Được biết tới với rất nhiều tấm HCV thế giới và HCV SEA Games của môn Taekwondo, ít ai biết cô gái có thân hình nhỏ nhắn Châu Tuyết Vân thực ra đã trở thành trụ cột gia đình từ năm 19 tuổi. Cô đã có những chia sẻ với Thethao.vn về những câu chuyện xung quanh quá trình dấn thân vào môn võ Taekwondo.

Châu Tuyết Vân không phải là vận động viên đầu tiên đem vinh quang ở môn Taekwondo về cho Việt Nam. Nhưng nữ võ sĩ sinh năm 1990 đã từng 4 lần giành HCV SEA Games liên tiếp, cùng với đó là 4 lần lên ngôi vô địch thế giới và vô số lần vô địch châu Á. Sau 12 năm, cô vẫn là đầu tàu của đội Taekwondo quyền biểu diễn của Việt Nam tham dự kỳ SEA Games trên sân nhà.


Phóng viên: Xin chào Châu Tuyết Vân. Trong những năm qua, dịch COVID-19 hoành hành rất mạnh ở Việt Nam và trên thế giới, điều này có ảnh hưởng gì đến kế hoạch tập luyện của Vân hay không?

Châu Tuyết Vân: Dịch bệnh này ảnh hưởng đến Vân và các đồng đội rất nhiều vì sẽ không được tập trung nhiều người. Khi đó, đội của Vân phải chia từng nhóm nhỏ ra tập. Trong khi đó, về thời gian, nhiều đồng đội không đảm bảo được giờ tập và việc hẹn nhau rất khó khăn. 

Nguyên 2, 3 năm vừa rồi thì toàn bộ các giải đấu đều chuyển sang thi đấu trực tuyến (online) hết. Bản thân việc tập luyện cũng là tập luyện trực tuyến tại nhà. Khi tập tại nhà sẽ không có cảm giác thực tế tại sân, như việc thi trên sân thi đấu sẽ như thế nào. 

Xin chị chia sẽ kỹ hơn về vấn đề này. Điều khác biệt giữa thi đấu online và thi đấu thực tế ra sao?

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Khi thi đấu thực tế thì mình bước lên sân giống như là một chiến binh bước ra thi đấu. Rất nhiều người tập cùng nhau sẽ có không khí khác hơn so với tập trực tuyến. Khi mình thi đấu thực tế thì chỉ có 1 lần duy nhất để thực hiện các động tác đó và không được phép có sai sót. Còn khi tập trực tuyến hoặc gửi clip về các cuộc thi trực tuyến, các vận động viên tự điều chỉnh. Tập sai thì có thể tự sửa lại đến khi nào ưng thì mới gửi clip đi. Kể cả khi livestream thì các vận động viên cũng không có sự sung sức như khi thi đấu thực tế.

Vân có thể chia sẻ kế hoạch cho SEA Games 31 được hay không?

Vân và các đồng đội đều rất mong chờ và rất háo hức về kỳ SEA Games sắp tới diễn ra trên sân nhà. Đội Taekwondo sẽ thi tại Hà Nội. Hiện tại do tình hình dịch bệnh rất căng thẳng nhưng chúng tôi vẫn chia các nhóm nhỏ ra để tập. 5 vận động viên nhóm đồng đội sẽ chia tập cả buổi sáng và buổi chiều tối cùng với các Huấn luyện viên không ngại dịch bệnh.

Lịch trình của tôi từ giờ cho tới SEA Games 31 rất dài. Đầu tiên tôi sẽ tham dự Cúp các CLB toàn quốc để có thể duy trì khả năng và tinh thần thi đấu. Tiếp theo là giải Vô địch Đông Nam Á tại TP.HCM. Đây có thể coi là giải Tiền SEA Games để chúng ta có thể thấy thực lực của đối thủ. Sau đó là giải vô địch thế giới ở Hàn Quốc.

Giải Vô địch thế giới rất lớn. Chúng tôi đã mong chờ suốt 2 năm, cho tới thời điểm này mới được tổ chức lại. Sau đó thì ĐT Taekwondo sẽ tập huấn cho tới SEA Games 31. Đó là lịch trình rất dày xuyên suốt từ tháng 3 cho tới tháng 5.

ĐT quyền biểu diễn nữ hiện là chủ nhân của tấm HCV SEA Games 4 kỳ liên tiếp. Mục tiêu của Vân và các đồng đội liệu có phải là bảo vệ tấm HCV này?

Như mọi người vẫn nói là vô địch đã khó và giữ được chức vô địch còn khó hơn. Vân và các đồng đội vẫn luôn tự tin vì đây là thế mạnh của mình. Tuy nhiên, chúng tôi không tự mãn vì đã giành vàng rồi. Chúng tôi cố gắng để bảo vệ chức vô địch của mình.

