SEA GAMES 32nd

ĐẠI HỘI THỂ THAO ĐÔNG NAM Á 2023

Lược sử bộ môn Pencak Silat SEA Games 31

Thứ bảy, 12/02/2022 12:00 (GMT+7)

Lược sử về bộ môn võ thuật hấp dẫn Pencak Silat, đây là một trong những bộ môn võ thuật không thể thiếu góp phần tạo nên sức nóng cho Đại hội thể thao Đông Nam Á.

Pencak Silat là môn võ có nguồn gốc từ quần đảo Nam Dương, Indonesia. Tại đây, người dân tôn thờ thần linh và yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên để chống lại các đế chế bên ngoài để mắt dòm ngó, họ đã phát triển một hệ thống các động tác võ thuật từ những loài động vật và đặt tên là Pencak Silat.

Trong đó, Pencak có nghĩa là “hệ thống tự vệ” còn Silat là “đỡ gạt, phòng thủ, chiến đấu”. Môn võ này được người dân và binh lính xây dựng dựa trên các tư thế săn mồi của các loài động vật, bao gồm các loài chính là hổ, đại bàng, khỉ, dơi, rắn, mèo.

Dựa trên những thành tố phức tạp đó, Pencak Silat cũng được chia thành nhiều hệ phái khác nhau. Nổi tiếng nhất trong số đó có thể kể đến là hai hệ Tapaksuci và Panglipur. Đây là hai hệ phái đã góp phần không nhỏ đưa bộ môn võ thuật Pencak Silat vươn ra biển lớn.

Lược sử bộ môn Pencak Silat SEA Games 31 - Ảnh 3
Pencak Silat được xây dựng trên tư thế chiến đấu của các loài động vật (Ảnh Facebook)

Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, Pencak Silat dần dần vang danh ra khắp vùng Đông Nam Á. Các nước lân cận của Indonesia như Malaysia, Myanmar, Philippines bắt đầu có ánh nhìn tò mò hơn về môn võ này. Họ lân la tìm hiểu và tập luyện, sau đó các võ sư đưa môn võ thuật này về chính đất nước của mình để truyền dạy.

Năm 1980, môn quốc võ của xứ sở Vạn Đảo đạt được cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử, Liên đoàn Pencak Silat quốc tế được thành lập bao gồm các nước Indonesia, Singapore, Malaysia, Brunei và Philippines. Kể từ đó, Pencak Silat chính thức trở thành môn võ thi đấu thể thao đối kháng mang tầm cỡ quốc tế.

Lược sử bộ môn Pencak Silat SEA Games 31 - Ảnh 4
Pencak Silat dần dần trở nên phổ biến trên thế giới hơn (Ảnh IDN Times)

Năm 1987, Pencak Silat được Ban tổ chức Liên đoàn thể thao Đông Nam Á đưa vào danh sách thi đấu tại SEA Games 14. Đây là lần đầu tiên môn võ này có mặt tại Đại hội. Tuy nhiên Pencak Silat chưa có nhiều tiếng nói so với các môn thể thao khác ở thời điểm hiện tại.

Mãi đến sau này khi Silat đã trở nên hấp dẫn với người hâm mộ hơn thì môn võ này mới giành được nhiều sự quan tâm và trở thành bộ môn không thể thiếu ở mỗi kỳ đại hội.

Tại Việt Nam, Pencak Silat là môn thể thao nắm vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ đoạt huy chương cho quốc gia. Hơn 20 năm nay, đội tuyển Pencak Silat Việt Nam được coi như là hùm beo khi không ngừng làm mưa làm gió trên các đấu trường quốc tế.

Lược sử bộ môn Pencak Silat SEA Games 31 - Ảnh 2
Pencak Silat Việt Nam là hùm beo trong khu vực Đông Nam Á hơn 20 năm. (Ảnh Facebook)

Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên trưởng Huỳnh Ngọc Minh Tiến, nhiều võ sĩ non trẻ của tuyển Pencak Silat Việt Nam đã dần trưởng thành và gặt hái nhiều thành công. Tại bất kỳ mùa đại hội nào, Pencak Silat Việt Nam cũng giành được thành tích lớn ở nhiều nội dung.

Điển hình, tại SEA Games 23, các võ sĩ đã xuất sắc mang về 7 tấm Huy chương Vàng danh giá và nhiều Huy chương Bạc và Đồng. Tiếp những kỳ đại hội sau, đội tuyển Pencak Silat Việt Nam đều có mặt trong danh sách vô địch.

Một trong những võ sĩ góp phần tạo nên thành công của Pencak Silat không thể không kể đến như Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Phương Thuý, Nguyễn Bá Trình, Trịnh Thị Ngà, Lê Thị Hằng, Nguyễn Văn Hùng giành Huy chương vàng SEA Games 23.

Tiếp nối thế hệ anh chị, các võ sĩ đàn em cũng xuất sắc không kém. Điển hình trong số đó chính là vận động viên Trần Thị Thêm, nữ võ sĩ gốc Hà Tĩnh đã xuất sắc giành được tấm Huy chương Vàng cho đội tuyển Việt Nam ở SEA Games 30.

Lược sử bộ môn Pencak Silat SEA Games 31 - Ảnh 1
Nữ võ sĩ Trần Thị Thêm giành Huy chương Vàng SEA Games 30. (Ảnh Facebook)

Bên cạnh đó còn nhiều cái tên sáng giá khác như Nguyễn Thị Yến, Phạm Văn Tý,… đều là những vận động viên tài năng đã đem về Huy chương Vàng Pencak Silat cho thể thao Việt Nam.

Tại kỳ đại hội SEA Games 31 lần này diễn ra trên sân nhà, đội tuyển Việt Nam hứa hẹn sẽ bùng nổ số Huy chương Vàng từ trước tới nay trong lịch sử.

Được biết, bộ môn Pencak Silat lần này sẽ có 16 bộ huy chương bao gồm 11 hạng cân nam và 5 hạng cân nữ. Thời gian thi đấu sẽ diễn ra trong vòng 6 ngày từ ngày 10/5 đến 16/5/2022 tại Nhà thi đấu Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

[Chính Thức] Linh vật SEA Games 31 mang ý nghĩa gì? Biểu tượng của SEA Games 2022 tượng chưng cho hoà bình, ý chí vươn lên và khát vọng chiến thắng.

SEA Games

Muay Thái là nội dung được săn đón nhất nhì tại đấu trường SEA Games, không chỉ bởi vì tính hấp dẫn trong những đòn đánh tưởng chừng bạo lực, nó còn được quy định bởi những luật lệ mang đậm tính thể thao.

SEA Games

SEA Games 31 có tất cả 40 môn thi đấu. Cùng tìm hiểu thêm về danh sách các môn thi đấu tại Đại hội thể thao Đông Nam Á 2022 sắp tới diễn ra như thế nào

SEA Games

Thành Dương

TT
Quốc gia
Tổng
1
Việt Nam Việt Nam
136
105
114
355
2
Thái Lan Thái Lan
108
95
108
311
3
Indonesia Indonesia
85
81
109
275
4
Campuchia Campuchia
81
74
126
281
5
Philippines Philippines
58
86
116
260
6
Singapore Singapore
51
42
64
157
7
Malaysia Malaysia
34
45
97
176
8
Myanmar Myanmar
21
25
68
114
9
Lào Lào
6
21
60
87
10
Brunei Brunei
2
1
6
9
11
Timor Leste Timor Leste
0
0
8
8

Tin nổi bật

Nhận định bóng đá