Bắn cung Olympic Tokyo 2021: Vì sao Hàn Quốc thống trị thế giới?
Thứ sáu, 23/07/2021 06:10 (GMT+7)
Nền bắn cung của Hàn Quốc đang bỏ xa toàn bộ các quốc gia khác trên bản đồ thế giới nhờ những yếu tố liên quan tới cả lịch sử và sự khổ luyện.
Tại Olympic Rio 2016, đội tuyển bắn cung Hàn Quốc đã giành trọn vẹn cả 4 tấm huy chương vàng các các nội dung đơn nam, đơn nữ, đồng đội nam và đồng đội nữ. Tính tổng cộng, họ đã có 39 tấm huy chương các loại ở các kỳ Olympic, 23 trong số đó là huy chương vàng. Đất nước đến từ Đông Á cũng bỏ xa đối thủ xếp thứ hai (Mỹ) trên bảng xếp hạng của môn bắn cung Olympic mọi thời đại tới 10 huy chương vàng.
Nhưng con số kể trên đủ để thấy, bắn cung Hàn Quốc đã và đang thống trị thế giới. Vậy tại những vận động viên đến từ xứ 'Đại hàn' lại xuất sắc đến vậy? Mọi chuyện bắt đầu từ thời phong kiến.
Quân đội Triều Tiên bắt đầu sử dụng cung từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, và khi đó họ thi triển những mũi tiên chuẩn xác từ trên lưng ngựa. Cung tên vẫn là vũ khí tầm xa chủ lực của vùng đất Đông Á tới cuối thế kỷ 16, khi Nhật Bản tiến tới xâm lược lãnh thổ này.
Cung của Hàn Quốc được gọi là Gakgung (giác cung), có nghĩa là ‘cung sừng’ do được làm từ sừng trâu. Nó có chiều dài chỉ 1 mét nhưng tầm bắn lên tới 300 mét, đích luyện tập là 145 mét (trong khi bắn cung Olympic đặt bia cách vị trí bắn 70m). Để có được điều đó, một cây Gakgung phải đảm bảo rằng khi kéo dây, cung phải được uốn cong ở ở phía trước và phía sau.
Với chiều cao ngắn và độ giãn cao, giác cung tận dụng tối đa lực kéo để đưa tên về phía trước.
Không chỉ vậy, bắn cung còn là một môn của bậc tiểu học Hàn Quốc. Một ngày học các trẻ em ở đây diễn ra với 2 tiếng đồng hồ cho trẻ em tập bắn cung (tất nhiên là đồ chơi). Mục tiêu của họ là tạo ra một lượng vận động viên đông đảo, từ đó xuất hiện những cái tên xuất sắc nhất để phục vụ một nhiệm vụ duy nhất: Giành tấm HCV Olympic.
Ngoài ra, các vận động viên Hàn Quốc luyện tập rất nặng. John Stanley, một cây viết chuyên về bắn cung, chia sẻ: “Luyện tập 10 tiếng một ngày và 2.500 mũi tên mỗi tuần là điều không bình thường, nhưng nó diễn ra hàng ngày ở đây".
Không chỉ luyện tập thực chiến, họ còn luyện tập cả về tinh thần và sự tập trung. VĐV Ki Bo Bae chia sẻ: “Tôi nhìn vào màn hình giả lập liên tục. Điều đó giúp tôi gia tăng sự tập trung khi thi đấu. Máy tính chỉ rõ: vào từng giai đoạn của cuộc thi, tôi nên quan sát những chuyển động gì.
Chúng tôi tập luyện rất cực. Vào năm thi đấu Olympic thì cả đội không bao giờ luyện tập trong nhà. Chúng tôi luôn ra sân tập với bộ áo thi đấu bất chấp thời tiết có thể xuống tới âm cả chục độ C ở Seoul”.
Và cuối cùng, bắn cung cũng là công cụ giải trí. Ở Hàn Quốc, giải đấu thể thao dành cho ca sĩ và người nổi tiếng diễn ra 2 lần trong năm. Những ngôi sao của làng giải trí không chỉ hát, diễn và nhảy; họ còn bắn cung, chạy vượt rào và bơi tiếp sức đồng đội. Trong đó, bắn cung là một trong những môn thi đấu được yêu thích nhất. Những ngôi sao cũng thể hiện khả năng của mình khi kéo căng cung một dây và hướng nó tới đích, điều không nhiều người bình thường có thể làm được.
Đại diện của đoàn vận động viên tị nạn Kimia Alizadeh sẽ đối đầu với đối thủ đồng hương Nahid Kiyani Chandeh ở vòng đấu đầu tiên.
OlympicTrong đội hình xuất phát của U23 Tây Ban Nha ở trận ra quân tại Olympic Tokyo 2021 với U23 Ai Cập có tới 6 ngôi sao vừa chinh chiến tại EURO 2021 nhưng không ai có thể tạo nên khác biệt.
OlympicKỳ Olympic 1952 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1952 trên Thethao.vn.
Olympic