Lợi thế của chúng ta là có vì đang giữ tấm HCV, đồng thời thi đấu trên sân nhà. Nhưng chúng ta nỗ lực nhiều hơn vì đối thủ sẽ rất mạnh chứ không còn như bình thường nữa. Đội mình tập luyện thì các đối thủ cũng vậy. Thậm chí chúng ta phải tập nhiều hơn, tốt hơn so với họ thì mới có thể giành được tấm HCV.

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Chị có thể chia sẻ kế hoạch luyện tập và sinh hoạt hàng ngày?

Vân và các đồng đội có kế hoạch rất rõ ràng. Từ giờ tới SEA Games, chúng tôi đã thống nhất về động tác mà cả đội sẽ biểu diễn. Kế hoạch tập một ngày, nghỉ ngơi như thế nào để duy trì cho các giải tiếp theo đều được tính tới. Tất cả các hoạt động tham gia biểu diễn, đồng diễn thì tôi đều tham dự hết để mình có tinh thần và năng lượng tích cực để lan tỏa đến mọi người. Đó cũng là cách để mình chịu đựng những yếu tố bất lợi như thời tiết, sự mệt mỏi của bản thân, vì nhiều khi tôi phải rời khỏi nhà từ 4 giờ sáng và về nhà lúc 10 giờ tối.

Một ngày bình thường Vân sẽ tập từ 9 giờ tới 11 giờ, sau đó đến chiều tập cùng các đồng đội từ 3 giờ tới 5 giờ. Đó là cách để tôi và các đồng đội thực hiện bài tập, cùng nhau lên các động tác cho các bài thi. Đến tối, Vân tập từ 6 giờ tới 9 giờ cùng các Huấn luyện viên. Nếu tập ở quận 4 từ gần nhà, đỡ mất thời gian di chuyển.

Nếu tập ở xa hơn là Quân khu 7 thì mất khoảng 45 phút thì mới tới nơi. Nếu mà tối mệt quá thì đi xe cũng chậm, phải 10 giờ mới về tới nhà. Nếu muốn tập thêm về thể lực hay rèn các động tác thì tôi còn về muộn hơn nữa.

Vân đã lên đỉnh cao của môn Taekwondo khá lâu rồi, chị có thể chia sẻ bí quyết để thành công ở môn này hay không?

Tôi giành HCV đầu tiên là vào năm 2010, cho đến lúc này là 12 năm rồi. Có thể nói là tôi vẫn giữ và duy trì phong độ của mình. Tôi chỉ có một điều duy nhất để duy trì thành tích, đó là khi mình không ngừng tập luyện. Tôi biết bản thân khi đã giữ được phong độ thì luôn luôn phải có được sự tích cực. Hôm nào không được tập thì bản thân sẽ cảm thấy rất khó chịu và áy náy. Đó là điều đã thôi thúc trong con người tôi để có thể giữ được phong độ như vậy.
12 năm là quãng thời gian mà chị đứng trên đỉnh cao, nhưng trước đó chúng ta phải có thời gian tập luyện và tích lũy. Theo Vân, đâu là những cột mốc lớn nhất trong sự nghiệp của mình cho tới thời điểm này?

Cột mốc đầu tiên là từ năm 2010 cho đến năm 2014, 2015 thì tôi giữ được tấm HCV thế giới. Cột mốc thứ 2 là 4 lần giành HCV SEA Games, nếu cả lần này nữa là 5. Tôi nghĩ đây là một cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ và đáng tự hào của tôi trong sự nghiệp.

Đến khi nào chị cảm thấy bản thân có khả năng Taekwondo nhiều hơn các bạn khác? 
Cho tới năm 2009 thì tôi biết chuyện đó. Năm đó tôi dự giải vô địch thế giới ở Ai Cập (giành huy chương bạc – PV). Lúc đó tôi chỉ nghĩ mình may mắn thôi, vì ban đầu cố gắng giành huy chương đồng an ủi. Nhưng đội tuyển Việt Nam vẫn vào tới vòng chung kết và thua Philippines, đối thủ đã giành HCV SEA Games. 

Dù thua, tôi cảm giác rằng bản thân có thể đánh bại họ. Do đó, tôi liên tục tập luyện và đến năm 2013 thì giành HCV SEA Games. Tôi cũng vô địch thế giới năm 2010, 2011, 2012 và 2013.

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Là đội trưởng của ĐT Taekwondo, cụ thể thì Vân có trách nhiệm gì?

Giống như một ‘mama tổng quản’ vậy. Như hiện nay ở CLB Taekwondo có 70 học viên, trong đó có rất nhiều lứa tuổi, như 18 tuổi trẻ lên, U18, U10 tuổi cũng có. Tôi không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nhưng về chuyên môn, khi đã thống nhất vấn đề thì tôi sẽ là người thống nhất tất cả các bạn về đồng phục, về các bài biểu diễn. Khi đó, tôi sẽ không làm theo cảm tính của mình mà phải có nguyên tắc. 

