SEA GAMES 32nd

ĐẠI HỘI THỂ THAO ĐÔNG NAM Á 2023

SEA Games 30: Kỳ đại hội lịch sử của Quần vợt Việt Nam

Chủ nhật, 27/03/2022 18:00 (GMT+7)

28 năm sau lần đầu tiên trở lại với thể thao quốc tế, đội Quần vợt Việt Nam đã có tấm huy chương vàng lịch sử với kỳ tích của Lý Hoàng Nam. Không những vậy, chúng ta còn trình làng một thế hệ tương lai vô cùng tiềm năng.

Tấm huy chương vàng đầu tiên

Lý Hoàng Nam đã đi vào lịch sử của Quần vợt Việt Nam khi là chủ nhân đầu tiên của một tấm huy chương vàng ở đấu trường SEA Games, điều 28 năm trước chưa từng ai có thể làm được. Tay vợt người Tây Ninh đã lên ngôi một cách thuyết phục khi đánh bại các đối thủ một cách gọn ghẽ.

Trước giải, người hâm mộ đã mơ về tấm huy chương vàng đơn nam của môn quần vợt, nhưng niềm hi vọng được đặt lên vai của Daniel Cao Nguyễn, tay vợt từng xếp hạng 200 thế giới và là ứng viên số 1 của giải. Sự bổ sung của vận động viên Việt kiều khiến đội quần vợt của chúng ta mạnh lên trông thấy.

>>> XEM NGAY: Lịch thi đấu tennis SEA Games 31

Tin nhanh Seagame 31

SEA Games 30: Kỳ đại hội lịch sử của Quần vợt Việt Nam - Ảnh 2
Lý Hoàng Nam giành tấm HCV lịch sử cho Quần vợt Việt Nam - Ảnh: Getty

Không phụ kỳ vọng của tất cả mọi người, Daniel Cao Nguyễn và Lý Hoàng Nam dễ dàng giành chiến thắng ở vòng một và tứ kết, với tư cách là hạt giống số 1 và số 3 của giải. Tới bán kết, khi gặp những vận động viên được đánh giá cao của Philippines, cả 2 đều thể hiện sức mạnh vượt trội để biến trận chung kết thành nội bộ của người Việt.

Cụ thể, Lý Hoàng Nam thắng Muhammad Rifqi Fitriadi (Indonesia) ở vòng 1 và vượt qua Hao Yuan Ng (Singapore) trong trận tứ kết đơn nam với tỉ số 6-2, 6-3. Sau đó, anh đánh bại Jespn Ysores Patrombom (Philippines) ở bán kết với tỉ số 5-7, 6-1 và 6-3. Trong khi đó, Daniel Cao Nguyễn cũng không quá khó để vượt qua Kenny Bun (Campuchia) ở vòng 1, sau đó là hạt giống số 6 Christian Didier Chin (Malaysia) với tỉ số 6-3, 6-0 ở tứ kết. Vào bán kết, tay vợt từng lọt top 200 thế giới đánh bại luôn Alberto Lim (Philippines) với tỉ số 6-3, 6-4.

Nhưng ở trận chung kết, Hoàng Nam lại áp đảo người đàn anh. Điều này hoàn toàn bất ngờ bởi những lần chạm trán nhau trước đây tại những sân chơi quốc nội hay ITF Me's Futures, Daniel Cao Nguyễn đều vượt trội hơn Hoàng Nam. Tay vợt 29 tuổi liên tục mắc lỗi và di chuyển nặng nề suốt 2 ván đấu và để Hoàng Nam thắng với tỷ số 6-2 và 6-4. Tấm huy chương vàng đầu tiên của Quần vợt Việt Nam ở SEA Games đã đến với tay vợt sinh năm 1997, báo hiệu một tương lai thống trị của quần vợt Việt Nam ở nội dung đơn nam.

SEA Games 30: Kỳ đại hội lịch sử của Quần vợt Việt Nam - Ảnh 1
Thanh Trúc là tay vợt rất tiềm năng - Ảnh: VTF

Những nhà vô địch tương lai 

Thế nhưng, không chỉ có Lý Hoàng Nam và Daniel Cao Nguyễn thể hiện được tài năng của mình ở Manila. Làng banh nỉ Việt Nam cũng chứng kiến hàng loạt vận động viên khác cho thấy được tiềm năng phát triển của mình.

Ở nội dung đơn nữ, Savanna Lý Nguyễn đã giành tấm huy chương bạc cho đoàn Việt Nam. Vận động viên sinh năm 2000 không sở hữu thể hình lý tưởng, nhưng sự bền bỉ ở trên sân của cô khiến tất cả phải e ngại.

Dù không được xếp hạng hạt giống, cô lần lượt vượt qua Andrea Daravy Ka (giành HCĐ ở SEA Games 2017) ở vòng đầu tiênm sau đó đánh bại Anna Clarice Conwi Patriminio ở tứ kết và cuối cùng là đánh bại Priska Madelyn Nugroho ở trận bán kết.

