Duân 'Dị': 'Hội làng khắc nghiệt nhưng đem tới những điều đặc biệt cho VĐV'
Là một trong những tay đập nổi tiếng ở các giải hội làng, cùng nghe những chia sẻ của chàng trai Duân 'Dị' xứ Thanh về sự nghiệp và các giải đấu đặc biệt của mình.
Chào bạn, mùa hội làng năm nay của bạn có bận rộn như mọi năm không ạ?
Duân "Dị": Năm nay là năm các giải hội làng mở lại sau dịch COVID-19 nên lịch đấu cũng ít hơn so với trước khi có dịch. Chính vì thế, mình không tham gia nhiều giải nhưng công việc xung quanh các giải lại bận hơn.
Vừa đảm nhận công việc dạy học ở Học viện Phụ nữ VN, bạn sắp xếp thời gian thế nào cho các giải hội làng?
Duân "Dị": Hiện tại mình đang công tác tại Học viện Phụ nữ Việt Nam. Với mình, quan trọng nhất vẫn là hoàn thành tốt công việc ở cơ quan. Hôm nào rảnh và bố trí được công việc ở cơ quan mình mới đi hội làng.
Bạn có thể chia sẻ một chút về biệt danh Duân "Dị" của mình được không?
Duân "Dị": Với biệt danh Duân "Dị" của mình là do khán giả, những người theo dõi các giải hội làng và các giải đấu mà mình tham gia đặt cho. Mọi người có chia sẻ là do cánh tay của mình khi đánh bóng có phần dị và rất khó đoán hướng để bắm chắn nên đã đặt cho mình biệt danh như vậy.
Con đường đến với bóng chuyền của bạn như thế nào?
Duân "Dị": Con đường đến với bóng chuyền của mình thì cũng không phải xuất phát từ tình yêu bóng chuyền mà mình chỉ yêu thể thao. Lúc thi vào trường Thể dục Thể thao Từ Sơn, mình không biết chơi bóng chuyền. Khi đó, mọi người tư vấn có chiều cao tốt thì nên thi bóng chuyền nên mình đã đăng ký luôn.
Sau khi vào trường mình mới làm quen và tập chơi bóng. Thời gian đầu để tập bóng với mình cũng rất khó khăn vì mình không biết chơi nên để theo kịp các bạn trong lớp thì bản thân cũng phải nỗ lực rất nhiều. Thời điểm đó, mình chỉ an ủi bản thân dù không biết gì về bóng chuyền nhưng đã chọn nó thì phải cố gắng học yêu lấy nó, vì nó mà cố gắng, vì nó mà hy sinh, phải thật cố gắng để tập luyện mà thôi.
Bạn bắt đầu tham gia giải hội làng đầu tiên khi nào và giải đấu nào khiến bạn nhớ nhất?
Duân "Dị": Mình bắt đầu tham gia hội làng vào năm 2010 khi vào trường Đại học được nửa năm. Thi đấu nhiều giải nhưng có hai giải mà mình nhớ và ấn tượng nhất. Đầu tiên là hội làng Ninh Hiệp 2016 khi đội mình đã vượt qua rất nhiều đội mạnh trong nước để lên ngôi vô địch và giải thứ hai là hội làng Nguyên Khê 2015 khi để thua sát nút trước Sanest Khánh Hòa trong trận chung kết.
Tham gia rất nhiều giải hội làng, bạn thấy những giải đấu này có gì đặc biệt hay không?
Duân "Dị": Hội làng là một bản sắc văn hóa tuyệt vời của bóng chuyền Việt Nam, nơi thắm đượm tình cảm và là nơi các VĐV được sống, được trân trọng đúng với giá trị cũng như năng lực của mình, cá nhân mình nghĩ như vậy. Được thi đấu ở hội làng với tình yêu, sự công tâm của khán giả luôn khiến các VĐV thi đấu và cống hiến hết mình, sống trọn với đam mê trái bóng.
Có khi nào bạn nghĩ mình sẽ tham gia vào các giải đấu chuyên nghiệp?
Duân "Dị": Nếu cách đây chục năm trước thì mình có và rất khao khát nhưng ở đội tuổi hiện tại mình đã có công việc, tuổi cũng đã qua giai đoạn đỉnh cao nên mình không còn khao khát như trước.