Có nhiều quy định lắm, đồng phục, bài tập, không được nhuộm tóc hay sơn móng tay. Tôi sẽ quản lý chung về sinh hoạt, nề nếp của đội. Hồi trước tôi khá nóng tính, nhưng giờ tôi sẽ tình cảm và nói chuyện với các em nhiều hơn.

Đã bao giờ những thành viên trong đội có góp ý về cách làm của chị khi là đội trưởng hay không?

Có. Mọi người góp ý rất nhiều và lúc đầu tôi không lắng nghe đâu. Tôi nguyên tắc là khó tính lắm. Tôi nghĩ đó là lý do mà huấn luyện viên cho tôi làm đội trưởng. Nhưng sau này tôi nhận ra rằng tôi càng nguyên tắc và khó tính với các em thì các em không chia sẻ. Khi mình thay đổi thì tôi nhận được tình cảm của mọi người và nhận được quyền quyết định nếu như không có huấn luyện viên ở đó.

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Được biết Vân từng có kế hoạch giải nghệ sau trong năm 2019. Tại sao chị lại đưa ra quyết định như vậy?

Lúc đó, tôi nghĩ bản thân mình cần nhường lại cho các đồng đội trẻ. Lúc đó, tôi cũng hơi mệt mỏi rồi, không kham nổi nữa. Nhưng trải qua năm 2020, 2021 dịch bệnh như vậy mà tôi vẫn đảm bảo được sức khỏe và thậm chí đảm bảo được sức khỏe, đảm bảo được phong độ, chuyên môn.

Huấn luyện viên của tôi thấy được năng lượng đó và muốn tôi tiếp tục thi đấu, cố gắng giành HCV SEA Games tại Việt Nam. Điều đó khiến tôi rất vui và biết ơn để có thêm năng lượng và tinh thần để bước tiếp. Huấn luyện viên cũng nói về việc tham dự SEA Games 32 tại Campuchia. 

Chị vừa chia sẻ về chuyện sẽ nghỉ sau SEA Games 32 năm 2023. Vậy kế hoạch sau giải nghệ của chị là gì?

Ước mơ của tôi là giải nghệ nhưng không ngừng theo đuổi đam mê. Tôi muốn mở một lớp phong trào để lo cho gia đình bằng sự nội tiếng mà tôi đang có. Tôi có thể vừa nuôi dưỡng đam mê, vừa lo cho gia đình của mình.

Hiện tại, tôi đang phụ trách bộ môn Taekwondo của Quận 4. Hiện tại, lớp mới mở 3 tuần nhưng đã có 70 học viên đăng ký. Đây là điều thành công đối với tôi. Trong tương lai, tôi muốn mở thêm nhiều lớp hơn nữa. Ngoài ra, tôi cũng muốn tăng chiều cao, tăng sức khỏe của bản thân trong thời điểm dịch bệnh này. Tôi muốn vừa nuôi dưỡng đam mê, vừa thi đấu và lo được cho gia đình.

Hiện tại tôi có một em gái làm công việc quản lý giúp tôi. Em ấy giúp tôi ‘book’ show quảng cáo, hoặc lo lắng việc tập luyện, cách biểu diễn và hiện hỗ trợ tôi các lớp phong trào. Tôi nghĩ mình sẽ cố gắng duy trì công việc cho cả tôi và em ấy.

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Theo suy nghĩ của mọi người, võ thuật phải thi đấu đối kháng. Trong khi đó, Quyền Taekwondo chỉ là một môn võ biểu diễn thôi. Các vận động viên chỉ cần ‘múa’ đúng bài chứ không phải đấu võ hay đấu kỹ thuật. Chị có thể chia sẻ nhận định của mình về quan điểm này?

Thực tế trong môn Taekwondo, khi chúng ta thi lên đai hay thi lên cấp đều phải thi biểu diễn cả. Tôi cho rằng các vận động viên biểu diễn có lợi thế hơn trong chuyện này. Ngày xưa, tôi là vận động viên đối kháng, do thể hình không tốt (chiều dài chân, sức mạnh đôi chân, chiều cao…) nên chuyển sang bộ môn biểu diễn. Đó là điều bắt buộc mà tôi phải làm.

Thực tế, một vận động viên biểu diễn vẫn phải tập võ tự vệ. Nếu mọi người nói dễ thì có thể vào tập thử. Những bài tập rất khó khăn và tạo cảm giác đau đớn. Một vận động viên điền kinh sẽ phải chiến thắng số giây của họ trên sân đấu. Những vận động viên quyền biểu diễn như chúng tôi phải thực hiện rất nhiều động tác khó, gây nguy hiểm và tạo cảm giác sợ hãi. Để vượt qua cảm giác đó và thi đấu tiếp là điều không dễ dàng.

