Les Bleus: Từ trên cao nhìn xuống

Thứ tư, 16/06/2021 14:51 (GMT+7)

Không có gì bất ngờ, cả việc Paul Pogba nhận danh hiệu Star of the Match, lẫn chuyện ĐT Pháp thư thả lấy trọn ba điểm từ tay những người láng giềng Đức. Cả hai điều đó đều vô cùng xứng đáng. Tuy vậy, dường như chính vì thế mà những địch thủ sắp tới của Les Bleus lại có nhiều cơ hội để tự tin hơn...

1. Choáng ngợp, cảm giác đó thực ra lại có thể bắt đầu từ những ý niệm rất cụ thể, theo đúng nghĩa đen. Ví dụ, những hình khối lừng lững vượt trội của đối thủ, ngay từ lúc xếp hàng bắt tay chào nhau trên sân. Chiều cao, trên thực tế, luôn là một công cụ hữu hiệu để “chiếm tiện nghi” về mặt tinh thần, kể cả trong những giao tiếp ngoài phạm vi bóng đá. 

AC Milan của Arrigo Sacchi lẫy lừng đã từng tận dụng điều đó, tận dụng khả năng “khủng bố tinh thần” trong tầm vóc hình học của bộ ba Van-Gu-Ri, để gieo rắc kinh hoàng suốt những năm cuối thập niên 1980. Và đến đầu những năm 2000, Claudio Reyna của ĐT Mỹ vẫn còn phải thở than: “Trông họ bước vào sân và cao hơn chúng tôi cả cái đầu, tôi có cảm giác như mình đang phải đối diện với những người khổng lồ vậy”. 

Les Bleus: Từ trên cao nhìn xuống - Ảnh 1

Đó là anh nói về chính…ĐT Đức, những người đã thắng dễ dàng ĐT Mỹ tội nghiệp của anh ở cả World Cup 1998 và World Cup 2002. 

2. Đêm qua, Pogba và đồng đội mới là những người khổng lồ, theo nghĩa đen. Một cách đơn giản, nếu không có tầm nhìn vượt hẳn lên khỏi trùng vây áo trắng ở phút 20 đó, chưa chắc đường chuyền trivela đổi cánh của anh đã “ảo diệu” đến thế. 

Nhưng, câu chuyện về tầm vóc theo nghĩa đen ấy, dù đúng với Pogba, Rabiot hay Varane, thì lại không thể áp đặt khiên cưỡng cho Kante hay Griezmann. Sự choáng ngợp ở đây, mà Die Mannschaft thể hiện bằng những sự vùng vẫy bạc nhược và vô hồn không thể biện hộ, phải chăng xuất phát từ khoảng cách giữa hai vị thế: Vị thế của “đương kim thiên tử”, và vị thế của những kẻ phải rời cuộc chơi ngay sau vòng bảng World Cup 2018? 

Les Bleus: Từ trên cao nhìn xuống - Ảnh 2

Bởi vì, cho dù Joachim Loew đã cạn kiệt ý tưởng đến mức độ nào, thì người Đức – với những cái tên có thừa âm vang kiêu hãnh như Kroos, Neuer, Mueller, Gundogan, Kimmich… - vẫn có thể ép Les Bleus phải thực sự tăng tốc, thực sự nỗ lực, thực sự nghiêm túc để có được ba điểm, chứ không phải là ung dung khải hoàn theo cách “bất chiến tự nhiên thành” như những gì vừa khép lại. 

Và vì nó khép lại theo cách ấy, nên cũng sẽ có không ít những ánh hào quang bị khúc xạ quá mức, có thể tạo nên những hình dung sai lệch về hiện thực. Hiện thực, như trên bảng tỷ số chung cuộc hiển thị, là điều đang bị che phủ bởi khá nhiều ý niệm cảm tính: Les Bleus chỉ đứng cao hơn Die Mannschaft với khoảng cách mong manh là một bàn duy nhất. Vấn đề là, cuộc chơi vẫn khép lại theo đúng cách ấy. 

Les Bleus: Từ trên cao nhìn xuống - Ảnh 3

3. Sẽ luôn chỉ còn là giả thuyết ngụy biện, việc nếu thực sự muốn tăng tốc để nới rộng khoảng cách, liệu các học trò của Didier Deschamps sẽ thành công hay thất bại. Điều đó đã không diễn ra, vì lý do này hay vì lý do khác, và không có cách nào kiểm chứng. Tất cả đều chứng kiến ĐT Áo Lam chơi ung dung nhàn nhã thế nào, nhưng tất cả cũng đã thấy họ buộc phải bằng lòng với cách biệt tối thiểu – điều khó mà tin được là đã đáp ứng đủ kỳ vọng, đặc biệt là khi chưa ai nghe thấy tiếng còi mãn cuộc. 

