Trong đầu người Ý nghĩ gì?

Thứ hai, 21/06/2021 15:53 (GMT+7)

Hầu hết những người xem đội Ý chơi bóng từ đầu giải đến giờ đều có thể ít nhất một lần thắc mắc như vậy, đặc biệt là trận đấu đêm qua.

Tổ chức từ tuyến phòng ngự

Không hiểu HLV Roberto Mancini nghĩ gì, khi quyết tâm tung gần hết số cầu thủ đang đến EURO lần này vào sân chỉ sau ba trận đầu. Khi Sirigu vào sân thay cho Donnarumma ở cuối trận, HLV Roberto Mancini đã dùng 25/26 cầu thủ ông triệu tập. Ông thực hiện những thay đổi này ngay cả khi Ý đang hướng đến trận thắng thứ 11 liên tiếp, và kỷ lục 30 trận bất bại cho cá nhân HLV này. Ông dường như không quan tâm đến điều này.

Không hiểu các cầu thủ Ý nghĩ gì, khi nhất quyết cứ phải triển khai bóng từ rất sâu sau khi giành lại bóng từ đối phương, với các trung vệ sẵn sàng chơi mạo hiểm để phát triển bóng tuần tự, dù một bàn cách biệt là vẫn mong manh. Trong cả ba trận, hàng phòng ngự Ý không ít lần rơi vào tình huống phải đối mặt nguy hiểm từ những pha “chơi dao” như vậy, nhưng các hậu vệ nhất quyết không ưu tiên giải vây, mà hướng tới việc tìm ra phương án chuyền bóng “sáng nước” ở ngay thời điểm họ bị đe dọa.

Trong đầu người Ý nghĩ gì? - Ảnh 1

Hãy so sánh thái độ chơi bóng này, với một giải EURO từng được xem như nơi tôn vinh cái gọi là “nghệ thuật phòng ngự của Italy”: VCK năm 2000 tại Bỉ và Hà Lan, khi Ý giành ngôi á quân. Nhưng sự thật là gì? Ở trận bán kết, Ý đã bị áp đặt thế trận tuyệt đối, và cực kỳ may mắn mới không thua. 

Hà Lan đã sút hỏng hai quả phạt đền trong thời gian thi đấu chính thức, và ba quả ở loạt luân lưu, chưa kể bóng hai lần trúng cột dọc. Bộ đôi trung vệ Nesta – Cannavaro được khen ngợi hết lời, nhưng trong suốt 120 phút, những cầu thủ phòng ngự hàng đầu này đã phải phá bóng và phạm lỗi nhiều hơn là ngăn chặn đối phương thực sự.

Người Ý vào đến chung kết gặp Pháp và thậm chí ghi bàn trước, nhưng cách chơi lùi về phòng ngự quá sớm đã tiêu diệt họ: Cuối trận, HLV Roger Lemerre tung David Trezeguet vào sân làm tiền đạo thứ ba với nỗ lực gỡ hòa. Sylvain Wiltord cân bằng tỉ số 1-1, trước khi Trezeguet đóng nốt chiếc đinh vào cỗ quan tài trong hiệp phụ, giúp người Pháp đăng quang.

Trong đầu người Ý nghĩ gì? - Ảnh 2

Sau thất bại ấy, những gì khiến dư luận Ý tiếc rẻ chỉ đơn giản là chất vất việc “không thể kèm nổi Zidane”. HLV Dino Zoff, cựu thủ môn huyền thoại từng 112 lần khoác áo tuyển Ý, đã từ chức và để lại tuyên bố: “Tôi biết danh tiếng của mình sẽ không bị tổn hại bởi chuyện này”. Ý chưa bao giờ cảm thấy rằng cần phải tấn công, và khi thua trận, họ sẽ “hỏi tội” hàng phòng ngự, vì không thể kiềm chế được đối phương. Zoff không có lỗi.

Nhưng 20 năm sau, ông Mancini đã chứng minh rằng không cần phải là những hậu vệ có phẩm chất thượng thừa để phòng ngự một cách hiệu quả và có tổ chức. Đêm qua, trung vệ 22 tuổi Alessandro Bastoni đã ra sân từ đầu thay lão tướng Giorgio Chiellini, và anh đã không ít lần xử lý khéo léo để phá quây ngay từ trước vòng cấm Italy. Ở hai cánh, Toloi và Emerson thi đấu bình tĩnh và phát động tấn công hiệu quả không kém gì cặp Florenzi – Spinazzola.