Đối với tôi, tất cả các môn thể thao đều có độ khó như nhau, chúng ta không nên so sánh. Mọi người đều có cách luyện tập nội dung mà họ lựa chọn.

Chị từng vô địch thế giới, châu Á và SEA Games. Nhưng Quyền Taekwondo chưa xuất hiện ở Olympic và mới chỉ tham dự một lần ở ASIAD. Chị có cảm thấy bất công cho những nỗ lực của mình? Khi chứng kiến những vận động viên Taekwondo đối kháng như Trần Hiếu Ngân, Trương Thị Kim Tuyền tham dự giải đấu này, chị có nghĩ rằng mình cần phải ở đó hay không? 

 Mọi vận động viên đều muốn tham dự Olympic và bản thân tôi cũng vậy. Tôi nghĩ, trong tương lai gần quyền Taekwondo sẽ được đưa vào giải đấu này giống như nội dung Kata của Karate. Khi đó, tôi sẽ phải đầu tư và luyện tập nhiều hơn nữa nếu còn thi đấu. Một ngày không xa, quyền Taekwondo sẽ được đưa vào Olympic.

Tôi rất tự hào về cô Trần Hiếu Ngân khi từng giành HCB Olympic. Tuyền thì là em của Vân thôi. Nhưng khi tham dự giải đấu thì Tuyền gặp vận động viên rất mạnh, hạt giống của Thái Lan. Nếu không, tôi nghĩ Tuyền sẽ có huy chương đồng. 

Tôi cũng hi vọng được tham dự Olympic, dù không phải đối kháng như Tuyền. Tôi vẫn tự hào được bước lên sân thi đấu và mang niềm hi vọng của Việt Nam. Chỉ cần được thi đấu ở Olympic tôi là đã rất tự hào rồi. Tất nhiên, khi đã ở trên sân thì tôi sẽ phải nỗ lực để thi đấu hết mình. (2 đoạn này ở câu 2 đảo lên trên).

Lần đầu tiên khi tham dự ASIAD, đội tuyển Việt Nam đã có 6 tháng tập huấn ở Hàn Quốc. Lúc đó, tôi nghĩ như vậy là nhiều rồi. Nhưng các bạn Thái Lan và Indonesia đã tập ở đó hơn 1 năm, gần 2 năm. Rõ ràng họ có sự đầu tư thời gian lên tới 4 năm cho đấu trường này.
May mắn, đội vẫn luôn duy trì thời gian tập luyện, không nghỉ dù là các dịp nghỉ Tết, Noel, Valentine, 8/3… Đó là một cách để cả đội luôn giữ phong độ. 

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Taekwondo Việt Nam có tiếng nói trên đấu trường thế giới. Vậy theo Vân, có phải người Việt Nam có lợi thế về bộ môn này hay không?

Ở đấu trường thế giới thì các vận động viên nước khác có lợi thế hơn mình. Nhưng đó là lợi thế về thể hình thôi. Nhưng nói về sự dẻo dai và kiên trì thì chúng ta mạnh hơn. Khi đội tuyển Việt Nam bước ra sân thì các đối thủ đều rất ngại đội Việt Nam.

Được biết, hiện nay chị đang là trụ cột của gia đình. Từ khi nào chị đã trở thành nguồn thu nhập chính cho cả bố, mẹ và 2 người em gái?

Năm 2009, tôi giành huy chương bạc thế giới. Lúc đó, bố mẹ tôi buôn hải sản bị giật nợ (quỵt nợ). Tôi chỉ vô tình biết được chuyện này thôi chứ bố mẹ không nói. Căn nhà lúc đó đã cầm cố rồi. 

Khi mà tôi giành 2 huy chương vàng năm 2010 (trong đó có tấm HCV thế giới – PV), tôi nhận được 150 triệu tiền thưởng. Con số này lúc đó là nhiều lắm, tôi chưa bao giờ nghĩ lại nhiều như vậy. Nhờ số tiền đó mà tôi không bị mất nhà. Quãng thời gian đó rất là khó khăn với bố mẹ. 

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Khi gia đình nhận được số tiền thưởng đó, tiền mang về trả nợ cho mẹ, cho bố. Bố mẹ tôi như được trút đi gánh nặng vậy, cảm giác không còn phải lo toan cho gia đình nữa. Sau này, vẫn chỉ là bố mẹ làm thôi, tôi cũng không phải là trụ cột gì. Nhưng đúng lúc đó, số tiền này đã cứu sống cả gia đình. Tôi cảm thấy đó là điều rất ý nghĩa và từ đó, tôi không bao giờ ngừng tập luyện để tiếp tục thi đấu và nhận được tiền thưởng. Đó là những gì giúp cho gia đình của Vân.

