Bóng đá

Bí mật đằng sau sự phát triển thần kỳ của bóng đá Nhật Bản

Thảo Lê

Published November 10, 2021

Getty

Mặc dù thành công vang dội trong những năm gần đây nhưng nền bóng đá Nhật Bản có lịch sử phát triển không quá lâu đời.

 

Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA) ra đời vào năm 1921 nhưng nền bóng đá nước này vẫn phải chờ hơn 40 năm sau mới bắt đầu được chú ý. Nhật Bản đã giành HCĐ Olympic 1968 ở Mexico, dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của bóng đá nước này. 

Đến giữa những năm 80 của TK trước, Nhật Bản vẫn chưa có vé tham dự một kỳ World Cup hay Asian Cup nào. Điều này được lý giải là do giải VĐQG Nhật Bản khi đó toàn là cầu thủ nghiệp dư, làm việc trên công ty vào ban ngày và đá bóng như một sở thích khi rảnh rỗi.

Bước ngoặt thay đổi bóng đá Nhật Bản đến từ bộ truyện tranh bóng đá Tsubasa. Tác phẩm này thắp lên tình yêu mãnh liệt của người dân Nhật Bản với 'môn thể thao vua' cũng như sự quyết tâm đưa bóng đá Nhật Bản vươn tầm thế giới.

 

Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA) nhận ra rằng giải VĐQG Japan Soccer League chưa đủ mạnh để thúc đẩy nền bóng đá đi lên. Họ nảy ra ý tưởng thành lập giải đấu mới chuyên nghiệp hơn được gọi là J.League.

 

Cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 1991 đến năm 1992 đã khiến nền kinh tế Nhật Bản trì trệ trong 10 năm và ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống xã hội, trong đó có bóng đá.

 

Để tránh nguy cơ sụp đổ, ủy ban J. League theo đuổi hai ý tưởng. Một là kế hoạch “J. League tầm nhìn 100 năm” với mục tiêu có 100 đội bóng chuyên nghiệp vào năm 2092. Thứ hai là mở rộng kim tự tháp bóng đá bằng cách tạo ra một giải đấu hạng 2 chuyên nghiệp: J.League 2.

 

Tính đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản có 54 CLB chuyên nghiệp và đang trên đường đến mục tiêu 100 CLB chuyên nghiệp như đề án thế kỷ của họ.

 

CLB phải được tổ chức như một công ty đại chúng hoặc tổ chức phi lợi nhuận riêng cho bóng đá trong ít nhất 1 năm; phải thuộc sở hữu của người Nhật, tuân theo các quy tắc tài chính và phải có hệ thống đào tạo trẻ/bóng đá học đường tồn tại hơn 1 năm.

 

Không chỉ cầu thủ đến từ Brazil, J.League 1 còn có sự xuất hiện của những ngôi sao Hàn Quốc hay Đông Nam Á. Chanathip Songkrasin, Teerasil Dangda và 3 tuyển thủ Thái Lan cũng đã gặt hái nhiều thành công ở giải đấu cao nhất Nhật Bản.

 

Sau khi thành lập J.League, Nhật Bản đã lần đầu tiên giành vé tham dự World Cup năm 1998. Năm 2002, Nhật Bản đồng tổ chức World Cup cùng Hàn Quốc và lần đầu tiên vượt qua vòng bảng. 

 

Ở các kỳ World Cup vào năm 2010 và 2018, Nhật Bản suýt lọt vào tứ kết và chỉ phải chịu thất bại trên chấm luân lưu năm 2010 hay tỷ số sát nút 2-3 trong trận đấu gặp Bỉ năm 2018.

Thành công của ĐT Nhật Bản cũng giúp nhiều cầu thủ nước này có cơ hội tỏa sáng ở châu Âu. Từ Kazuyoshi Miura, Keisuke Honda, Shinji Kagawa đến thế hệ hiện tại như Minamino hay Tomiyasu cũng để lại dấu ấn lục địa già.

Cái họ cần bây giờ là những ngôi sao ở đỉnh cao phong độ để nâng tầm giải đấu, qua đó nâng tầm đội tuyển quốc gia Nhật Bản hướng đến những đỉnh cao mới.

 

Trận đấu sắp tới Nhật Bản sẽ làm khách trên sân Mỹ Đình của ĐT Việt Nam vào ngày 11/11 với mục tiêu giành trọn 3 điểm.

 

Getty

Xem thêm Stories