Tái cấu trúc tư duy người Ý

Quan trọng nhất, đội Ý đã bỏ tư tưởng phòng ngự thuần túy là để giải vây. Ở giai đoạn cướp lại bóng, họ nghĩ ngay đến việc tổ chức lại đội hình, để làm bệ phóng cho một cuộc tấn công mới. Mancini đã tái định vị lại mục tiêu thi đấu của đội tuyển Ý: bóng đá của họ là một chuỗi những quyết định chủ động, và để vận hành được lối chơi này, các cầu thủ phải có sự tự tin tuyệt đối vào bản thân mình.

Việc tung 25/26 cầu thủ đã mang đến EURO này vào sân cũng nằm trong kế hoạch này. Danh sách của ông Mancini không có một ngôi sao nào hết, nhưng ai cũng đã từng được tin tưởng, vào sân và chắc chắn đã từng mắc sai lầm, nhưng không hề lùi bước. 

Trong đầu người Ý nghĩ gì? - Ảnh 5

Bên ngoài sân, khi trái bóng bay về phía Mancini từ một đường chuyền hỏng của xứ Wales trong hiệp một, ông bước lùi lại, rồi trong sự ngỡ ngàng của tất cả, dừng bóng bằng một cú đánh gót, với tất cả sự thanh lịch cùng chiếc áo Giorgio Armani và cà vạt xanh. Ngay vào lúc này, hình ảnh ấy mang tính biểu tượng: nó khớp với những gì đội Ý đang thể hiện, rằng vẫn còn nhiều điều mới mẻ và đáng xem hơn từ đây. Sau ba năm, ông Mancini đã tạo ra một tâm lý thi đấu rất khó tin: các cầu thủ Ý chơi bóng như thể họ không thèm quan tâm đến kết quả. Họ chơi như thể đang tỉ mỉ và kiên nhẫn tham gia trong cuộc tái cấu trúc tư duy bóng đá của người Ý, như thể mỗi quyết định cầm bóng thay vì phá ra biên đều có ý nghĩa nào đó: nếu có ai đó phá bóng bừa bãi, thì đội Ý không thể quay đầu lại nữa. Mỗi nỗ lực chơi bóng đều là một viên gạch được xếp lên công trình mới, mà chỉ một người lùi bước có thể khiến nó do dự, thậm chí sụp đổ.

Trong đầu người Ý nghĩ gì? - Ảnh 4

Cú đánh gót ấy, trong một bối cảnh khác, nếu các cầu thủ Ý phải gồng mình chống lại những đợt tấn công của đối phương và chỉ chăm chăm phá bóng, có thể chỉ là một biểu hiện phù phiếm. Nhưng hôm nay, khi Ý thực sự chơi bóng như những ông chủ, pha biểu diễn ngoài lề ấy là một chữ ký nho nhỏ. Sau tất cả, kiến trúc sư của cuộc tái định vị lại danh tính bóng đá của người Ý trong ba năm qua, xứng đáng được vỗ tay vì những gì đã, đang và sẽ diễn ra, ngay cả khi đội Thiên Thanh không thể giành Cúp vô địch.

Tôi gần như không bỏ trận đấu nào từ đầu Euro này và thực sự xem Italia đá quá thích. Pháp, Đức hay Bồ Đào Nha cũng không chơi được như thế này.

EURO 2024

Một câu chuyện được truyền thông “đào” lại sau khi Đức đè bẹp Bồ Đào Nha đêm qua: hậu vệ trái Robin Gosens của đội tuyển Đức từng xin đổi áo với Cristiano Ronaldo và bị từ chối thẳng thừng, ngắn gọn: “KHÔNG”.

EURO 2024

ĐT Pháp và ĐT Tây Ban Nha có chia sẻ với nhau điểm chung nào, trong muôn trùng khác biệt giữa hai màu áo vào thời điểm hiện tại? Có. Nỗi thất vọng dành cho người hâm mộ của họ. Và sự bất lực, trong phía tối của hào quang.

EURO 2024
Trọng tài, VAR và nỗi đau thấu trời của ĐT Đức tại EURO 2024

Trọng tài, VAR và nỗi đau thấu trời của ĐT Đức tại EURO 2024

Tới tận ngày hôm nay, UEFA mới lên tiếng thừa nhận sai lầm ở trận tứ kết EURO 2024 giữa ĐT Đức và Tây Ban Nha. Rồi sau lời xin lỗi ấy vẫn là cả bầu trời uất nghẹn của thầy trò Nagelsmann. Và câu hỏi về sự công bằng của VAR lại một lần nữa được dấy lên, cùng nỗi đau thấu trời của những cỗ xe tăng.

