Olympic London 2012: Cuộc cách mạng của truyền thông và công nghệ

Thứ tư, 21/07/2021 03:43 (GMT+7)

Kỳ Olympic 2012 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 2012 trên Thethao.vn.

Olympic London 2012 là kỳ Thế vận hội đầu tiên được phát sóng trực tiếp dưới dạng 3D. Panasonic là nhà cung cấp thiết bị phát sóng cho ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh tại thủ đô của nước Anh. Đây được đánh giá là bước đi vô cùng quan trọng trong lịch sử công nghệ phát thành truyền hình.

Olympic London 2012: Cuộc cách mạng của truyền thông và công nghệ - Ảnh 1

Bên cạnh đó, Olympic London 2021 còn mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành truyền thông khi đạt 4,8 tỷ lượt khán giả theo dõi trên toàn cầu, vượt qua cột mốc 4,5 tỉ của Olympic Bắc Kinh 2008. Đây cũng là năm Cổng thông tin điện tử Olympic chính thức ra mắt, cho phép người hâm mộ và vận động viên tương tác trực tiếp cùng nhau.

Địa điểm tổ chức

Ở cuộc đua giành quyền đăng cai diễn ra tại Singapore năm 2005, London đã vượt qua 4 thành phố khác là Paris, Madrid, New York và Moskva. Đây là chiến thắng có ý nghĩa rất lớn với người Anh khi London trở thành thành phố duy nhất trên thế giới đăng cai Olympic ba lần: năm 1908, 1948 và 2012. 

Linh vật

Olympic London 2012: Cuộc cách mạng của truyền thông và công nghệ - Ảnh 2

Linh vật của Olympic London 2012 có tên Wenlock. Đây là một sinh vật giả tưởng có con mắt là một chiếc camera. Wenlock được lấy tên từ ngôi làng Much Wenlock thuộc vùng Shropshire - nơi trước đây từng là chủ nhà của Olympic trong thế kỷ 19.

Huy chương

Bộ huy chương Vàng, Bạc và Đồng tại Olympic London 2012 được thiết kế bởi nghệ sĩ người Anh David Watkins. Mỗi chiếc huy chương có hình tròn, với đường kính 85mm, dày 7mm và nặng từ 375 - 400g tùy loại. Đây cũng là bộ huy chương nặng nhất được sử dụng tại các kỳ Thế vận hội. 

Olympic London 2012: Cuộc cách mạng của truyền thông và công nghệ - Ảnh 3

Mặt trước của chiếc huy chương là biểu tượng của Thế vận hội mùa hè, hình ảnh Nữ thần chiến thắng Nike của Hy Lạp và dòng chữ Olympiad London 2012. Mặt sau của huy chương bao gồm 5 vòng tròn biểu tượng của Olympic và logo của Olympic London 2012 được vẽ cách điệu. Ngoài ra, mặt sau còn có một dải ruy băng đại diện cho sông Thames của London và một mô hình lưới đan xen tỏa ra từ trung tâm.

Các kỷ lục bị phá tại Olympic London 2012

Dong Hyun Im (Hàn Quốc) - Bắn cung (72 mũi tên bắn trúng hồng tâm từ cự li 70m)

Tiki Gelana (Ethiopia) - Điền kinh, nội dung marathon nữ

Usain Bolt (Jamaica) - Điền kinh, nội dung chạy 100m nam

Sally Pearson (Australia) - Điền kinh, nội dung chạy 100m vượt rào nữ

David Rudisha (Kenya) - Điền kinh, nội dung chạy 800m nam

Jason Kenny (VQ Anh) - Đua xe đạp, nội dung nước rút cá nhân nam

Victoria Pendleton (VQ Anh) - Đua xe đạp, nội dung nước rút cá nhân nữ

Sun Yang (Trung Quốc) - Bơi lội, nội dung 400m và 1500m tự do nam

Cameron van der Burgh (Nam Phi) - Bơi lội, nội dung 100m bơi ếch nam

Dániel Gyurta (Hungary) - Bơi lội, nội dung 200m bơi ếch nam

Tyler Clary (Mỹ) - Bơi lội, nội dung 100m bơi ngửa nam

Dana Vollmer (Mỹ) - Bơi lội, nội dung 100m bơi bướm nữ

Ye Shiwen (Trung Quốc) - Bơi lội, nội dung 400m bơi hỗn hợp cá nhân nữ

Emily Seebohm (Australia) - Bơi lội, nội dung 100m bơi ngửa nữ

Rebecca Soni (Mỹ) - Bơi lội, nội dung 200m bơi ếch nữ

Ranomi Kromowidjojo (Hà Lan) - Bơi lội, nội dung 100m tự do nữ

Missy Franklin (Mỹ) - Bơi lội, nội dung 200m bơi ngửa nữ

Zulfiya Chinshanlo (Kazakhstan) - Cử tạ, 53kg nữ

Zhou Lulu (Trung Quốc) - Cử tạ, +75kg nữ

Kim Un-Guk (Hàn Quốc) - Cử tạ, 62kg nam

Lü Xiaojun (Trung Quốc) - Cử tạ, 77kg nam

Ilya Ilyin (Kazakhstan) - Cử tạ, 94kg nam

Bảng tổng sắp huy chương

Kết thúc Olympic 2012, Mỹ dẫn đầu tuyệt đối bảng tổng sắp với thành tích thuyết phục gồm 46 HCV, 29 HCB và 29 HCĐ. Trung Quốc về đích thứ 2 với 38 HCV, 27 HCB và 23 HCĐ. Trong khi đó, chủ nhà Vương quốc Anh cũng thành công mĩ mãn với vị trí thứ ba cùng 29 chiếc HCV, hơn Nga 4 chiếc.

Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2012 (10 đoàn dẫn đầu)

HẠNG NƯỚC HCV HCB HCĐ TỔNG
1 Mỹ 46 29 29 104
2 Trung Quốc 38 27 23 88
3 Nga 24 26 32 82
4 Vương Quốc Anh 29 17 19 65
5 Đức 11 19 14 44
6 Nhật Bản 7 14 17 38
7 Australia 7 16 12 35
8 Pháp 11 11 12 34
9 Hàn Quốc 13 8 7 28
9 Italy 8 9 11 28
79 Việt Nam 0 0 1 1

Đoàn thể thao Việt Nam

Tại Olympic London 2012, đoàn Việt Nam góp mặt 18 vận động viện (6 nam, 12 nữ) ở 11 môn. Trong đó, Trần Lê Quốc Toàn đã xuất sắc giành tấm Huy chương Đồng ở bộ môn cử tạ hạng 56kg nam. Đây cũng là tấm huy chương duy nhất của Đoàn thể thao Việt Nam tại Thế vận hội lần này. 

Danh sách 18 VĐV Việt Namđến Olympic London 2012: Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng, Đỗ Thị Ngân Thương (TDDC), Hoàng Xuân Vinh, Lê Thị Hoàng Ngọc (bắn súng), Văn Ngọc Tú (judo), Nguyễn Thị Lụa (vật), Lê Huỳnh Châu, Chu Hoàng Diệu Linh (taekwondo), Nguyễn Thị Thanh Phúc, Dương Thị Việt Anh (điền kinh), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Phạm Thị Hài, Phạm Thị Thảo (rowing), Nguyễn Tiến Nhật (đấu kiếm), Trần Lê Quốc Toàn, Nguyễn Thị Thúy (cử tạ), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội).

Thông tin cơ bản về Olympic 2012

Thành phố đăng cai: London, Anh.

Thời gian thi đấu: 27/7 đến 12/8/2012

Số VĐV tham dự: 10568 (5892 nam, 4676 nữ)

Số đoàn tham dự: 204

Số môn thi đấu: 26 (302 nội dung)

Kỳ Olympic 1968 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1968 trên Thethao.vn.

Olympic

Kình ngư người Tunisia từng giành 2 huy chương vàng tại Thế vận hội, Oussama Mellouli đã tuyên bố giải nghệ và tẩy chay Olympic Tokyo 2021 dù giành quyền tham dự.

Olympic

VĐV bóng rổ nữ Katie Lou Samuelson không được dự Olympic Tokyo 2021 vì nhiễm COVID-19, dù cô đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và luôn cẩn trọng khi ra đường.

Olympic

Kình ngư sinh năm 2006 Katie Grimes đã xuất sắc giành vé dự Olympic Tokyo 2021 dù cô phải đối đầu với những đối thủ đẳng cấp thể giới.

Olympic

Tiểu Lam

Olympic 1956: Khi Thế vận hội tổ chức ở 2 quốc gia

Olympic 1956: Khi Thế vận hội tổ chức ở 2 quốc gia

Kỳ Olympic 1956 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1956 trên Thethao.vn.

Olympic 1952: Hành trình kết thúc 12 năm dang dở

Olympic 1952: Hành trình kết thúc 12 năm dang dở

Kỳ Olympic 1952 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1952 trên Thethao.vn.

Olympic 1948: Hàn gắn vết thương chiến tranh

Olympic 1948: Hàn gắn vết thương chiến tranh

Kỳ Olympic 1948 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1948 trên Thethao.vn.

Olympic 1972: Sự ra đời của linh vật Thế vận hội

Olympic 1972: Sự ra đời của linh vật Thế vận hội

Kỳ Olympic 1972 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1972 trên Thethao.vn.

Olympic Athens 2004: Thế vận hội trở về ‘nhà’

Olympic Athens 2004: Thế vận hội trở về ‘nhà’

Kỳ Olympic 2004 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 2004 trên Thethao.vn.

Olympic Rio 2016: Mốc son lịch sử của thể thao Việt Nam

Olympic Rio 2016: Mốc son lịch sử của thể thao Việt Nam

Kỳ Olympic 2016 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 2016 trên Thethao.vn.

Olympic Sydney 2000: Việt Nam giành huy chương đầu tiên ở Thế vận hội

Olympic Sydney 2000: Việt Nam giành huy chương đầu tiên ở Thế vận hội

Kỳ Olympic 2000 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 2000 trên Thethao.vn.

Olympic 1936: Nước Đức thống trị

Olympic 1936: Nước Đức thống trị

Kỳ Olympic 1936 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1936 trên Thethao.vn.

Olympic 2008: Lần đầu của người Trung Quốc

Olympic 2008: Lần đầu của người Trung Quốc

Kỳ Olympic 2008 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 2008 trên Thethao.vn.

Olympic 1968: Thế vận hội ở độ cao 2.300 m

Olympic 1968: Thế vận hội ở độ cao 2.300 m

Kỳ Olympic 1968 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1968 trên Thethao.vn.

Nhận định bóng đá