Khi Olympic Tokyo 2021 cũng hóa ‘ao làng’
Chủ nhật, 25/07/2021 13:05 (GMT+7)
Olympic Tokyo 2021 là lần đầu tiên các nước chủ nhà được phép thêm môn thi đấu, đánh dấu tiến trình ‘ao làng hóa’ Thế vận hội.
Những khán giả hâm mộ Olympic Tokyo 2021 hẳn rất bất ngờ khi chứng kiến các cầu thủ bóng chày và bóng mềm (bóng chày cho nữ) thi đấu trong các sân vận động cuả Thế vận hội. Bóng chày chưa bao giờ là môn thi đấu ở Olympic, thậm chí còn chưa được đề cử trong các hội nghị của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).
Vậy nhưng, bóng chày lại là môn thể thao rất phổ biến ở Nhật Bản. Theo thống kê, lượng người hâm mộ bóng chày ở đất nước mặt trời mọc còn nhiều hơn cả những cổ động viên bóng đá. Chứng kiến bộ môn chỉ phố biến ở Nhật Bản và Mỹ xuất hiện ở Olympic khiến nhiều người hâm mộ tự hỏi, liệu đất nước đẳng cai Thế vận hội đã cố gắng để đưa môn thể thao ‘quốc dân’ này vào chương trình thi đấu như những chủ nhà của SEA Games và ASIAD?
>>> Lịch thi đấu Olympic Tokyo 2021 hôm nay 25/7 của đoàn thể thao Việt Nam
Câu trả là là đúng như vậy. Bóng chày nằm trong số 5 môn thi đấu mà Nhật Bản đề xuất tới IOC để tổ chức trong năm 2020 và được chấp thuận. 4 môn còn lại là karate, lướt sóng, trượt ván và leo núi.
Điều này diễn ra vì IOC đã thay đổi cơ chế thêm môn mới vào trong các kỳ Olympic. Theo đó, kể từ năm 2020, mỗi quốc gia chủ nhà được đề xuất tối đa 5 môn thể thao mang tính địa phương tới các chương trình của Thế vận hội. Tại Nhật Bản, ngoài bóng chày/bóng mềm thì karate và trượt ván là những môn thi đấu rất được người dân nước này ưa chuộng.
Và đến năm 2024 khi Olympic được tổ chức ở Paris, bóng chày/bóng mềm và karate sẽ ‘biến mất’, chỉ còn lướt sóng, trượt ván và leo núi được giữ lại. Nước chủ nhà Pháp cũng thêm bộ môn rất mới lạ là Breaking. Đó chính là những điệu nhảy Break dance từng được giới trẻ rất chưa chuộng những năm 2000, 2010… Đáng tiếc, Thể thao điện tử (E-sports) chưa được thêm vào.
Tất nhiên, những ‘cái tên mới’ tuy mang tính địa phương ở Olympic nhưng vẫn là môn thể thao phổ biến, có bộ luật rõ ràng và được nhiều người yêu mến. Trong khi đó, ASIAD từng chứng kiến nhiều môn thể thao mang nặng tính ‘độc quyền’ như võ Sambo, võ Wushu, Pencak Silat, môn Kabaddi, cầu mây, đẩy gậy hay thậm chí là cả… đua thuyền rồng và đánh bài. Đến SEA Games thì còn có cả hockey dưới nước, Muay Thái, bóng ném bãi biển, bi sắt…
Và ở những bộ môn như thế, không khó để có thể nhận ra đoàn thể thao nào sẽ có lợi. Các VĐV đến từ các nước liên quan tới Nga dễ dàng vô địch Sambo, trong khi Trung Quốc gần như ‘độc chiếm HCV’ ở môn Wushu (tham gia tối đa 10/14 nội dung thì giành đủ 10 HCV năm 2018). Chuyện ở Pencak Silat, Muay Thái hay hockey dưới nước cũng tương tự.
Quay trở lại Olympic Tokyo 2021, liệu Nhật Bản có dễ dàng giành những tấm huy chương ở bóng chày/bóng mềm hay karate trong những ngày tới? Nếu có, thì Thế vận hội giờ đây cũng hóa ‘ao làng’ khi chủ nhà cố gắng vơ vét huy chương, chỉ là ở đẳng cấp cao hơn và được hợp thức hóa bằng quy trình cấp cao mà thôi.
Thạch Kim Tuấn phải đối mặt với nhiều lực sĩ được đánh giá cao, trong đó có cái tên quen thuộc Eko Irawan.
OlympicLà niềm hi vọng số 1 của cầu lông Việt Nam ở các sân chơi quốc tế, không có gì bất ngờ khi Nguyễn Tiến Minh hoàn toàn thống trị giải vô địch quốc gia trong gần 20 năm.
OlympicĐấu trường Thế vận hội là nơi lưu giữ những kỷ niệm đáng quên với Thạch Kim Tuấn. 5 năm trước, đô cử Việt Nam từng thất bại ở Olympic Rio vì áp lực phải giành huy chương về cho nước nhà.
Olympic