Chia tay Nguyễn Tiến Minh, tôn vinh một đỉnh cao bền bỉ

Thứ sáu, 30/07/2021 20:00 (GMT+7)

Ngày 28/07/2021, Nguyễn Tiến Minh đánh trận thứ hai ở Tokyo 2020. Tôi chắc rằng rất nhiều khán giả Việt Nam đã ngồi trước màn ảnh truyền hình để dõi theo anh, để đồng hành với anh trong trận đấu cuối cùng ở giải thể thao đỉnh cao số một thế giới.

Năm nay, Minh đã 38 tuổi, là một  hiện tượng hy hữu không chỉ của thể thao Việt Nam, mà còn của cả cầu lông thế giới. Liên đoàn Cầu lông Thế giới đã viết trên trang chủ của mình rằng: anh là "Một sự bền bỉ tuyệt vời". 

Đối thủ của Minh là Dwicahyo, kém anh những 15 tuổi. Thấy rõ là Minh thua về sức. Anh không còn đủ mạnh để kết thúc bằng những quả đập cầu từ trên cao. Anh không còn đủ nhanh để cơ động kịp thời khắp mặt sân.

Chia tay Nguyễn Tiến Minh, tôn vinh một đỉnh cao bền bỉ - Ảnh 1

Cầu từ tay anh không còn tốc độ xé gió và độ xoáy cần thiết. Những quả bỏ nhỏ và gài cầu của anh ít khi hiểm hóc khiến đối thủ chôn chân. Anh ít có những cú ăn điểm gây nên sự ồn ào tán thưởng. Nhưng Minh vẫn hiện diện, đem lại sự tôn trọng và khâm phục.

Hiệp đầu, Minh để thua chóng vánh 14 - 21. Vào hiệp hai, những tưởng anh sẽ thua đậm hơn do thể lực suy giảm. Nhưng trái lại, trong hiệp đấu Olympic cuối cùng của mình, Minh đã chơi thật quả cảm. Anh kiên trì bám đuổi, cương quyết không buông bỏ bất cứ đường cầu nào, có lúc ăn liền một mạch 3 điểm, và cân bằng đến tỷ số 18 - 18.

Và sau đó, sức không còn, Minh thúc thủ 18 - 21. Thật xúc động nhìn gương mặt Nguyễn Tiến Minh sau đó, và bàn tay vỗ vào mặt vợt khi rời sân. Cảm ơn nhé, và xin chào!

Xin chào 20 năm theo đuổi, phụng sự và đại diện môn cầu lông Việt Nam. Xin chào 4 lần liên tiếp tham dự Olympic, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Xin chào 11 lần vô địch quốc gia. Xin chào 2 Huy chương đồng cá nhân và đồng đội SEA Games. Xin chào VĐV đã 9 lần thắng giải Việt Nam mở rộng hay các giải quốc tế khác.

Chia tay Nguyễn Tiến Minh, tôn vinh một đỉnh cao bền bỉ - Ảnh 2

Xin chào Huy chương đồng giải châu Á. Xin chào Huy chương đồng giải vô địch thế giới. Xin chào VĐV đã từng  nhiều lần đứng trong Top 10 thế giới, trong đó cao nhất là vị trí thứ 4 (ngày 02 tháng 12 năm 2010). Xin chào một chiến tướng đã từng đối đầu với những tay vợt hàng đầu thế giới  như Lâm Đan, Bào Xuân Lai, Jorgensen, Lý Tông Vỹ...

Nhà nước đã trao cho anh HC Lao động hạng ba. UBND TP.HCM đã 4 lần tặng thưởng và trao giấy chứng nhận để ghi nhớ những đóng góp của anh. Các nhà báo cũng nhiều lần bầu chọn anh là VĐV tiêu biểu của quốc gia.

Còn hôm nay khán giả tặng riêng anh những chiếc vỗ tay nồng nhiệt trước màn ảnh truyền hình. Những chiếc vỗ tay mà anh không thể trông thấy hay nghe thấy, nhưng hy vọng là anh cảm nhận được những tấm lòng của chúng tôi từ rất xa xôi.

Nguyễn Tiến Minh là một hiện tượng độc đáo của thể thao Việt Nam. Trước hết, anh là một VĐV thành công, rất thành công. Cứ tưởng tượng mà xem: Top 10 thế giới. Đấy là một danh hiệu rất khó có thể vươn tới, thậm chí có lúc lên đến thứ 4. Chúng ta ta cứ hình dung đến những môn có bảng xếp hạng kiểu này như quần vợt, sẽ thấy ngay danh hiệp Top 10 là khó khăn và danh giá biết chừng nào.

Chia tay Nguyễn Tiến Minh, tôn vinh một đỉnh cao bền bỉ - Ảnh 3

Phải chăng Tiến Minh là VĐV duy nhất của Việt Nam có được đẳng cấp và niềm vinh dự ấy? Anh đứng ở đỉnh cao này cả chục năm, và điều ấy giúp cho anh được có mặt ở 4 kỳ Thế vận hội liên tiếp, lại một kỷ lục mà người ta khó mơ tưởng ngay cả trên toàn thế giới.