Từng chinh chiến rất nhiều giải đấu, những người đồng đội nào bạn muốn được kết hợp nhất?
Duân "Dị": Đồng đội mà mình muốn kết hợp nhất chắc chắn là những người anh em trong đội tuyển trường Thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh) thời điểm từ 2013-2028 vì anh em thi đấu với nhau rất lâu, có những trận đấu hay tình huống không cần nói cũng đã hiểu mình cần làm gì, đó là sự ăn ý khó có thể giải thích.
Theo bạn, để có thể tham gia nhiều và có kết quả tốt ở các giải hội làng thì cần có những điều gì?
Duân "Dị": Hội làng là môi trường khắc nghiệt mà các VĐV phải thi đấu rất nhiều trận, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống cũng không theo giờ. Thi đấu trong không gian hẹp nên để có được kết quả tốt nhất mình nghĩ cần một đội hình đồng đều, ổn định về mọi tuyến và thích nghi được với môi trường thi đấu ngoài trời.
Nhiều người nói, với các VĐV thì hội làng là cơ hội kiếm thu nhập rất tốt bạn nghĩ điều này có đúng không?
Duân "Dị": Mình nghĩ là không, thu nhập từ hội làng rất ít và khiêm tốn so với các giải đấu có thuê các VĐV về đánh. Sự khác nghiệt của hội làng cũng khiến VĐV phải chi trả nhiều hơn cho việc bồi bổ cơ thể để phục hồi. Hội làng chỉ là môi trường để các VĐV nâng cao thương hiệu cá nhân và giúp nhiều người biết tới mình hơn thôi.
Ngoài bóng chuyền thì bạn dành thời gian thế nào cho gia đình, công việc?
Duân "Dị": Mình thường tập thể lực vào buổi sáng và tập bóng vào buổi chiều sau khi hoàn tất các công việc. Có lẽ một người nhưu mình ít có nhiều thời gian cho gia đình vì ngoài bóng chuyền mình còn công việc ở cơ quan cũng như công việc kinh doanh của bản thân với thương hiệu của mình.
Bạn có mục tiêu gì trong thời gian tới hay không?
Duân "Dị": Mục tiêu của mình thời gian tới là hoàn thành tốt công việc của cơ quan, cố gắng dành tâm huyết cùng sự uy tín để phát triển thương hiệu giày do mình làm chủ tới với cộng đồng bóng chuyền cũng như tiếp tục theo đuổi tình yêu với môn thể thao này.
Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện!
Bích Tuyền, Ngọc Thuân được vinh danh ở giải bóng chuyền cúp Hùng Vương 2023
Danh sách giải cá nhân của cúp Hùng Vương 2023 đã được công bố. Nguyễn Thị Bích Tuyền và Nguyễn Ngọc Thuân chính là hai VĐV tấn công xuất sắc nhất.
Top 5 VĐV giúp bóng chuyền nữ Việt Nam cao nhất Đông Nam Á
Điểm mặt top 5 VĐV bóng chuyền nữ cao nhất Việt Nam. Danh sách có thay đổi sau khi phụ công Bùi Thị Ngà giải nghệ.
Không gọi người thay thế Lưu Thị Huệ ở tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam
Hiện chưa rõ tình trạng chấn thương của Lưu Thị Huệ nên vẫn cần thời gian để có thể quay trở lại thi đấu.
'Khủng long bóng chuyền' Thanh Thúy về nước, chuẩn bị hội quân cho SEA Games 32
Trước mắt, Thanh Thúy cùng đồng đội sẽ tập luyện và chốt danh sách rút gọn với 14 VĐV cho các giải quốc tế thời gian tới.
Trần Thị Thanh Thúy không được tham dự giải bóng chuyền Vô địch các CLB nữ châu Á 2023?
Thông tin Trần Thị Thanh Thúy có thể không được tham dự giải bóng chuyền Vô địch các CLB nữ châu Á 2023 đang khiến người hâm mộ lo lắng.
Vì Trần Thị Thanh Thúy, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục đổi tên?
So với thông tin được đăng tải hôm qua, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam với tư cách là chủ nhà sẽ lấy tên là Sport Center 1 thay vì Dai Nam University.