Sau đó, mẹ của tôi bị bệnh, không nhận thức được và tự đi ra ngoài (bỏ nhà - PV). Lúc đó, tôi nói rằng: “Mẹ ở nhà đi, không làm gì nữa hết. Con sẽ lo cho mẹ và nuôi mẹ”. Từ lúc đó, tôi cảm thấy mình cần phải làm việc nhiều hơn và đi học. Tôi hi vọng sau này khi mà tôi không còn tập luyện và thi đấu được nữa, tôi có thể mở lớp huấn luyện thêm để tự kiếm tiền. 

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Hiện tại, mẹ tôi ở nhà nấu cơm, lo việc gia đình. Tôi tập luyện mệt mỏi thì mẹ cũng giặt đồ, làm nước uống. Mẹ tôi lo hết nhưng tôi nhất quyết không cho mẹ đi làm. Tôi cũng nhận được tiền từ chuyên môn và quảng cáo từ sự nổi tiếng của mình. Đó là một nguồn thu nhập tốt cho tôi.

Trong gia đình, ai là người đã đưa Vân tới với Taekwondo?

Đó là bố, và nhà ngoại (nhà mẹ - PV) đã có người học võ rồi. Do đó, mẹ có nói là sẽ đi học võ và bố là người đưa đi. Lúc đầu, tôi học Vovinam, nhưng sau đó chuyển sang Taekwondo. Khi sang môn này thì tôi cảm thấy vui hơn, phù hợp hơn. Hồi còn bé, tôi cứ tập luyện suốt thôi. Từ đó tới nay là 24, 25 năm và là niềm đam mê lớn nhất.  

Mẹ từng nói rằng: “Nếu mệt quá thì con có thể nghỉ”. Nhưng tôi nghĩ: “Dù học lớp 12 bận rộn nhưng nếu nghỉ Taekwondo thì con sẽ làm gì bây giờ?”. Mẹ tôi nói chỉ mang tính chất khuyên răn thôi, không ép buộc. Tôi đáp: “Con biết rồi” thì đúng lúc đó được gọi vào đội tuyển quốc gia và cuộc đời vận động viên đỉnh cao bắt đầu từ đó.

Bố, mẹ và 2 em là gia đình lớn của Vân. Vậy chị đã nghĩ tới chuyện lập gia đình nhỏ hay chưa?

Tôi đã tính tới chuyện này và đã tìm hiểu rồi. Tôi hi vọng rằng mình sẽ có một gia đình nhỏ. Tôi đang hẹn hò nhưng hiện tại sẽ tập trung thi đấu và hoàn thành mục tiêu mà mình đã đặt ra tới năm 2023.

Chị có thể chia sẻ về 2 người em của mình được không?

Người em mà thân với Vân hơn là bé Giàu, hiện đang là quản lý của Vân. Hai chị em không nói chuyện tình cảm đâu, thậm chí còn mày tao nữa. Nhưng Giàu đã lo cho Vân rất nhiều thứ, từ giấy tờ, hồ sơ tới bộ đồ võ Vân đang mặc. Giàu cũng là thư ký của Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, cũng buôn bán quần áo võ và quản lý các lớp phong trào.

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Bé thứ hai là bé Sang. Em ấy được đầu tư nhiều hơn và hiện là một vận động viên Taekwondo và thuộc đội tuyển TP.HCM. Sang có tham dự giải vô địch Đông Nam Á và vô địch thế giới sắp tới. Vân hi vọng Sang sẽ là vận động viên kế thừa của Vân trong tương lai.

Bé Sang có được năng khiếu như vậy là do chị trực tiếp huấn luyện hay là do di truyền?

Có thể nói là em ấy có năng khiếu, nhưng phải có những hướng đi rành mạch. Tôi cũng hướng em đi tới việc tập luyện liên tục, không được đi chơi với các bạn thường xuyên. Tôi có nói rằng Sang phải hiểu rõ điều mình đang làm nhưng cũng không ép em ấy quyết định. Sang có thể làm theo sở thích của em ấy như make up. Còn lại, Vân hướng em theo con đường như vậy.

Vân thường xuyên điều chỉnh kỹ thuật cho Sang. Các huấn luyện viên có đưa ra yêu cầu kỹ thuật cho Sang thì nếu như mình đã tập trước hoặc hiểu rồi thì sẽ chỉnh sửa cho em ấy.

Vân có thể chia sẻ câu chuyện thu nhập của mình từ hai nguồn chính là chuyên môn và xã hội hóa? 

Thu nhập từ xã hội hóa vượt chuyên môn nhiều. Mỗi lần tham dự một sự kiện nào đó có thể bằng cả tháng lương của mình. Có nhiều người vẫn nói là tôi đi huấn luyện sẽ kiếm được tiền bằng cả năm làm chuyên môn vận động viên. 