Bảng thành tích của Tiến Minh cũng thật là dài, nhưng có vẻ anh hơi "thiệt thòi" so với các VĐV khác khi xét tổng số huy chương giành được ở SEA Games. Đó là do đặc trưng của môn cầu lông quyết định. Ở SEA Games, anh chưa bao giờ có HC Vàng và HC Bạc. Đấy là do khu vực Đông Nam Á có quá nhiều VĐV hàng đầu thế giới về cầu lông, nên Tiến Minh chỉ là "một trong muôn một" ở lĩnh vực này.

Anh không vượt qua được các VĐV của Malaysia, Indonesia, sau này Thái Lan cũng vươn lên rất mạnh. Ở Việt Nam chúng ta, thước đo vinh quang thường lại là thành công SEA Games, nên đôi khi ta không nhớ đến Top 10 thế giới về cầu lông. Tiến Minh là một tài năng thể thao hiếm có, cũng chẳng khác Ánh Viên là mấy.

Nhưng xét về thành tích SEA Games thì thành tích Ánh Viên hơn hẳn Tiến Minh, trong khi thành tích châu Á hay thế giới thì Ánh Viên không thể so với Tiến Minh được. Đấy cũng chỉ là một so sánh để nhận rõ hơn công trạng của Tiến Minh, chứ hoàn toàn không muốn so sánh VĐV này với VĐV khác; là do môn thi đấu có đặc trưng rất khác nhau, chứ đóng góp của mọi người cho đất nước đều rất đáng quý.

Chia tay Nguyễn Tiến Minh, tôn vinh một đỉnh cao bền bỉ - Ảnh 4

Trong một chừng mực nào đó, Tiến Minh là một ngôi sao cô độc. Anh vào thể thao chuyên nghiệp từ con đường gia đình chứ không phải trưởng thành qua các lớp năng khiếu tập trung. Hàng chục năm, anh không có đối thủ ngang tầm trong nước nên cũng chẳng dễ dàng gì trong môi trường và điều kiện luyện tập.

Về mặt quảng bá đại chúng, môn cầu lông ở ta vẫn chưa có mức phổ cập và sự hâm mộ thật rộng rãi. Khi anh nghỉ thi đấu, cái trống vắng anh để lại cũng thật mênh mông. Cộng cả lại, sức hỗ trợ của truyền thông cho Tiến Minh cũng chưa thật đúng với những gì mà tài năng và công hiến của anh xứng đáng. Bức chân dung của anh lẽ ra còn phải đậm màu hơn nữa, những câu chuyện và hình ảnh của anh lẽ ra còn có thể đặc sắc hơn nữa.

Nhưng có lẽ, với chính Tiến Minh, thì những điều đó cũng không thật quan trọng. Với cầu lông, anh đã có niềm vui thuần khiết và trách nhiệm cao cả: "Hồi đó cầu lông vô tư lắm, chỉ thích chơi cầu thôi. Giờ cuộc sống với cầu lông không chỉ đam mê mà còn tránh nhiệm nữa".

Chia tay Nguyễn Tiến Minh, tôn vinh một đỉnh cao bền bỉ - Ảnh 6

Lời chia sẻ của Tiến Minh sau trận đấu cuối cùng ở Tokyo khiến chúng ta càng mong nhớ anh hơn: "Với Minh, cầu lông là một phần của cuộc sống, còn cầm được vợt ra sân ngày nào là còn hạnh phúc ngày đó".Anh cũng ý thức được những giới hạn của khả năng: "Trong thể thao, không có sự sợ hãi, nhưng trong sự nghiệp, có những đối thủ khi bước vào trận đấu, tôi nghĩ tôi không thể thắng". Không thể thắng nhưng vẫn chơi hết sức, hết mình. Thể thao và cuộc đời đã đem lại cho anh niềm hạnh phúc không gì có thể so sánh được: "Tôi phát điên vì hạnh phúc”.

Chúc Minh Sức khỏe và Hạnh phúc!

Ở kỳ Thế vận hội có thể là cuối cùng trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Tiến Minh đã khiến Liên đoàn Cầu lông Thế giới hết lời khen ngợi về sự bền bỉ và tinh thần cống hiến hết mình cho cầu lông.

Olympic

Sau trận thua 0-2 trước tay vợt đến từ Azerbaijan, Ade Resky Dwicahyo, Nguyễn Tiến Minh đã khép lại kỳ Olympic thứ 4 trong sự nghiệp mà không thắng set nào.

Olympic

HLV Ngô Trung Dũng thẳng thắn thừa nhận việc Nguyễn Tiến Minh để thua trước tay vợt người Azerbaijan, Ade Resky Dwicahyo là điều đã được dự báo trước bởi anh không có sự chuẩn bị tốt nhất cho Olympic Tokyo 2021.