Priska là tay vợt người Indonesia đã đánh bại hạt giống số 1 của giải ở tứ kết. Thế nhưng, vào bán kết, cô đã để thua Savanna Lý Nguyễn 4-6 ở ván 1. Sang ván 2, với việc gặp chấn thương và kết quả dường như đã được quyết định, Priska đành bỏ cuộc, trao vé vào chung kết cho nữ tay vợt trẻ người Việt Nam – Canada.

Dù để thua ở chung kết, nhưng tiềm năng của Savanna Lý Nguyễn là rất đáng chú ý. Bên cạnh đó, những Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Thụy Thanh Trúc, Nguyễn Văn Phương cũng cho thấy sự xuất sắc của mình dù vẫn còn ở lứa tuổi rất trẻ (cả 3 đều sinh sau năm 2000).

SEA Games 30: Kỳ đại hội lịch sử của Quần vợt Việt Nam - Ảnh 3
Daniel Cao Nguyễn có thể đánh tốt ở cả nội dung đơn và đôi

‘Quả ngọt’ từ chính sách đúng đắn

Quần vợt Việt Nam từng giành tấm HCB ở SEA Games 1997 nhờ công của cặp đôi nam nữ danh tiếng Ôn Tấn Lực - Nguyễn Thị Kim Trang, nhưng sự đầu tư đầu tiên chỉ đến từ thời kỳ năm 2003, khi SEA Games được tổ chức trên sân nhà.

Đó là thời của Đỗ Minh Quân, Lê Quốc Khánh và sau này là Huỳnh Phương Đài Trang. Nhưng tất cả chỉ giành được những tấm HCĐ. Phải đến những năm 2017, Quần vợt Việt Nam mới tìm được hướng đi đúng để tìm thấy vinh quang ở đấu trường khu vực.

Đó là chính sách xã hội hóa đối với các tay vợt. Lý Hoàng Nam chính là vận động viên đầu tiên nhận được những dòng tài trợ để thi đấu trong và ngoài nước. Liên đoàn cũng hỗ trợ, tạo nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo cho các doanh nghiệp tư nhân cùng chung tay phát triển bộ môn thông qua các hoạt động đầu tư cơ sở vật chất tại các địa phương trên cả nước hay hỗ trợ kinh phí cho đội tuyển quốc gia tham gia tập huấn, thi đấu quốc tế và tổ chức các giải đấu quốc nội. Ngoài Lý Hoàng Nam, cả Nguyễn Văn Phương, Trịnh Linh Giang cũng đang dần hái quả ngọt.

Hơn nữa, Liên đoàn quần vợt Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho những tay vợt Việt kiều có mong muốn đóng góp cho đất nước. Nhờ vậy, câu chuyện xin quốc tịch trở nên dễ dàng hơn. Những Daniel Cao Nguyễn, Savanna Lý Nguyễn đều đã có những đóng góp lớn cho nền quần vợt nước nhà.

Nhờ đó mà hiện nay ở nội dung dành cho nam, ĐT Việt Nam sở hữu ít nhất 3 tay vợt có thể đánh đơn, đánh đôi đều tốt như Daniel Cao Nguyễn, Lý Hoàng Nam, Nguyễn Văn Phương, Trinh Linh Giang… Với việc nội dung đồng đội trở lại ở SEA Games 31 trên sân nhà, Quần vợt Việt Nam hướng tới việc giành ít nhất 3 tấm HCV.

TIN LIÊN QUAN

Dù phải tới tháng 5/2022 SEA Games 31 mới diễn ra nhưng ĐT Futsal nữ Thái Lan đã triệu tập cầu thủ ngay từ thời điểm này. Mục tiêu của họ là giành tấm HCV.

SEA Games

Tổng quan môn Quần vợt tại SEA Games 31. Môn tennis có mấy nội dung, thi đấu theo thể thức nào tại SEA Games 31? Thethao.vn cập nhật chi tiết chính xác nhất về bộ môn Quần vợt tại SEA Games 31.

SEA Games

ĐT tennis – Quần vợt Việt Nam đã tham dự SEA Games từ những năm đầu hội nhập. Cuối cùng sau gần 30 năm, chúng ta cũng đã có tấm HCV đầu tiên trong lịch sử.

SEA Games

Hữu Vượng

TT
Quốc gia
Tổng
1
Việt Nam Việt Nam
136
105
114
355
2
Thái Lan Thái Lan
108
95
108
311
3
Indonesia Indonesia
85
81
109
275
4
Campuchia Campuchia
81
74
126
281
5
Philippines Philippines
58
86
116
260
6
Singapore Singapore
51
42
64
157
7
Malaysia Malaysia
34
45
97
176
8
Myanmar Myanmar
21
25
68
114
9
Lào Lào
6
21
60
87
10
Brunei Brunei
2
1
6
9
11
Timor Leste Timor Leste
0
0
8
8

Tin nổi bật

Nhận định bóng đá