Nhưng niềm đam mê của mình được phơi bày trên sân tập. Các vận động viên cũng được cấp visa khá dễ dàng đi các nước khác, như Colombia chẳng hạn. Ai nói là vận động viên không sướng đâu. Tôi rất vui khi làm một vận động viên.

Tôi may mắn khi được mọi người công nhận. Nhờ có sự may mắn đó mà tôi có thể lan tỏa sự tích cực của bản thân, của một vận động viên luôn nỗ lực và không ngừng tập luyện. 
Tôi thường xuyên phải tự bỏ tiền túi ra khi đi thi đấu. Có thời điểm, tôi chỉ được trả tiền vé máy bay, còn ăn, ở, tập huấn là tự lo. Tôi chấp nhận cái đó vì đam mê trong mình. Khi về nếu có thành tích thì được thưởng, đó sẽ là điều bù lại cho số tiền đã chi ra, đôi khi cũng kiếm được nhiều hơn. Quan trọng nhất là mình sống với đam mê của mình.

Châu Tuyết Vân: Taekwondo đã cứu sống gia đình tôi

Các VĐV chuyên nghiệp đỉnh cao ở Việt Nam thường rất bận rộn và ít bạn vì thường xuyên phải thi đấu xa nhà. Điều này có đúng với chị không? Vân có cảm thấy sợ hay tiếc nuối khi đánh mất các mối quan hệ xã hội với bạn bè không?

Đúng. Tôi cũng muốn mở lòng mình. Tôi cũng muốn đi chơi với bạn nhưng không có nhiều thời gian. Mọi người thương tôi lắm, nhiều lúc vẫn gọi điện thoại để hỏi tôi ở đâu, có góp mặt trong các buổi tiệc hay không. Nhưng thực sự tập về rất mệt, lúc đó về nhà chỉ muốn ngủ hoặc làm việc qua mail thôi. Thời còn đi học còn phải ôn thi nữa, thi TOEIC rất khó. Tôi rất mệt mỏi và không có thời gian cho bạn bè. Tôi có khoảng 2, 3 người bạn là thân nhất.

Điều gì khiến những tình bạn này còn tồn tài dù trải qua rất nhiều khó khăn như vậy?

Trong lúc mà tôi khó khăn nhất, trắc trở nhất, họ là những người bảo vệ tôi chứ không bỏ đi. Ví dụ như có những sự hiểu lầm, họ vẫn là người bảo vệ và muốn chơi tôi bất chấp điều tiếng. Những người bạn của tôi từng nói: “Chị luôn đúng, em tin chị”. Lúc đó, tôi nghĩ rằng mình đã chọn được một người bạn thân, không gió chiều nào theo chiều đó và chơi rất thật lòng với mình. Đó là sự tin tưởng.

Chị có thể chia sẻ về sở thích của bản thân?

Tôi thích nấu ăn lắm. Bình thường tôi cũng khá lười vì ở nhà có mẹ lo hết. Nhưng khi đi tập huấn, đi thi đấu 6 tháng nếu mà không biết nấu ăn sẽ bị đói. Do đó, tôi phải biết tiết kiệm chi tiêu và đủ dinh dưỡng cho cả tôi và các bạn, các em. Tôi phải đảm bảo rằng sau khi đi tập về phải vào chợ và nấu ăn vì có trách nhiệm với tất cả mọi người trong đội.

Xin cảm ơn chị về cuộc trao đổi.

 

Hữu Vượng - Ảnh: Nhân vật cung cấp - FBNV
Quang Anh

17.04.2022

Lịch thi đấu, sự kiện năm 2022 của Liên đoàn Taekwondo Thế giới có liệt kê SEA Games 31 nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Liên đoàn.

Võ thuật

Các cơ quan chức năng đang gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất địa điểm tổ chức môn Taekwondo tại SEA Games 31. Dự kiến, mọi công tác chuẩn bị sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 3.

SEA Games

Theo quy định của Liên đoàn Taekwondo thế giới, các giải đấu quan trọng như giải vô địch Taekwondo Đông Nam Á 2022 phải có đội ngũ trọng tài, HLV đủ tiêu chuẩn.

Võ thuật

ĐT Taekwondo Việt Nam thị uy sức mạnh trước thềm SEA Games 31 khi thâu tóm hầu hết tấm HCV ở giải vô địch Đông Nam Á 2022.

