SEA GAMES 32nd

ĐẠI HỘI THỂ THAO ĐÔNG NAM Á 2023

Lược sử bộ môn Quyền Anh tại SEA Games 31

Thứ tư, 09/02/2022 15:10 (GMT+7)

Quyền Anh (Boxing) là một trong những bộ môn thể thao hấp dẫn và được mong chờ nhất ở đấu trường SEA Games.

Chỉ còn vài tháng nữa SEA Games 31 sẽ chính thức diễn ra tại Việt Nam. Trong tất cả những môn thể thao góp mặt ở Đại hội thể thao Đông Nam Á, Quyền Anh là một môn khiến đấu trường này nảy lửa hơn bao giờ hết. 

Quyền Anh là môn thể thao được ghi nhận tồn tại từ 4000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên, ở thời kỳ cổ đại này Quyền Anh vẫn chưa được phổ biến và ưa chuộng. Mãi đến năm 1750 trước Công nguyên, Quyền Anh mới thịnh hành và được coi là môn thể thao vua tại Hy Lạp, La Mã, Địa Trung Hải,…

Thời gian đó Quyền Anh còn rất sơ sài về mặt tổ chức và luật lệ, hầu hết đều thi đấu theo những quy tắc đơn giản mà mọi người đồng ý với nhau. Trải qua vô số trận đấu đầy máu me, các vận động viên Quyền Anh ngày càng gặp nhiều mối nguy hiểm hơn cho tính mạng và sức khỏe, xã hội bắt đầu nhìn Quyền Anh với một ánh nhìn khắt khe hơn.

Lược sử bộ môn Quyền Anh tại SEA GAMES 31 - Ảnh 1
 Vì mang lại nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, Boxing dần rơi vào ánh nhìn khắt khe của xã hội. (Ảnh Instagram)

Đến khoảng năm 404 trước Công nguyên, Quyền Anh bị nhiều nước ban hành quy định cấm tổ chức. Đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử đấm bốc, nhưng bằng một cách nào đó bộ môn thể thao này vẫn tồn tại len lỏi trong dân chúng và những trận đấu ngầm vẫn được diễn ra một cách kín đáo.

Mãi đến thế kỷ 17, Boxing mới được bước ra ánh sáng một lần nữa. Đặc biệt là năm 1867, khi luật Hầu tước Queensberry chính thức ra đời để bảo vệ võ sĩ cũng như điều hướng Quyền Anh theo con đường mang tính truyền thông hơn, lúc đó Quyền Anh mới được biết đến rộng rãi và được công chúng đón nhận như ngày nay.

>>> XEM NGAY: SEA Games 31 tổ chức ở đâu?

Lịch thi đấu Seagame 31

Nhờ có bộ luật Queensberry, Quyền Anh nghiệp dư và Quyền Anh chuyên nghiệp cũng bắt đầu thai nghén. Kể từ đó, thế giới chia thành hai cực, một bên là Quyền Anh thi đấu trong các giải đấu, một bên là Quyền Anh để các võ sĩ kiếm tiền.

Lược sử bộ môn Quyền Anh tại SEA GAMES 31 - Ảnh 2
Quyền Anh bắt đầu phân cực thành Quyền Anh nghiệp dư và Quyền Anh chuyên nghiệp. (Ảnh Talksport)

Kế thừa những điều luật của Quyền Anh nghiệp dư, SEA Games chính thức đưa bộ môn đối kháng này vào nội dung thi đấu từ năm 1959. Kể từ đó, Quyền Anh trở thành một trong những môn thể thao được yêu thích nhất mỗi kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á.

Việt Nam cũng là một trong những nước tham gia bộ môn Quyền Anh ở đấu trường SEA Games. Vì điều kiện cơ sở vật chất cũng như nguồn lực con người chưa tạo điều kiện, Việt Nam chưa thể ghi đậm dấu ấn ở Đại hội thể thao Đông Nam Á. Tuy nhiên, Quyền Anh Việt Nam cũng có nhiều thành tích nổi bật suốt 30 mùa SEA Games.

Năm 1989, mùa SEA Games 15 diễn ra tại Malaysia, Việt Nam có 4 vận động viên tham gia thi đấu nội dung Quyền Anh gồm Hiếu Hiền, Quốc Tuấn, Quốc Khánh và Tạ Quang. Cả 4 vận động viên đã thi đấu hết sức mình cho kỳ đại hội đầu tiên của Việt Nam.