Olympic

"Cây trường sinh" Nguyễn Tiến Minh Nam đã chia sẻ những tâm tư và hy vọng của anh về tương lai cầu lông Việt Nam. Cùng với đó là lời cảm ơn đến NHM vì đã theo dõi và ủng hộ anh tại Olympic Tokyo 2021.

Olympic
Lê Văn Công và Châu Hoàng Tuyết Loan cầm cờ cho đoàn Paralympic Việt Nam

Lê Văn Công và Châu Hoàng Tuyết Loan cầm cờ cho đoàn Paralympic Việt Nam

Tại Paralympic 2024, 2 gương mặt đại diện cầm cờ cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại lễ khai mạc là những VĐV thuộc môn cử tạ: Lực sĩ Lê Văn Công và Châu Hoàng Tuyết Loan.

Trịnh Thu Vinh lọt top 10 thế giới sau Olympic Paris 2024

Trịnh Thu Vinh lọt top 10 thế giới sau Olympic Paris 2024

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh tiếp tục vươn cao ở bảng xếp hạng các xạ thủ thế giới, được cập nhật sau Olympic Paris 2024.

Trịnh Văn Vinh ngã khi nâng tạ, không được xếp hạng ở Olympic Paris

Trịnh Văn Vinh ngã khi nâng tạ, không được xếp hạng ở Olympic Paris

Đại diện duy nhất của Việt Nam trong môn cử tạ ở Olympic Paris 2024, VĐV Trịnh Văn Vinh đã không thể được xếp hạng, khi đô cử này thất bại trong cả 3 lần cử giật.

Thùy Linh, Đức Phát thăng tiến trên bảng xếp hạng cầu lông thế giới sau Olympic Paris

Thùy Linh, Đức Phát thăng tiến trên bảng xếp hạng cầu lông thế giới sau Olympic Paris

Màn thể hiện ấn tượng tại Olympic Paris 2024 giúp 2 đại diện Việt Nam là Nguyễn Thùy Linh và Lê Đức Phát có cải thiện đáng kể về thứ bậc trên bảng xếp hạng cầu lông thế giới.

Nguyễn Thị Thật xếp hạng 73, không có huy chương ở Olympic Paris 2024

Nguyễn Thị Thật xếp hạng 73, không có huy chương ở Olympic Paris 2024

Thi đấu ở nội dung đua đường trường môn Xe đạp của Olympic Paris 2024, Nguyễn Thị Thật có khởi đầu tương đối tốt, nhưng cuối cùng khép lại kỳ Thế vận hội ở vị trí thứ 73.

Nguyễn Huy Hoàng dừng bước ở vòng loại nội dung 1500m, chính thức chia tay Olympic Paris 2024

Nguyễn Huy Hoàng dừng bước ở vòng loại nội dung 1500m, chính thức chia tay Olympic Paris 2024

Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng chính thức chia tay Olympic Paris 2024 sau khi thi đấu không tốt ở vòng loại nội dung 1500m.

Trịnh Thu Vinh lỡ hẹn với huy chương Olympic Paris 2024

Trịnh Thu Vinh lỡ hẹn với huy chương Olympic Paris 2024

Trịnh Thu Vinh chỉ giành hạng 7 chung cuộc ở chung kết nội dung 25m súng ngắn nữ Olympic Paris 2024.

TRỰC TIẾP Trịnh Thu Vinh đấu chung kết bắn súng Olympic Paris 2024

TRỰC TIẾP Trịnh Thu Vinh đấu chung kết bắn súng Olympic Paris 2024

Trực tiếp Olympic Paris 2024. iThethao.vn cập nhật trực tiếp diễn biến chung kết môn bắn súng Olympic Paris, nội dung 25m súng ngắn nữ có đại diện Việt Nam Trịnh Thu Vinh tham gia tranh tài.

HLV ĐT bắn súng Việt Nam: ‘Thu Vinh có thành tích tốt, nhưng thể thức ở chung kết rất khó khăn’

HLV ĐT bắn súng Việt Nam: ‘Thu Vinh có thành tích tốt, nhưng thể thức ở chung kết rất khó khăn’

HLV trưởng ĐT bắn súng Việt Nam Nguyễn Thị Nhung cho biết Trịnh Thu Vinh sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn để giành huy chương ở Olympic Paris 2024.

Bắn súng Olympic Paris 2024: Chung kết 25m súng ngắn của Trịnh Thu Vinh diễn ra thế nào?

Bắn súng Olympic Paris 2024: Chung kết 25m súng ngắn của Trịnh Thu Vinh diễn ra thế nào?

Cùng tìm hiểu về thể thức thi đấu, cũng như cách tính điểm vòng chung kết nội dung 25m súng ngắn nữ tại Olympic Paris 2024, nơi đại diện Việt Nam Trịnh Thu Vinh góp mặt.