Võ thuật
Nhận định, soi kèo Sichuan Jiuniu vs Qingdao Zhongneng, 18:00 ngày 26/04/2024 Trung Quốc 2024

Nhận định, soi kèo Sichuan Jiuniu vs Qingdao Zhongneng, 18:00 ngày 26/04/2024 Trung Quốc 2024

Nhận định bóng đá trận Sichuan Jiuniu vs Qingdao Zhongneng diễn ra vào lúc 18:00 ngày 26/04/2024 trong khuôn khổ 8 Trung Quốc 2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Adelaide United, 16:45 ngày 26/04/2024 VĐQG Úc 2023-2024

Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Adelaide United, 16:45 ngày 26/04/2024 VĐQG Úc 2023-2024

Nhận định bóng đá trận Brisbane Roar vs Adelaide United diễn ra vào lúc 16:45 ngày 26/04/2024 trong khuôn khổ 26 VĐQG Úc 2023-2024 . iThethao phân tích thông tin lực lượng, dự đoán tỷ số, soi kèo nhà cái, đội hình dự kiến chuẩn xác nhất.

Đội trưởng U23 Malaysia bị chỉ trích 'không đủ tư cách mang băng thủ quân'

Đội trưởng U23 Malaysia bị chỉ trích 'không đủ tư cách mang băng thủ quân'

Các thành viên U23 Malaysia đang hứng chịu những đợt công kích khổng lồ từ dư luận sau khi trở về tay trắng từ VCK U23 châu Á 2024.

FIFA chính thức phê duyệt, Cúp Quốc gia 2023/24 được phép áp dụng VAR từ vòng tứ kết

FIFA chính thức phê duyệt, Cúp Quốc gia 2023/24 được phép áp dụng VAR từ vòng tứ kết

Sẽ có 2/4 trận đấu tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2023/24 có sự xuất hiện của VAR. Đây cũng là lần đầu tiên, công nghệ triệu đô này xuất hiện tại đấu trường Cúp Quốc gia.

Quan Văn Chuẩn: 'U23 Việt Nam sẽ hạn chế những bài đánh biên của U23 Iraq'

Quan Văn Chuẩn: 'U23 Việt Nam sẽ hạn chế những bài đánh biên của U23 Iraq'

Thủ môn Quan Văn Chuẩn đánh giá cao những phương án tấn công của U23 Iraq, tuy nhiên anh và đồng đội cũng quyết tâm hạn chế điểm mạnh của đối thủ.

Jose Aldo xác nhận trở lại UFC

Jose Aldo xác nhận trở lại UFC

Đích thân cựu vô địch UFC Jose Aldo đã chính thức xác nhận thông tin anh trở lại thi đấu, bằng việc chạm trán Jonathan Martinez tại sự kiện UFC 301.

UFC: Jon Jones trở lại tập luyện, chuẩn bị đấu Tom Aspinall?

UFC: Jon Jones trở lại tập luyện, chuẩn bị đấu Tom Aspinall?

Chia sẻ trên trang cá nhân, đương kim vô địch UFC hạng cân Heavyweight Jon Jones cho thấy anh đã trở lại tập luyện. Nhưng khả năng Jones sớm thi đấu trong thời gian tới vẫn để ngỏ.

Đội trưởng U23 Hàn Quốc khen ngợi Indonesia: ‘Đây là đội bóng ở đẳng cấp cao’

Đội trưởng U23 Hàn Quốc khen ngợi Indonesia: ‘Đây là đội bóng ở đẳng cấp cao’

Đội trưởng ĐT U23 Hàn Quốc Byeon Jun Soo đánh giá cao ĐT U23 Indonesia trước thềm trận tứ kết châu Á 2024.

ONE Championship: Joshua Pacio gặp chấn thương dây chằng, hoãn tái đấu Jarred Brooks

ONE Championship: Joshua Pacio gặp chấn thương dây chằng, hoãn tái đấu Jarred Brooks

Màn tái đấu giữa Joshua Pacio và Jarred Brooks tại ONE Championship nhiều khả năng sẽ phải hoãn lại đến năm 2025, trong bối cảnh võ sĩ Philippines phải nghỉ thi đấu dài hạn vì gặp chấn thương dây chằng.

HLV Hoàng Anh Tuấn 'nắn gân' Iraq, tự tin lặp lại chiến tích như U23 Thái Lan

HLV Hoàng Anh Tuấn 'nắn gân' Iraq, tự tin lặp lại chiến tích như U23 Thái Lan

Trước câu hỏi của phóng viên Iraq, HLV Hoàng Anh Tuấn đã thẳng thắn khẳng định U23 Việt Nam đủ sức để hạ U23 Iraq, giống như cách mà U23 Thái Lan từng làm ở vòng bảng.

Link xem trực tiếp tennis Madrid Open 2024 hôm nay mới nhất

Link xem trực tiếp tennis Madrid Open 2024 hôm nay mới nhất

Link xem trực tiếp tennis Madrid Open 2024 hôm nay. IThethao.vn cập nhật link trực tuyến giải quần vợt Masters 1000 - Madrid Masters 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.