Kết quả, Hiếu Hiền giành được 1 Huy chương Đồng ở hạng cân 48kg và Tạ Quang mang về 1 Huy chương Đồng ở hạng cân 54kg. Mãi đến 22 năm sau, Quyền Anh Việt Nam mới được giải cơn khát Huy chương Vàng nhờ công của Lương Văn Toản ở SEA Games 26.

Lược sử bộ môn Quyền Anh tại SEA GAMES 31 - Ảnh 3
Võ sĩ Lương Văn Toản giành tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam tại SEA Games 26 (Ảnh Facebook)

Trước đây, khi Quyền Anh Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm thì đội tuyển chỉ tham gia Đại hội với mục tiêu cọ xát và học hỏi. Tuy nhiên, kể từ khi Lương Văn Toản tạo tiếng vang lớn cho Việt Nam ở đấu trường này, Quyền Anh Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trong bảng thành tích.

Cụ thể, Quyền Anh Việt Nam tiếp nối thế hệ anh chị đi trước, liên tục sau đó là một hoạt Huy chương Vàng của các võ sĩ như Lừu Thị Duyên SEA Games 27, Trương Đình Hoàng SEA Games 28, Lê Thị Bằng SEA Games 28, Nguyễn Thị Yến SEA Games 28, Nguyễn Thị Tâm SEA Games 30, Phạm Bá Hợi SEA Games 30,… cùng nhiều võ sĩ giành Huy chương Bạc và Đồng danh giá.

Lược sử bộ môn Quyền Anh tại SEA GAMES 31 - Ảnh 5
Võ sĩ Lê Thị Bằng giành tấm Huy chương Vàng Quyền Anh tại SEA Games 28 (Ảnh Facebook)
Lược sử bộ môn Quyền Anh tại SEA GAMES 31 - Ảnh 11
Võ sĩ Trương Đình Hoàng cũng xuất sắc giành được Huy chương Vàng tại SEA Games 28 (Ảnh Facebook)
Sắp tới, kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Đội tuyển Quyền Anh Việt Nam không ngần ngại đặt mục tiêu cao nhất là giành được những tấm Huy chương Vàng về cho Tổ quốc.

Với những võ sĩ kỳ cựu như Nguyễn Văn Đương, Trương Đình Hoàng, Nguyễn Thị Tâm,… cộng thêm lợi thế sân nhà, hy vọng đội tuyển Quyền Anh Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành tích lớn tại SEA Games 2022 sắp tới.

Lược sử bộ môn Quyền Anh tại SEA GAMES 31 - Ảnh 6
Nguyễn Văn Đương đặt mục tiêu tấm Huy chương Vàng tại SEA Games 31 (Ảnh Facebook)

Ở kỳ Đại hội lần này, tổng cộng có 526 bộ huy chương với 40 môn thể thao. Trong đó, riêng Quyền Anh có 13 bộ huy chương với 8 huy chương dành cho hạng cân Nam (49kg-91kg) và 5 huy chương cho hạng cân Nữ (51kg-75kg). Được biết, bộ môn Quyền Anh sẽ được diễn ra tại Nhà thi đấu Bắc Ninh từ ngày 15/5 đến ngày 25/5/2022.

TIN LIÊN QUAN

Là một trong những môn thể thao có nhiều đóng góp tại đấu trường SEA Games, Taekwondo chưa hề vắng mặt trong tất cả các kỳ SEA Games từ năm 1987.

Võ thuật

Sau khi trở về Trung Quốc từ 21/7 vừa qua, HLV Li Huan Ning sang Việt Nam để tiếp tục hướng đến mục tiêu Vàng tại SEA Games 31 sắp tới.

Bóng chuyền

Với những tên tuổi sáng giá như Hoàng Thị Mỹ Tâm, Nguyễn Thị Ngoan, Hồ Thị Thu Hiền,… Karate là một trong những mũi nhọn của thể thao Việt Nam tại sân chơi SEA Games 31 lần này.

SEA Games

Thành Dương

TT
Quốc gia
Tổng
1
Việt Nam Việt Nam
136
105
114
355
2
Thái Lan Thái Lan
108
95
108
311
3
Indonesia Indonesia
85
81
109
275
4
Campuchia Campuchia
81
74
126
281
5
Philippines Philippines
58
86
116
260
6
Singapore Singapore
51
42
64
157
7
Malaysia Malaysia
34
45
97
176
8
Myanmar Myanmar
21
25
68
114
9
Lào Lào
6
21
60
87
10
Brunei Brunei
2
1
6
9
11
Timor Leste Timor Leste
0
0
8
8

Tin nổi bật

Nhận định bóng đá