Bóng chuyền trẻ Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Năm 2022, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã có những cải tiến mới về hai giải đấu quan trọng nhất trong hệ thống thi đấu nhưng tại các giải trẻ dường như vẫn chưa có sự thay đổi.
Có thể thấy năm 2022, sau Đại hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã có những bước tiến nhưng dường như vẫn chưa thể có sự thay đổi một cách toàn diện. Có thể thấy điều này thông qua điều lệ các giải đấu trẻ mà Liên đoàn mới công bố trong thời gian đầu năm 2022 vừa qua.
Cụ thể, tại các giải bóng chuyền trẻ như giải Vô địch Cúp các câu lạc bộ hay giải Vô địch U23 quốc gia… phần thưởng dành cho các đội vẫn chưa có hoặc quá nhỏ giọt so với tiềm năng mà các đội bóng mang lại. Vì nhiều lý do khác nhau tới từ nhà tài trợ hoặc việc thu hút truyền thông quảng cáo khiến cho sức hút đối với các giải đấu tiềm năng này vẫn chưa tạo được là bao so với tiềm lực sẵn có của nó.
Tại các quốc gia có nền bóng chuyền phát triển, bản thân các giải đấu trẻ tạo được rất nhiều dấu ấn bởi thông qua sân chơi này, việc phát hiện và bổ sung tài năng cho bóng chuyền nước nhà mới được đẩy mạnh. Đây có thể coi là sân chơi chính dành cho lứa tuổi U của các đội bóng trong việc tìm kiếm và khẳng định công tác đào tạo trẻ.
Còn nhớ năm 2020, giải Vô địch bóng chuyền U23 quốc gia được tổ chức lần đầu tiên tại Đăk Nông thời gian đầu rất ít đội bóng đăng ký tham dự. Tuy nhiên sau đó, với những thành công bước đầu, giải đã tạo được dấu ấn bên cạnh 2 giải đấu truyền thống là Vô địch trẻ toàn quốc và giải bóng chuyền trẻ Cúp các Câu lạc bộ toàn quốc (các đội đang thi đấu tại giải VĐQG buộc phải có đội trẻ tham dự).
Cũng tại giải Vô địch bóng chuyền trẻ toàn quốc năm 2020 được tổ chức tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc do không có phần thưởng cho các đội bóng giành thứ hạng cũng như các giải phụ nên ông bầu Đào Hữu Huyền (Hóa chất Đức Giang Hà Nội) đã bỏ ra 110 triệu đồng làm tiền thưởng cho các đội có thành tích cũng như các giải phụ. Đây được coi là điểm nhấn của giải đấu năm đó khi nhiều năm trước các VĐV đánh xong chỉ có Cúp, cờ và kỷ niệm chương mang về.
Năm nay, sau 1 năm gián đoạn bởi ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19, giải Vô địch bóng chuyền U23 quốc gia lần thứ 2 được trở lại tại Đăk Nông là điểm sáng. Bên cạnh đó, những giải đấu truyền thống từ nhiều năm trước, song có thể thấy việc Liên đoàn Bóng chuyền vẫn chưa có sự quan tâm đặc biệt cũng như tạo điều kiện để giải đấu trở thành một trong những sân chơi quan trọng mang tầm vóc quốc gia để tạo nguồn cho bóng chuyền nước nhà phát triển.
Nếu như trước đây, với lý do VĐV ngoại kìm hãm đào tạo trẻ và dẫn tới việc cấm ngoại binh cách đây 10 năm được ban hành. Đến năm nay, ngoại binh đã được trở lại tại 2 giải đấu hàng đầu quốc nội là giải Hạng A và giải VĐQG, như vậy càng có thêm lý do để quan tâm đặc biệt tới những giải đấu trẻ với những đặc thù của nền bóng chuyền hiện đang có xu hướng mất gốc như chúng ta hiện nay. Nhiều năm qua, gần như bóng chuyền nước nhà chỉ quanh quẩn với thế hệ đã thành danh từ hơn một thập kỷ qua mà chưa nổi lên được mọt thế hệ đủ sức cáng đáng nhiệm vụ trên tuyển như những thế hệ đi trước đã làm.
Nên chăng, trong thời gian tới những giải đấu trẻ của bóng chuyền Việt Nam nhận được sự quan tâm đặc biệt để khuyến khích đào tạo trẻ tại cấp CLB cũng như đẩy mạnh việc tìm kiếm tài năng cho bóng chuyền nước nhà để sẵn sàng bước ra biển lớn như một số nước trong khu vực đã làm nhiều năm qua.
Đội tuyển bóng chuyền nam quốc gia sẵn sàng cho mục tiêu Vàng SEA Games 31
Nếu như đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia đang khá bất ổn với tình hình dịch bệnh và thiếu hụt quân số thì đội tuyển nam gần như đã sẵn sàng cho mục tiêu Vàng tại SEA Games 31.
Thêm 2 VĐV nghi dương tính COVID-19 của tuyển bóng chuyền nữ là ai?
Thêm 2 VĐV có kết quả test nhanh nghi ngờ dương tính của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Đó là 1 chuyền hai và 1 đối chuyền.
Bảng xếp hạng bóng chuyền nữ châu Á: Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?
Trung Quốc đứng đầu bảng xếp hạng bóng chuyền nữ châu Á. Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam xếp vị trí rất thấp.
Đối thủ hàng đầu của bóng chuyền nữ Việt Nam tại SEA Games 31 gửi lời tuyên chiến
Đội tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan tại khu vực Đông Nam Á hiện vẫn là đối thủ lớn nhất của đội tuyển chúng ta trên hành trình chinh phục đính cao SEA Games 31.
Hoàng Thị Kiều Trinh là ai? Chân dung đối chuyền số 1 đội tuyển bóng chuyền nữ
Hoàng Thị Kiều Trinh là đối chuyền trẻ hàng đầu của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay khi cô liên tiếp giành được những thành công cùng bóng chuyền BTL Thông tin - FLC và đội tuyển quốc gia.
Quản Trọng Nghĩa là ai? Chân dung hotboy đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam
Tại đội tuyển bóng chuyền nam quốc gia, Quản Trọng Nghĩa được mệnh danh là chang Hotboy của đội bởi sở hữu vẻ đẹp như tài tử điện ảnh.
Trần Việt Hương là ai? Chân dung ngọc nữ đội tuyển bóng chuyền quốc gia
Cô gái xinh đẹp Trần Việt Hương là phụ công của đội bóng chuyền nữ quân đội BTL Thông tin - FLC hiện đang là thành viên đội dự tuyển quốc gia chuẩn bị cho SEA Games 31.