U23 Hàn Quốc tập đá penalty trước trận gặp Indonesia

U23 Hàn Quốc tập đá penalty trước trận gặp Indonesia

ĐT U23 Hàn Quốc tính tới những phương án trận đấu gặp Indonesia ở tứ kết U23 châu Á 2024.

Giải mã Bayer Leverkusen và thứ bóng đá điên rồ phút bù giờ: Quên 'Fergie Time' đi, giờ là thời của 'Alonso Time'

Giải mã Bayer Leverkusen và thứ bóng đá điên rồ phút bù giờ: Quên 'Fergie Time' đi, giờ là thời của 'Alonso Time'

Đồng hồ điểm phút 90+7, Stanisic bật cao hơn tất cả, rồi lắc đầu điệu nghệ, mang về bàn gỡ hoà quý giá cho Leverkusen. Đó là khoảnh khắc khiến cầu trường Signal Iduna Park phải câm lặng, còn Leverkusen thêm lần nữa thoát thua thần kỳ bởi những bàn thắng phút cuối cùng.

Arsenal làm tất cả để thoát kiếp 'Chuông kỳ bu': Pháo Thủ đã bản lĩnh hơn, nhưng có đủ để mơ vô địch?

Arsenal làm tất cả để thoát kiếp 'Chuông kỳ bu': Pháo Thủ đã bản lĩnh hơn, nhưng có đủ để mơ vô địch?

Chiến thắng 5-0 trước Chelsea đã đưa Arsenal trở lại đường đua vô địch Premier League. Liệu thầy trò HLV Mikel Arteta có thể giữ vững tinh thần để đua song mã cùng Man City?

HLV U23 Thái Lan mất việc sau thất bại tại VCK châu Á 2024

HLV U23 Thái Lan mất việc sau thất bại tại VCK châu Á 2024

HLV Issara Sritaro chia tay U23 Thái Lan sau khi dừng bước ở vòng bảng giải châu Á 2024.

ĐTDV mùa Xuân 2024: GG Live tiếp đà thăng hoa, hủy diệt TDT Esports

ĐTDV mùa Xuân 2024: GG Live tiếp đà thăng hoa, hủy diệt TDT Esports

Kết quả Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2024 - Tiếp tục thể hiện phong độ cao, GG Live không gặp mấy khó khăn trước TDT Esports và có được chiến thắng trọn vẹn 3-0.

Hành trình cảm xúc của Onana: Từ ‘báo thủ’ đáng ghét đến kẻ ‘gánh team’

Hành trình cảm xúc của Onana: Từ ‘báo thủ’ đáng ghét đến kẻ ‘gánh team’

Chắc hẳn các CĐV Manchester United vẫn còn nhớ. À không, phải nói là rất muốn quên nhưng không thể quên được tình huống này chứ. Một cú sút ngoài vòng cấm cũng chưa phải khó khăn gì của Leroy Sane. Bóng đi không hiểm nhưng ô kìa, nó lại nằm gọn trong lưới của Quỷ Đỏ.

Siêu phẩm của Văn Tùng, Văn Khang lọt top bàn thắng đẹp nhất vòng bảng U23 châu Á 2024

Siêu phẩm của Văn Tùng, Văn Khang lọt top bàn thắng đẹp nhất vòng bảng U23 châu Á 2024

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) chọn 2 bàn thắng của U23 Việt Nam vào nhóm những pha lập công đẹp nhất vòng bảng U23 châu Á 2024.

Vì sao MU liên tục thua phút bù gi: Đã rõ hung thủ khiến Quỷ Đỏ đánh mất bản sắc 'Fergie Time'

Vì sao MU liên tục thua phút bù gi: Đã rõ hung thủ khiến Quỷ Đỏ đánh mất bản sắc 'Fergie Time'

Phút bù giờ thứ 3 của hiệp hai, Wan Bissaka để bóng chạm tay trong vòng cấm, và Wright thực hiện thành công quả phạt đền để cân bằng tỉ số 3-3. Mọi thứ diễn ra thật chóng vánh, khiến các Manucians và cả CĐV Coventry còn chưa kịp định thần điều gì vừa xảy ra. Để rồi sau một nhịp định hình cảm xúc, người hâm mộ MU như rơi xuống đáy tuyệt vọng; khi chứng kiến đội bóng con cưng không thể giải quyết trận đấu trong 90 phút.

ONE Championship tiếp tục chiêu mộ một nhà vô địch Kickboxing K-1

ONE Championship tiếp tục chiêu mộ một nhà vô địch Kickboxing K-1

Sau Takeru Segawa và Wei Rui, một ngôi sao Kickboxing K-1 khác của Nhật Bản là Masaaki Noiri đã chính thức đầu quân cho ONE Championship. Anh sẽ sớm có trận ra mắt trong thời gian tới.