Wushu, mỏ vàng của thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 có bao nhiêu bộ huy chương?
Thứ năm, 21/04/2022 20:55 (GMT+7)
Mặc dù Wushu xuất xứ từ đất nước láng giềng Trung Quốc nhưng không thể phủ nhận môn võ này đã mang về nhiều vinh quang đáng tự hào cho thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games.
Wushu là một trong những thế mạnh của Đoàn Thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games khi đóng góp nhiều huy chương vàng, bạc, đồng vào bảng thành tích giúp Đoàn Thể thao Việt Nam là một trong những đoàn dẫn đầu tại khu vực Đông Nam Á.
Wushu (Hán Việt: Võ thuật) là môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc với chương trình luyện tập, các bài quyền được tổng hợp từ các võ phái cổ truyền nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động, Vịnh Xuân Quyền, Thái cực quyền, …
Mặc dù đã có một lịch sử lâu đời tại Trung Quốc, Wushu chính thức được thế giới biết đến với tư cách một môn võ thuật hiện đại do chính phủ Trung Quốc thành lập vào những năm 1950. Wushu được giảng dạy trên các võ đường Trung Quốc cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới như một môn phái võ thuật hiện đại mang đậm tính thể thao. Wushu là một trong những môn võ tiêu biểu nhất đại diện cho tinh hoa nền võ thuật của Trung Quốc.
Wushu là một phần không thể thiếu trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Đây là bộ môn được bồi đắp, bao phủ và liên kết chặt chẽ với đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo và hàng trăm hệ thống triết học khác của Trung Quốc. Đối với nhiều người, Wushu không đơn giản là phương pháp tự vệ, rèn luyện thể chất, mà còn thể hiện đạo đức, triết lý sống được biểu hiện qua từng đường động tác của Wushu.
Năm 1987 Hiệp hội Wushu Á châu được thành lập. Năm 1990, Á vận hội lần thứ 11 được tổ chức tại Bắc Kinh, chủ nhà Trung Quốc đã giới thiệu và đưa Wushu trở thành một nội dung tranh tài tại Á vận hội kỳ này.
Cũng trong năm 1990 Hiệp hội Wushu quốc tế được thành lập. Năm 1991 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Kể từ đó, sau mỗi 2 năm, Giải vô địch Wushu quốc tế lại được tổ chức tại các quốc gia thành viên của Hiệp hội Wushu quốc tế.
Wushu chính thức trở thành một bộ môn thi đấu tại Đại hội thể thao Đông Nam Á kể từ SEA Games lần thứ 16 được tổ chức tại thủ đô Manila, Philippines từ ngày 24 tháng 11 - 3 tháng 12 năm 1991.
Tại Việt Nam, người hâm mộ đã dùng hai từ “đẹp và độc” để miêu tả về bộ môn Wushu. Wushu đã du nhập về Việt Nam từ hơn 30 năm trước, năm 1989, ông Hoàng Vĩnh Giang đã tiếp thu tài liệu giáo khoa về Wushu từ Nga gồm 7 bài ghi trong băng video và mang về phổ biến trong nước. Đến đầu năm 1990, Hoàng Vĩnh Giang thành lập ban nghiên cứu Wushu gồm một vài võ sư tâm huyết ở miền Bắc để nghiên cứu và phổ biến bộ môn này.
Với những đường nét võ thuật “đẹp và độc”, Wushu đã nhanh chóng được khán giả yêu mến cả nước đón nhận và tập luyện. Từ 1993 đến nay, những thế hệ vàng các tuyển thủ Wushu Việt Nam liên tục đạt huy chương tại các kỳ thi đấu quốc tế phải kể đến như: Nguyễn Thúy Hiền, Đàm Thanh Xuân, Diệp Bảo Minh, Nguyễn Anh Minh, Tống Hoàng Lân, Đào Việt Lập …
Tại các kỳ SEA Games gần đây, các VĐV Việt Nam đã để lại những dấu ấn rõ nét đối với bạn bè quốc tế. Từ SEA Games 27 với 5 HCV, 3 HCB và 4 HCĐ, SEA Games 28 với 4 HCV, 4 HCB và 3 HCĐ, SEA Games 29 với 3 HCV, 4 HCB và 4 HCĐ đến SEA Games 30 với 3 HCV, 2 HCB và 7 HCĐ, các VĐV Wushu đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà đoàn Thể thao Việt Nam đặt ra tại các kỳ SEA Games vừa qua.
Đóng góp vào thành tích đáng tự hào của Wushu Việt Nam những kỳ SEA Games gần đây phải kể đến những gương mặt như “cô gái vàng” Dương Thúy Vi, Hoàng Thị Phương Giang, Trần Xuân Hiệp, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Thị Trang, Bùi Trường Giang, …
Tại SEA Games 31 được tổ chức ở Việt Nam tháng 5 này, bộ môn Wushu sẽ thi đấu trong 3 ngày từ 13/05 đến 15/05/2022 với 21 nội dung thi đấu gồm 11 nội dung cho nam (Trường quyền, Nam quyền, Nam đao, Nam côn, Thái cực quyền, Thái cực kiếm, Đao thuật + Côn thuật, 56kg, 60kg, 65kg, 70kg) và 10 nội dung cho nữ (Trường quyền, Kiếm thuật, Thương thuật, Thái Cực quyền, Thái Cực kiếm, Đao thuật + Côn thuật, 48kg, 52kg, 56kg, 60kg). Toàn bộ các nội dung được thi đấu tại Nhà thi đấu Cầu Giấy, Hà Nội.
Để chuẩn bị cho SEA Games 31 sắp tới, rất có thể những cái tên quen thuộc như: Dương Thúy Vi, Hoàng Thị Phương Giang, Trần Xuân Hiệp, Phạm Quốc Khánh,… sẽ tiếp tục được triệu tập để tập huấn. Và khán giả hâm mộ cả nước sẽ đặt tất cả niềm tin vào họ để có được những tấm HCV đầy danh giá.
Là một trong những môn thể thao có nhiều đóng góp tại đấu trường SEA Games, Taekwondo chưa hề vắng mặt trong tất cả các kỳ SEA Games từ năm 1987.
Võ thuật[Chính Thức] Linh vật SEA Games 31 mang ý nghĩa gì? Biểu tượng của SEA Games 2022 tượng chưng cho hoà bình, ý chí vươn lên và khát vọng chiến thắng.
SEA GamesSEA Games 31 có tất cả 40 môn thi đấu. Cùng tìm hiểu thêm về danh sách các môn thi đấu tại Đại hội thể thao Đông Nam Á 2022 sắp tới diễn ra như thế nào
SEA Games