Không có gì oan ức, khi VAR không thừa nhận pha lập công đã được chờ đợi đến thế, của Karim Benzema. Cả anh lẫn Mbappe đều đã việt vị. Lý do để cả hai việt vị, thật đáng tiếc, lại là một động tác thừa của Paul Pogba. Động tác thừa ấy lại không phải lần duy nhất ngôi sao của trận đấu thực hiện, trong cả 90 phút. 

Không ai có thể phủ nhận những kỹ năng của Paul Pogba. Nhưng, có một điều thế này: Nếu anh có 13 lần thắng tranh chấp tay đôi, nhiều nhất trận, thì anh cũng có 7 lần thua, nhiều nhất bên phía ĐT Pháp. 

Les Bleus: Từ trên cao nhìn xuống - Ảnh 4

Ở một cuộc đọ sức khác, một trong bảy lần vấp ngã đó hoàn toàn có thể tạo nên những rắc rối không đáng có. Và trước một đối thủ khác, việc Les Bleus không thể nhân đôi cách biệt nhằm đóng hẳn trận đấu lại cũng vậy. 

Thành bại, không chỉ trong bóng đá, đôi khi được quyết định từ những chi tiết nhỏ. Từ sự tỉ mỉ và chỉn chu. Từ thái độ tập trung và cách tiếp cận nghiêm túc. Từ việc đặt chân xuống mặt đất, để nhìn đối phương rõ hơn ở góc nhìn ngang bằng, chứ không phải phủ tầm mắt từ trên cao xuống, và thấy tất cả đều nhỏ bé. 

Dư vị liều thuốc đắng từ tay Bồ Đào Nha trong trận chung kết EURO 2016, ngay tại Stade de France, vẫn còn nguyên đó. Trong khi, Pogba cùng các vệ tinh cũng còn xa mới sở hữu một thứ “khí thế bức người”, như thời “thịnh trị” của Zidane và Didier Deschamps.  

Lượt trận đầu tiên của vòng bảng còn chưa kết thúc nhưng EURO 2020 đã tìm ra bàn thắng đẹp nhất giải. Đó chẳng phải lời khẳng định vội vàng nếu bạn đã chiêm ngưỡng đường cong hoàn hảo kéo dài 45,5m của Patrik Schick vào lưới Scotland. Tiền đạo 25 tuổi này đặc biệt thích vòng cung, hệt như sự nghiệp của anh vậy.

EURO 2024

Nguyên văn, lúc sinh thời, Johan Cruyff bảo: “Bạn chơi bóng đá bằng cái đầu của bạn, còn đôi chân ở đó để giúp bạn (thực hiện ý tưởng)”. Khoảnh khắc trái bóng từ chân Patrik Schick xé không trung lao vùn vụt về phía khung thành Scotland, là cả một minh chứng bừng sáng cho sự hồi sinh của mệnh đề ấy.

EURO 2024

Trong buổi họp báo trước trận gặp Hungary, Cristiano Ronaldo gây tranh cãi sau hành động giận dữ dẹp những chai Coca trên bàn sang một bên, bất chấp đó là nhà tài trợ cho EURO 2020. Sau đó, anh giơ chai nước lọc lên, ngụ ý rằng hãy uống nước, và bỏ Coca đi, không tốt cho sức khỏe.

EURO 2024
Trọng tài, VAR và nỗi đau thấu trời của ĐT Đức tại EURO 2024

Trọng tài, VAR và nỗi đau thấu trời của ĐT Đức tại EURO 2024

Tới tận ngày hôm nay, UEFA mới lên tiếng thừa nhận sai lầm ở trận tứ kết EURO 2024 giữa ĐT Đức và Tây Ban Nha. Rồi sau lời xin lỗi ấy vẫn là cả bầu trời uất nghẹn của thầy trò Nagelsmann. Và câu hỏi về sự công bằng của VAR lại một lần nữa được dấy lên, cùng nỗi đau thấu trời của những cỗ xe tăng.

