Nam trả lời các câu hỏi. Trong đó, anh nhấn mạnh đến quyết tâm bảo vệ lợi thế cho đội nhà tại Rajamangala.
Trong thời gian V.League tạm nghỉ để nhường chỗ cho ASEAN Cup 2024, Nam Định đã chốt được thương vụ với Rogerio Alves, tiền vệ công đến từ Brazil.
Đội tuyển Thái Lan đang đối diện với nhiều nỗi lo trước khi bước vào trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Nỗi lo lớn nhất chính là hàng phòng ngự của họ. Xét về tổng số bàn thua, đây là kỳ Thái Lan nhận nhiều bàn nhất trong lịch sử tham dự giải vô địch Đông Nam Á.