Kroos mỉa mai sau khi UEFA thừa nhận pha bóng chạm tay của Cucurella là phạm luật

Kroos mỉa mai sau khi UEFA thừa nhận pha bóng chạm tay của Cucurella là phạm luật

Toni Kroos mỉa mai quyết định của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) 3 tháng sau khi EURO 2024 kết thúc.

Bắc Ireland mất quyền đăng cai EURO 2028 vì thiếu tiền

Bắc Ireland mất quyền đăng cai EURO 2028 vì thiếu tiền

Vùng lãnh thổ Bắc Ireland sẽ không được đăng cai EURO 2028 sau khi thừa nhận kế hoạch tu bổ sân Casement Park quá đắt.

Top 5 ứng viên Quả Bóng Vàng 2024 bất ngờ thay đổi: Bộ đôi Real Madrid tụt hạng

Top 5 ứng viên Quả Bóng Vàng 2024 bất ngờ thay đổi: Bộ đôi Real Madrid tụt hạng

Sau EURO và Copa America 2024, thứ hạng các ứng viên đoạt Ballon D’or đang thay đổi liên tục. Và trong diễn biến mới nhất, một lần nữa khán giả cảm nhận được hơi nóng của trận chiến đoạt lấy danh hiệu cá nhân cao quý nhất này.

Top 5 ứng viên thay thế Southgate dẫn dắt tuyển Anh: Tam Sư quyết tâm phục hưng!

Top 5 ứng viên thay thế Southgate dẫn dắt tuyển Anh: Tam Sư quyết tâm phục hưng!

Sau EURO 2024, Gareth Southgate đã từ chức HLV trưởng ĐT Anh. Câu hỏi đặt ra lúc này: Ai là người thích hợp nhất ngồi lên chiếc ghế huấn luyện đang bỏ trống của Tam sư?

Đội hình tệ nhất EURO 2024: Tranh cãi mang tên Ronaldo

Đội hình tệ nhất EURO 2024: Tranh cãi mang tên Ronaldo

EURO 2024 đã chính thức khép lại, với chức vô địch thuộc về Tây Ban Nha. Bên cạnh những ngôi sao thể hiện xuất sắc, cũng có những cầu thủ gây thất vọng khi chưa đạt phong độ tốt. Dưới đây là đội hình tệ nhất EURO 2024.

Tây Ban Nha tái hiện thời hoàng kim: EURO 2024 và hơn thế nữa?

Tây Ban Nha tái hiện thời hoàng kim: EURO 2024 và hơn thế nữa?

"Thuyết phục" - đó là 2 từ để miêu tả chức vô địch EURO 2024 của ĐT Tây Ban Nha. Nhìn vào cách chơi của La Roja thời điểm hiện tại, các fan của đội bóng áo đỏ tin rằng thời kỳ hoàng kim đang trở lại. Giai đoạn 2008 - 2012, họ hủy diệt mọi đối thủ để trở thành nhà vô địch châu Âu 2 lần, vô địch thế giới 1 lần.

Finalissima 2025: Cuộc hội ngộ cảm xúc của Messi và 'người kế thừa' xứng đáng nhất

Finalissima 2025: Cuộc hội ngộ cảm xúc của Messi và 'người kế thừa' xứng đáng nhất

Tây Ban Nha vô địch EURO - Argentia vô địch Copa America 2024, và hai đội sẽ gặp nhau ở trận tranh Siêu cúp liên lục địa (Finalissima 2025). Ngoài màn chạm trán nảy lửa giữa 2 đại diện đẳng cấp nhất châu Âu và Nam Mỹ, màn tái ngộ đặc biệt của riêng Lionel Messi và Lamine Yamal cũng thu hút rất nhiều sự chú ý.

Đội hình tiêu biểu EURO 2024: Tây Ban Nha thống trị, Anh chỉ có 1 người

Đội hình tiêu biểu EURO 2024: Tây Ban Nha thống trị, Anh chỉ có 1 người

Cùng vào chung kết, nhưng Tây Ban Nha có đến 6 cầu thủ trong khi Anh chỉ có 1 người lọt vào đội hình tiêu biểu EURO 2024.

Tây Ban Nha có thể mất HLV trưởng sau chức vô địch EURO 2024

Tây Ban Nha có thể mất HLV trưởng sau chức vô địch EURO 2024

Luis de la Fuente được cho là muốn trở thành HLV trưởng của tuyển Mỹ ngay sau khi vô địch EURO 2024 cùng Tây Ban Nha.