Kroos mỉa mai sau khi UEFA thừa nhận pha bóng chạm tay của Cucurella là phạm luật

Kroos mỉa mai sau khi UEFA thừa nhận pha bóng chạm tay của Cucurella là phạm luật

Toni Kroos mỉa mai quyết định của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) 3 tháng sau khi EURO 2024 kết thúc.

Bắc Ireland mất quyền đăng cai EURO 2028 vì thiếu tiền

Bắc Ireland mất quyền đăng cai EURO 2028 vì thiếu tiền

Vùng lãnh thổ Bắc Ireland sẽ không được đăng cai EURO 2028 sau khi thừa nhận kế hoạch tu bổ sân Casement Park quá đắt.

Top 5 ứng viên Quả Bóng Vàng 2024 bất ngờ thay đổi: Bộ đôi Real Madrid tụt hạng

Top 5 ứng viên Quả Bóng Vàng 2024 bất ngờ thay đổi: Bộ đôi Real Madrid tụt hạng

Sau EURO và Copa America 2024, thứ hạng các ứng viên đoạt Ballon D’or đang thay đổi liên tục. Và trong diễn biến mới nhất, một lần nữa khán giả cảm nhận được hơi nóng của trận chiến đoạt lấy danh hiệu cá nhân cao quý nhất này.

Top 5 ứng viên thay thế Southgate dẫn dắt tuyển Anh: Tam Sư quyết tâm phục hưng!

Top 5 ứng viên thay thế Southgate dẫn dắt tuyển Anh: Tam Sư quyết tâm phục hưng!

Sau EURO 2024, Gareth Southgate đã từ chức HLV trưởng ĐT Anh. Câu hỏi đặt ra lúc này: Ai là người thích hợp nhất ngồi lên chiếc ghế huấn luyện đang bỏ trống của Tam sư?

Đội hình tệ nhất EURO 2024: Tranh cãi mang tên Ronaldo

Đội hình tệ nhất EURO 2024: Tranh cãi mang tên Ronaldo

EURO 2024 đã chính thức khép lại, với chức vô địch thuộc về Tây Ban Nha. Bên cạnh những ngôi sao thể hiện xuất sắc, cũng có những cầu thủ gây thất vọng khi chưa đạt phong độ tốt. Dưới đây là đội hình tệ nhất EURO 2024.

Tây Ban Nha tái hiện thời hoàng kim: EURO 2024 và hơn thế nữa?

Tây Ban Nha tái hiện thời hoàng kim: EURO 2024 và hơn thế nữa?

"Thuyết phục" - đó là 2 từ để miêu tả chức vô địch EURO 2024 của ĐT Tây Ban Nha. Nhìn vào cách chơi của La Roja thời điểm hiện tại, các fan của đội bóng áo đỏ tin rằng thời kỳ hoàng kim đang trở lại. Giai đoạn 2008 - 2012, họ hủy diệt mọi đối thủ để trở thành nhà vô địch châu Âu 2 lần, vô địch thế giới 1 lần.

Finalissima 2025: Cuộc hội ngộ cảm xúc của Messi và 'người kế thừa' xứng đáng nhất

Finalissima 2025: Cuộc hội ngộ cảm xúc của Messi và 'người kế thừa' xứng đáng nhất

Tây Ban Nha vô địch EURO - Argentia vô địch Copa America 2024, và hai đội sẽ gặp nhau ở trận tranh Siêu cúp liên lục địa (Finalissima 2025). Ngoài màn chạm trán nảy lửa giữa 2 đại diện đẳng cấp nhất châu Âu và Nam Mỹ, màn tái ngộ đặc biệt của riêng Lionel Messi và Lamine Yamal cũng thu hút rất nhiều sự chú ý.

Đội hình tiêu biểu EURO 2024: Tây Ban Nha thống trị, Anh chỉ có 1 người

Đội hình tiêu biểu EURO 2024: Tây Ban Nha thống trị, Anh chỉ có 1 người

Cùng vào chung kết, nhưng Tây Ban Nha có đến 6 cầu thủ trong khi Anh chỉ có 1 người lọt vào đội hình tiêu biểu EURO 2024.

Tây Ban Nha có thể mất HLV trưởng sau chức vô địch EURO 2024

Tây Ban Nha có thể mất HLV trưởng sau chức vô địch EURO 2024

Luis de la Fuente được cho là muốn trở thành HLV trưởng của tuyển Mỹ ngay sau khi vô địch EURO 2024 cùng Tây Ban Nha.